Quốc hội chốt bội chi ngân sách nhà nước năm 2024 là gần 400.000 tỷ đồng

Với 466 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 94,33%), sáng nay (ngày 10/11), Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024. Trong đó, quyết nghị mức bội chi Ngân sách Nhà nước (NSNN) là 399.400 tỷ đồng,

Quốc hội chốt bội chi ngân sách nhà nước năm 2024 là gần 400.000 tỷ đồng

Theo đó, Quốc hội thông qua dự toán NSNN năm 2024 như sau: Số thu NSNN là 1.700.988 tỷ đồng. Thu chuyển nguồn cải cách tiền lương của ngân sách địa phương (NSĐP) đến hết năm 2023 còn dư chuyển sang bố trí dự toán năm 2024 của một số địa phương là 19.040 tỷ đồng để thực hiện mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng. Tổng số chi NSNN là 2.119.428 tỷ đồng. Mức bội chi NSNN là 399.400 tỷ đồng, tương đương 3,6% tổng sản phẩm trong nước (GDP). Tổng mức vay của NSNN là 690.553 tỷ đồng.

Trước đó, trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách (TCNS) của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, về đánh giá tình hình thực hiện NSNN năm 2023, một số ý kiến đề nghị đánh giá kỹ tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước vì chỉ đạt được 15,7% GDP, thấp hơn yêu cầu quy định tại Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia và thấp hơn so với năm 2022.

Chủ nhiệm Ủy ban TCNS Lê Quang Mạnh cho biết, trong 2 năm 2022- 2023, nền kinh tế gặp khó khăn do tác động của dịch bệnh, tăng trưởng kinh tế không đạt như kế hoạch, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn… Quốc hội, Chính phủ đã ban hành một số chính sách thu theo hướng miễn, giãn, giảm thuế suất để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân khôi phục sản xuất kinh doanh với quy mô lớn. Theo đó, hệ thống chính sách thu không thể điều chỉnh theo hướng tăng tỷ lệ huy động cao hơn vào NSNN, khai thác các dư địa thu, mở rộng và chống xói mòn cơ sở thuế như yêu cầu tại Nghị quyết số 23/2021/QH15. Điều này, đã ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ huy động vào NSNN năm 2023 như đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã nêu.

chu-nhiem-ubtcns-qh-le-quang-manh-2175.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh

Trong thời gian tới, UBTVQH đề nghị Chính phủ tiếp tục triển khai đầy đủ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Nghị quyết của Quốc hội, UBTVQH nhằm thúc đẩy phục hồi kinh tế; quản lý chặt chẽ nguồn thu, thu đúng, thu đủ, chống thất thu, góp phần tăng thu cho NSNN, đảm bảo cân đối thu - chi NSNN. Đồng thời, chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các giải pháp hỗ trợ, phục hồi sản xuất kinh doanh, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo nguồn thu bền vững cho NSNN để phấn đấu thực hiện ở mức cao nhất theo mục tiêu Nghị quyết số 23/2021/QH15 đã đề ra.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban TCNS Lê Quang Mạnh, nhiều ý kiến đề nghị sớm cụ thể hóa Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/9/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, có cơ chế điều tiết hợp lý, hiệu quả nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất giữa Trung ương và địa phương và điều chỉnh lại một số khoản thu từ thuế nhằm góp phần tăng nguồn lực cho NSTW.

Về vấn đề này, UBTVQH cho rằng, đúng như ý kiến các vị ĐBQH đã nêu, việc xem xét điều tiết lại nguồn thu từ đất thành khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương (NSTW) và ngân sách địa phương (NSĐP) là một trong những nhiệm vụ đã được quy định tại Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban chấp hành Trung ương Đảng.

Quảng cáo

Để thể chế hóa Nghị quyết số 18-NQ/TW, góp phần nâng cao vai trò chủ đạo của NSTW, UBTVQH đề nghị Chính phủ tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện pháp luật tài chính về đất đai, có cơ chế điều tiết hợp lý nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất giữa Trung ương và địa phương, góp phần tăng thu NSTW. Nội dung này đã được thể hiện tại khoản 2 Điều 4 của Dự thảo Nghị quyết.

Chủ nhiệm Ủy ban TCNS cho biết, trong 2 năm 2022- 2023, nền kinh tế gặp khó khăn do tác động của dịch bệnh, tăng trưởng kinh tế không đạt như kế hoạch, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn…, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành một số chính sách thu theo hướng miễn, giãn, giảm thuế suất để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân khôi phục sản xuất kinh doanhvới quy mô lớn. Theo đó, hệ thống chính sách thu không thể điều chỉnh theo hướng tăng tỷ lệ huy động cao hơn vào NSNN, khai thác các dư địa thu, mở rộng và chống xói mòn cơ sở thuế như yêu cầu tại Nghị quyết số 23/2021/QH15.Theo đó, đã ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ huy động vào NSNN năm 2023 như ĐBQH đã nêu.

Trong thời gian tới, UBTVQH đề nghị Chính phủ tiếp tục triển khai đầy đủ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Nghị quyết của Quốc hội, UBTVQH nhằm thúc đẩy phục hồi kinh tế; quản lý chặt chẽ nguồn thu, thu đúng, thu đủ, chống thất thu, góp phần tăng thu cho NSNN, đảm bảo cân đối thu - chi NSNN. Đồng thời, chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các giải pháp hỗ trợ, phục hồi sản xuất kinh doanh, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo nguồn thu bền vững cho NSNN để phấn đấu thực hiện ở mức cao nhất theo mục tiêu Nghị quyết số 23/2021/QH15 đã đề ra.

Nhiều ý kiến đề nghị sớm cụ thể hóa Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/9/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, có cơ chế điều tiết hợp lý, hiệu quả nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất giữa Trung ương và địa phương và điều chỉnh lại một số khoản thu từ thuế nhằm góp phần tăng nguồn lực cho NSTW.

Về vấn đề này, UBTVQH cho rằng, việc xem xét điều tiết lại nguồn thu từ đất thành khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương (NSTW) và ngân sách địa phương (NSĐP) là một trong những nhiệm vụ đã được quy định tại Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban chấp hành Trung ương Đảng.

Để thể chế hóa Nghị quyết số 18-NQ/TW, góp phần nâng cao vai trò chủ đạo của NSTW, UBTVQH đề nghị Chính phủ tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện pháp luật tài chính về đất đai, có cơ chế điều tiết hợp lý nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất giữa Trung ương và địa phương, góp phần tăng thu NSTW. Nội dung này đã được thể hiện tại khoản 2 Điều 4 của Dự thảo Nghị quyết.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban TCNS Lê Quang Mạnh, một số ý kiến đề nghị báo cáo cụ thể về tình hình cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và có giải pháp đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nhưng đồng thời phải bảo đảm tính hiệu quả, chặt chẽ, tránh gây thất thoát vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp.

Thực tế, trong những năm gần đây, thu từ cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp còn thấp, nhiều năm không đạt dự toán. Dự toán năm 2023 xây dựng ở mức khá thận trọng (3 nghìn tỷ đồng). Tuy thực hiện 8 tháng năm 2023 ước đạt 7,4 nghìn tỷ đồng, bằng 246,7% dự toán, song ước thu cả năm bằng thu 8 tháng, chủ yếu do tăng thu nộp ngân sách tiền thoái vốn tại doanh nghiệp thuộc địa phương từ các năm trước. Điều này cho thấy, tình hình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp năm 2023 chưa được cải thiện, còn bất cập. Chính phủ dự kiến giai đoạn 2021 - 2025 chỉ thu được khoảng 26 - 27 nghìn tỷ đồng, làm ảnh hưởng lớn đến việc cân đối nguồn cho đầu tư phát triển theo Nghị quyết 23.

Theo đó, Chủ nhiệm Ủy ban TCNS Lê Quang Mạnh cho biết, tiếp thu ý kiến các vị ĐBQH, UBTVQH đề nghị Chính phủ có báo cáo cụ thể, rõ ràng về tình hình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp gửi các vị ĐBQH. Đồng thời, sớm có giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, bảo đảm tính hiệu quả, chặt chẽ, tránh gây thất thoát vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp như quy định tại khoản 2 Điều 4 của Dự thảo Nghị quyết.

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Chính sách

Nghỉ hưu năm 2025, đóng BHXH đủ 15 năm, lương hưu mỗi tháng được nhận bao nhiêu?

Theo Điều 64 Luật BHXH năm 2024, từ 1/7/2025, người lao động đủ tuổi nghỉ hưu và khi nghỉ việc có thời gian đóng BHXH bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên thì cũng sẽ được hưởng lương hưu.

Gia tăng quyền năng nữ lao động trong các khu công nghiệp Năm nay, người lao động đi làm ngày lễ 2/9 sẽ được tính lương như thế nào? Có phải đóng thuế TNCN?

Bãi bỏ 28 văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực đất đai từ ngày 1/1/2025

Ngày 20/11, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 20/2024/TT-BTNMT bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, liên tịch ban hành.

Quy định mới nhất về tính thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng nhà đất theo Luật đất đai 2024 Luật đất đai có thể có hiệu lực sớm từ 1/7/2024, nhìn lại 6 tác động đến bức tranh bất động sản mà người dân, doanh nghiệp mong chờ

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc: “Chuẩn bị xử lý tiếp hai ngân hàng 0 đồng”

Thông tin trước Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết vừa qua đã xử lý được hai ngân hàng 0 đồng và chuẩn bị xử lý tiếp hai ngân hàng 0 đồng.

Vietcombank và MB sẽ được hưởng những ưu đãi gì khi nhận chuyển giao ngân hàng 0 đồng? “Số phận” hai ngân hàng 0 đồng vừa sáp nhập sẽ phát triển theo hướng nào?

CPI tháng 10 tăng 0,33%, duy nhất một nhóm hàng hóa ghi nhận chỉ số giá giảm so với tháng trước

Theo Tổng cục Thống kê, giá lương thực, thực phẩm tiếp tục tăng do ảnh hưởng bởi mưa bão, giá xăng dầu trong nước tăng theo giá thế giới, giá nhà ở thuê tăng là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2024 tăng so với tháng trước.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2024 tăng 0,29% Giá vàng "bất động" chờ đợi thông tin CPI tháng 9 của Mỹ

Thị trường bất động sản mất cân đối cung cầu, Chính phủ và các Bộ sẽ làm gì?

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Bộ Xây dựng cùng Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đưa ra những giải pháp nhằm ngăn chặn đầu cơ, thổi giá; phát triển nhà ở xã hội cũng như đưa thị trường bất động sản phát triển lành mạnh.

Nửa đầu năm 2024, Kho bạc Nhà nước huy động được 183.144 tỷ đồng từ trái phiếu chính phủ

Đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư được bầu làm Chủ tịch nước

Với 100% đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư giữ chức Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Sáng nay, Quốc hội họp bất thường, xem xét vấn đề nhân sự

Giải pháp để GDP Việt Nam đạt 800 tỷ USD vào năm 2030

Để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2026-2030 khoảng 7,5-8,5%/năm; đến năm 2030, GDP bình quân đầu người đạt 7.400-7.600 USD; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của năm 2025 và giai đoạn 2026-2030

HSBC giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 ở mức 6,5% GDP quý 3 tăng trưởng 7,4%

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% là hoàn toàn khả thi

Tính đến ngày 30/9, tín dụng tăng 9% so với cuối năm 2023 và tăng 16% so với cùng kỳ. Thông thường, tín dụng sẽ tăng mạnh vào những tháng cuối năm, vì vậy, năm nay mục tiêu tăng 15% là hoàn toàn khả thi.

Các tổ chức tín dụng dự kiến lãi suất cho vay sẽ tiếp tục giảm Ngân hàng Nhà nước sẽ sửa gói tín dụng 120.000 tỷ đồng mua nhà ở xã hội

Phó Thủ tướng Chính phủ “lệnh” gỡ khó phát triển điện gió ngoài khơi

Để sớm triển khai các dự án điện gió ngoài khơi nhằm bảo đảm thực hiện được mục tiêu Quy hoạch điện VIII đề ra, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn yêu cầu các bộ ngành liên quan giải quyết vướng mắc phát triển điện gió ngoài khơi.

Chuẩn bị triển khai thí điểm 2 dự án điện gió ngoài khơi và hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật Bộ Công an yêu cầu EVN cung cấp hồ sơ 32 nhà máy điện gió, điện mặt trời

ADB: Cần giảm bớt gánh nặng lên chính sách tiền tệ

Theo báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 9 vừa được công bố sáng nay (ngày 25/9), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế tích cực cho Việt Nam, với GDP ước đạt 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025. cần thiết

ADB: Châu Á – Thái Bình Dương cần gấp rút ứng phó với tình trạng già hóa dân số ADB cam kết tài trợ khí hậu kỷ lục 10 tỷ USD trong năm 2023