“Tăng trưởng kinh tế với tốc độ 7%/năm trong 3 năm tới là rất thách thức”

Theo ông Nguyễn Xuân Thành, Đại học FulBright Việt Nam để đạt GDP 7%/năm trong 3 năm tới đòi hỏi tiêu dùng nội địa phải tăng 7%, xuất khẩu tăng 8,5% và đặc biệt là tổng đầu tư phải tăng 9%.

"Nền kinh tế Việt Nam hiện đang đứng trước những thách thức rất lớn trong ngắn hạn và trung hạn về mặt tốc độ tăng trưởng. Ngay cả khi không có nhiều thay đổi về cơ cấu kinh tế và phát huy được tác động tích cực của một số động lực tăng trưởng mới thì việc đạt mục tiêu GDP tăng trưởng bình quân 6,5% trong giai đoạn 2021-2025 là vô cùng khó khăn", ông Nguyễn Xuân Thành, Đại học Fulbright Việt Nam nêu trong tham luận tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội năm Việt Nam 2023 với chủ đề "Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững" diễn ra ngày 19/9.

Theo ông Thành, sau hai quý đầu năm 2023 có tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, việc đạt tốc độ tăng trưởng 6,5% trong cả năm trở nên vô cùng khó khăn, nếu không muốn nói là không khả thi khi hai quý cuối năm phải tăng trưởng đến 9% so với cùng kỳ.

Vị chuyên gia này cho rằng, kịch bản có xác suất xảy ra cao hơn là quý III/2023 và quý IV/2023 sẽ có GDP tăng lần lượt là 6,5% và 7,5% khi xuất khẩu bớt giảm sâu ở khía cạnh kinh tế đối ngoại và mặt bằng lãi suất giảm thấp hơn đối với kinh tế nội địa. Tăng trưởng GDP năm 2023 sẽ là 5,5%.

Ông Thành cho biết, với kế hoạch đầu tư công được Quốc hội phê duyệt và Thủ tướng Chính phủ giao năm 2023 là 707 nghìn tỷ đồng (30,1 tỷ USD), nếu giải ngân được 95% kế hoạch sẽ tăng 24,6% so với năm 2022 và cộng thêm khoảng 1,2-1,3 điểm % vào tốc độ tăng trưởng. Tỷ lệ này đòi hỏi mức độ chi cho đầu tư rất lớn trong nửa cuối năm 2023. Nếu đạt được, thì tốc độ tăng 5,5% hoặc có thể lên đến 5,8% là có thể đạt được.

nguyen-xuan-thanh-7164.jpg
Ông Nguyễn Xuân Thành, Đại học FulBright Việt Nam - Ảnh: Media Quốc hội

Nhìn rộng ra cả nhiệm kỳ từ năm 2021-2025, ông Thành đánh giá yêu cầu tăng trưởng kinh tế với tốc độ 7%/năm trong 3 năm tới sẽ là rất thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam.

Quảng cáo

“Con số này đòi hỏi tiêu dùng nội địa tăng 7%, xuất khẩu tăng 8,5% (nhập khẩu có thể tăng cao hơn) và đặc biệt là tổng đầu tư tăng 9%. Còn phía các khu vực kinh tế: Sản xuất kinh doanh, nông nghiệp tăng 3%, công nghiệp 7-7,2% và dịch vụ 6,8-7%. Kịch bản này đòi hỏi ổn định kinh tế vĩ mô được duy trì và các chính sách vĩ mô không bị đảo chiều theo hướng ‘giật cục’”, ông Thành phân tích.

Tuy nhiên, theo tính toán của vị chuyên gia này, mặc dù đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ ở mức cao (giải ngân trên dưới 15 tỷ USD/năm), đầu tư tư nhân có thể phục hồi so với năm 2022 nếu mặt bằng lãi suất thấp được duy trì, nhưng để tổng đầu tư tăng 9% thì đầu tư công vẫn phải là động lực quan trọng.

“Theo kế hoạch ngân sách nhà nước và đầu tư công trung hạn hiện hữu, thì quy mô tuyệt đối của chi đầu tư từ nguồn vốn ngân sách sẽ giảm vào năm 2024 và năm 2025. Nhưng nếu theo kế hoạch này, đầu tư sẽ khó có thể là động lực cho tăng trưởng trung hạn, đặc biệt là khu vực bất động sản và xây dựng tư nhân sẽ không thể phục hồi nhanh chóng trong thời gian tới”, ông Thành lưu ý.

Do đó, ông Thành đề xuất kế hoạch ngân sách nhà nước, trong đó có đầu tư công trung hạn cần được điều theo hướng tăng mạnh hơn đầu tư công. Theo đó, quy mô tuyệt đối của đầu tư công năm 2023 là trên 700 nghìn tỷ đồng (30,1 tỷ USD) thì nền kinh tế Việt Nam cần 32-35 tỷ USD/năm đầu tư công (7,5-8% GDP) trong giai đoạn từ năm 2024-2026.

“Quan trọng nhất là số vốn đầu tư công điều chỉnh tăng thêm cần được ưu tiên cho các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng theo hướng chuyển đổi xanh và phát triển bền vững”, ông Thành nhấn mạnh.

Trong khi đó, theo tính toán của TS. Cấn Văn Lực và nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, tăng trưởng GDP năm 2023 dự báo theo kịch bản cơ sở sẽ trong khoảng 5,2-5,5%.

Tuy nhiên, với kịch bản tiêu cực là kinh tế thế giới suy thoái nặng hơn, tận dụng được ít các cơ hội từ các động lực tăng trưởng mới, tăng trưởng có thể chỉ đạt 4,4-4,5%. Còn với kịch bản tích cực là kinh tế thế giới sớm phục hồi, và khai thác được các động lực tăng trưởng mới (như chuyển đổi số, đẩy mạnh liên kết vùng với việc thúc đẩy 2 động lực chính là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, tăng trưởng có thể đạt 5,5-6%.

Đối với năm 2024 và năm 2025, theo kịch bản cơ sở, dự báo tình hình kinh tế thế giới từng bước phục hồi, lạm phát được kiềm chế và dần về mức dưới 3% năm 2025, khi đó, tăng trưởng kinh tế Việt Nam dự báo đạt khoảng 6% năm 2024 và 6,5% năm 2025.

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Chính sách

NHNN sẽ điều hành chính sách tiền tệ năm 2025 như thế nào?

NHNN cho biết sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa nhằm hỗ trợ ưu tiên tăng trưởng kinh tế, đồng thời góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.

HSC: Đồng VND mất giá gần 11% trong 3 năm qua, NHNN có thể phải tăng lãi suất điều hành Standard Chartered dự báo NHNN sẽ tăng lãi suất vào quý II/2025

Chính phủ yêu cầu NHNN trình phương án chuyển giao bắt buộc GPBank và Dong A Bank trước ngày 20/12

Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước khẩn trương trình trước ngày 20/12/2024 phương án chuyển giao bắt buộc 02 ngân hàng kiểm soát đặt biệt còn lại là GPBank và Dong A Bank. Đồng thời, sớm thực hiện theo thẩm quyền hoặc trình cấp thẩm quyền phương án xử

Ngân hàng Nhà nước nới thêm room tín dụng cho các ngân hàng Ngân hàng lớn nhất Việt Nam dự kiến trả cổ tức 21% vào đầu năm 2025, chuẩn bị chào bán cổ phiếu riêng lẻ

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT: Tăng trưởng cả năm có thể vượt 7%

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đánh giá nền kinh tế tiếp tục phục hồi rõ nét, tăng trưởng cả năm 2024 có thể đạt và vượt 7% nhờ lực kéo từ các địa phương là động lực như TP HCM, Hà Nội, Hải Phòng...

38 dự án giao thông trọng điểm mới giải ngân được 27,4% kế hoạch Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị lựa chọn kịch bản tăng trưởng cả năm đạt mức 7%

CPI tháng 11/2024 tăng 0,13% do giá nhà ở, điện nước và vật liệu xây dựng tăng cao

Báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê về tình hình kinh tế - xã hội cho biết, chỉ số giá điện sinh hoạt, giá nhà ở thuê và vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2024 tăng 0,13% so với tháng trước.

Giá vàng "bất động" chờ đợi thông tin CPI tháng 9 của Mỹ Yếu tố nào làm CPI 9 tháng tăng 3,88%?

Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư hơn 67 tỷ USD làm đường sắt tốc độ cao Bắc

Chiều nay (ngày 30/11), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết “Về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam”, tổng vốn dự kiến của dự án là 1,7 triệu tỷ đồng, tương đương 67 tỷ USD, hoàn thành năm 2035.

Tp.HCM chưa đầu tư mở rộng vành đai 3 giai đoạn 2, dành vốn làm thêm cao tốc khác Bộ GTVT ưu tiên hơn 55.000 tỉ đồng mở rộng ngay 5 tuyến cao tốc này

Nghỉ hưu năm 2025, đóng BHXH đủ 15 năm, lương hưu mỗi tháng được nhận bao nhiêu?

Theo Điều 64 Luật BHXH năm 2024, từ 1/7/2025, người lao động đủ tuổi nghỉ hưu và khi nghỉ việc có thời gian đóng BHXH bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên thì cũng sẽ được hưởng lương hưu.

Gia tăng quyền năng nữ lao động trong các khu công nghiệp Năm nay, người lao động đi làm ngày lễ 2/9 sẽ được tính lương như thế nào? Có phải đóng thuế TNCN?