Sáng nay, Quốc hội họp bất thường, xem xét vấn đề nhân sự

Sáng nay (26/8), Quốc hội sẽ họp bất thường lần thứ 8, xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.

Các đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022.

Căn cứ quy định của Hiến pháp và pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 8, Quốc hội khóa XV để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

Kỳ họp sẽ diễn ra trong 1 ngày, bắt đầu từ 8h ngày 26/8 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Sau đó, Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách sẽ được tổ chức trong 3 ngày (dự kiến từ 27 – 29/8) để thảo luận 12 dự án luật sẽ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8.

Về nhân sự, theo quy định của pháp luật, Quốc hội thực hiện bầu, phê chuẩn bổ nhiệm và miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh lãnh đạo Nhà nước.

Quốc hội sẽ tiến hành bầu, miễn nhiệm các chức danh bằng hình thức bỏ phiếu kín và sẽ biểu quyết thông qua nghị quyết bằng ấn nút điện tử.

Quảng cáo

Tại hội nghị diễn ra ngày 16/8, Ban Chấp hành Trung ương đã giới thiệu nhân sự và cho ý kiến để Bộ Chính trị giới thiệu nhân sự kiện toàn lãnh đạo một số cơ quan nhà nước nhiệm kỳ 2021 – 2026, theo quy định.

Về công tác nhân sự, vừa qua, Bộ Chính trị đã điều động, phân công Phó thủ tướng Trần Lưu Quang giữ chức Trưởng ban Kinh tế Trung ương.

Tại kỳ họp thứ 7, ông Lê Thành Long đã được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức Phó thủ tướng. Tới nay, Phó thủ tướng Lê Thành Long vẫn đang kiêm chức Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Đầu tháng 8 vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương đã đồng ý để Phó thủ tướng Lê Minh Khái thôi giữ chức vụ Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII.

Trung ương cũng đồng ý để Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh thôi giữ chức Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII. Sau đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua nghị quyết cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Khánh.

Theo quy định, các chức danh Quốc hội bầu, miễn nhiệm bao gồm: Chủ tịch nước, Phó chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Thư ký Quốc hội, Tổng Kiểm toán nhà nước.

Bên cạnh đó, Quốc hội có thẩm quyền phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm với Phó thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng và các thành viên Chính phủ…

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Chính sách

Gói 500 nghìn tỷ đồng: Ưu đãi tối thiểu 2 năm

Thông tin về gói tín dụng 500 nghìn tỷ cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, thời gian ưu đãi tối thiểu 2 năm...

NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16% cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8% Quý I/2025: Tín dụng tăng gấp 2,5 lần cùng kỳ, lãi suất cho vay tiếp tục giảm

GDP quý I/2025 của Việt Nam tăng 6,93%, cao nhất trong vòng 6 năm

Theo báo cáo mới nhất của Cục Thống kê, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2025 ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng cao nhất so với quý I các năm trong giai đoạn 2020-2025.

NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16% cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8% UOB: Tăng trưởng GDP 8% hoặc cao hơn là khả thi

Room ngoại tại ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc không vượt quá 49%

Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại ngân hàng thương mại nhận chuyển giao bắt buộc (không bao gồm các ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ) được vượt 30% nhưng không vượt quá 49% vốn điều lệ của ngân hàng thư

Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam “hở room” khối ngoại hơn 3% Ngân hàng Nhà nước nới thêm room tín dụng cho các ngân hàng

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu hoàn thành phần nổi cải tạo cảnh quan hồ Hoàn Kiếm vào dịp 2/9

Văn phòng UBND Hà Nội vừa ban hành kết luận của Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh về triển khai thực hiện quy hoạch, dự án đầu tư cải tạo không gian khu vực phía Đông hồ Hoàn Kiếm và phương án thiết kế, cải tạo Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục, quậ

Hà Nội phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch cải tạo 3 khu tập thể cũ ở quận Đống Đa TP.HCM phê duyệt đề án cải tạo, xây dựng lại hơn 500 chung cư cũ, hư hỏng

Hà Nội chốt kế hoạch xây 3 cây cầu gần 48.000 tỷ đồng

Chủ tịch UBND Hà Nội yêu cầu các sở, ban, ngành thành phố triển khai các thủ tục, bảo đảm đủ điều kiện khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa vào dịp 19/5.

Bộ Xây dựng yêu cầu thanh tra các dự án nhà ở tăng giá bất thường TP. Hà Nội yêu cầu xử lý triệt để tranh chấp tại Goldmark City

Hà Nội yêu cầu đề xuất phương án sắp xếp lại cơ sở nhà đất sau sáp nhập

Ngày 17/3, UBND TP.Hà Nội đã có Công văn số 948/UBND-KT về việc giao nhiệm vụ thực hiện việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất trên địa bàn theo quy định tại Nghị định số 03/2025/NĐ-CP.

Điều kiện để sở hữu nhà ở xã hội Hà Nội là gì? Hà Nội sẽ phá dỡ 1 công trình nổi tiếng ở khu vực Hồ Hoàn Kiếm, là kiến trúc "trong ký ức" dù từng bị chê

Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng

Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết: "Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng" của GS.TS. Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng.

Kỷ lục mới của kinh tế Việt Nam: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 đạt 786,29 tỷ USD Vốn giá rẻ liên tục được ngân hàng “bơm” ra nền kinh tế

Hà Nội cho phép nghiên cứu xây lại khu tập thể Thành Công cao tới 40 tầng

Lãnh đạo Hà Nội yêu cầu nghiên cứu phát triển cao tầng hơn đối với không gian "lõi" bố trí chung cư, tái định cư (tối đa 40 tầng), tính toán hài hòa diện tích sàn căn hộ thương mại dôi dư, tạo ra quỹ đất "thương phẩm" thương mại dịch vụ lớn hơn khi xây lạ

Hà Nội sắp có hàng nghìn căn nhà ở xã hội mới mở bán, người mua nhà cần chuẩn bị gì? Điều kiện để sở hữu nhà ở xã hội Hà Nội là gì?

Giải pháp đột phá cho nhà ở xã hội

"Bây giờ không hạn chế sinh con để chống già hóa dân số, nhưng nhà ở chỉ có 10 m2, 15 m2, 20 m2 thì làm sao sinh 3 được? Đây là động lực phát triển dân số chứ không chỉ là vấn đề ăn ở". Từ nhu cầu cấp bách này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ đ

Cam kết xây hàng trăm nghìn căn nhà ở xã hội, các “ông lớn” bất động sản đang làm đến đâu? Mục tiêu xây 1 triệu nhà ở xã hội: Khó đủ đường