Tăng trưởng xanh là xu thế không thể đảo ngược của doanh nghiệp

Tăng trưởng xanh và phát triển bền vững có quan hệ hữu cơ, mật thiết với nhau, vừa là quan điểm vừa là mục tiêu xuyên suốt trong các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 10 năm.

Mỗi doanh nghiệp cần có những chiến lược dài hạn để đẩy mạnh tăng trưởng xanh hướng đến phát triển bền vững, tuy nhiên chiến lược mỗi doanh nghiệp có thể sẽ khác tùy thuộc vào ngành nghề sản xuất và tình hình ngân sách, đó là những thông điệp được đưa ra trong Hội thảo Phát triển bền vững 2023 với chủ đề: “Trách nhiệm của chúng ta - Hành động của chúng ta” do Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review tổ chức.

Phát biểu tại hội thảo, ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhấn mạnh phát triển bền vững ngày càng trở thành xu thế bao trùm trên thế giới; kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh đang là mô hình phát triển được nhiều quốc gia lựa chọn; khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo ngày càng trở thành nhân tố quyết định đối với năng lực cạnh tranh của mỗi quốc gia.

“Tăng trưởng xanh và phát triển bền vững có quan hệ hữu cơ, mật thiết với nhau, vừa là quan điểm vừa là mục tiêu xuyên suốt trong các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, được thể hiện trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 10 năm, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm qua các thời kỳ, trong đó tăng trưởng xanh là phương thức quan trọng để thực hiện phát triển bền vững”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương khẳng định.

Tuy nhiên, theo lãnh đạo Bộ KH&ĐT, kinh tế thế giới trong giai đoạn sắp tới dự kiến sẽ có sự thay đổi nhanh chóng với nhiều diễn biến phức tạp đòi hỏi các quốc gia phải chung tay xây dựng và triển khai các biện pháp và huy động nguồn lực để ứng phó.

Đối với Việt Nam, các áp lực về chuyển đổi phương thức phát triển, đặc biệt là cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 trong bối cảnh thiếu hụt về tài nguyên, năng lượng, trình độ phát triển khoa học, công nghệ còn thấp… sẽ đặt nền kinh tế Việt Nam trước nhiều thách thức.

1611a-9170.jpg
Thứ trưởng Trần Quốc Phương

Với vai trò là cơ quan đầu mối quốc gia về tăng trưởng xanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất một số giải pháp trọng tâm nhằm thúc đẩy, chuyển đổi việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững trong thời gian tới, cụ thể:

Thứ nhất, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi sau Covid-19; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính cho phát triển bền vững.

Thứ hai, cần hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tăng cường hiệu quả, hiệu lực thực thi chính sách thông qua cải cách hành chính công và tiếp tục thúc đẩy sự tham gia của các đối tượng yếu thế trong quá trình ra quyết định.

Quảng cáo

Thứ ba, cần tiếp tục ưu tiên đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đồng bộ, hiện đại để nâng cao năng suất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.

Thứ tư, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hệ thống an sinh xã hội nhằm đảm bảo tăng khả năng chống chịu với các cú sốc, hỗ trợ cho các đối tượng yếu thế; phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

Thứ năm, quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Tăng cường hợp tác quốc tế để thúc đẩy thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

Thứ sáu, tăng cường nâng cao nhận thức, thúc đẩy phối hợp, hợp tác giữa các bên liên quan để tạo sự lan tỏa trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững là công việc của tất cả mọi người.

Về phía doanh nghiệp, đại diện các doanh nghiệp cũng đưa ra nhiều chia sẻ về nỗ lực hướng đến phát triển bền vững. Bà Đinh Nguyễn Thị Hường, Giám đốc Ban Truyền thông doanh nghiệp của Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO), cho biết SABECO cam kết thực hiện những nguyên tắc và cam kết hướng đến phát triển bền vững dựa trên ba lĩnh vực của ESG (Environment - Society - Governance).

SABECO cam kết thực hiện bốn tiêu chí tốt nhất bao gồm sản phẩm bia tốt nhất (The Best Beer), đồng hành cùng mục tiêu tăng trưởng xanh quốc gia (Best Sustainable Brewing), nhân lực tốt nhất (The Best Talent), và cộng đồng tốt nhất (The Best Community).

SABECO đặc biệt quan tâm đến cộng đồng xung quanh, SABECO có thể phát triển bền vững được hay không là nhờ vào cộng đồng xung quanh SABECO. Nếu SABECO muốn phát triển bền vững thì cộng đồng phải phát triển bền vững, đó là lý do SABECO cam kết phát triển cộng đồng xung quanh SABECO cùng lớn mạnh.

SABECO đồng thời có nhiều chương trình kết hợp với đối tác bên ngoài đó là Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản. Trong liên tiếp hai năm gần nhất, SABECO thực hiện chương trình “thắp sáng đồng quê”. Ở mỗi tỉnh thành trên 63 tỉnh thành của Việt Nam, SABECO đầu tư 1km đường điện năng lượng mặt trời, đến cuối năm 2023, SABECO có 63km đường điện năng lượng mặt trời, nguồn năng lượng thu được sẽ phục vụ cho công tác cộng đồng tại địa phương.

Trong sản xuất, hệ thống SABECO bao gồm 26 nhà máy từ Bắc vào Nam và đã sử dụng hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái cho các nhà máy, đến thời điểm hiện tại, SABECO đã tiết kiệm được 25 triệu KW điện và giảm được mỗi năm 18 tấn CO2 thải ra môi trường bên ngoài.

Các doanh nghiệp bất động sản cũng đang có những nỗ lực để hướng đến mục tiêu xanh hóa, giảm phát thải CO2 ra môi trường. Theo bà Lê Thị Hồng Na, cố vấn chiến lược phát triển bền vững của Công ty Bất động sản Phúc Khang, ngay từ khi thành lập vào năm 2009, Phúc Khang bắt đầu với những hoạt động nhỏ như thiện nguyện dành cho cộng đồng và phát triển nâng cao về số lượng và chất lượng, hình thành chiến lược CSR bài bản hơn. Tất cả đều hướng đến mục tiêu vì một cộng đồng khỏe mạnh và hạnh phúc, vì một môi trường xanh.

Phúc Khang tập trung vào chiến lược phát triển các công trình xanh cao tầng tại trung tâm TP. Hồ Chí Minh và những khu đô thị xanh ở khu vực lân cận. Phúc Khang luôn hướng đến để càng ngày càng đưa ra những sản phẩm tốt hơn, nghiên cứu để cải tiến nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng cư dân và hướng đến bảo vệ môi trường toàn cầu.

Cùng chuyên mục Chính sách

GDP quý I/2025 của Việt Nam tăng 6,93%, cao nhất trong vòng 6 năm

Theo báo cáo mới nhất của Cục Thống kê, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2025 ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng cao nhất so với quý I các năm trong giai đoạn 2020-2025.

NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16% cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8% UOB: Tăng trưởng GDP 8% hoặc cao hơn là khả thi

Room ngoại tại ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc không vượt quá 49%

Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại ngân hàng thương mại nhận chuyển giao bắt buộc (không bao gồm các ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ) được vượt 30% nhưng không vượt quá 49% vốn điều lệ của ngân hàng thư

Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam “hở room” khối ngoại hơn 3% Ngân hàng Nhà nước nới thêm room tín dụng cho các ngân hàng

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu hoàn thành phần nổi cải tạo cảnh quan hồ Hoàn Kiếm vào dịp 2/9

Văn phòng UBND Hà Nội vừa ban hành kết luận của Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh về triển khai thực hiện quy hoạch, dự án đầu tư cải tạo không gian khu vực phía Đông hồ Hoàn Kiếm và phương án thiết kế, cải tạo Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục, quậ

Hà Nội phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch cải tạo 3 khu tập thể cũ ở quận Đống Đa TP.HCM phê duyệt đề án cải tạo, xây dựng lại hơn 500 chung cư cũ, hư hỏng

Hà Nội chốt kế hoạch xây 3 cây cầu gần 48.000 tỷ đồng

Chủ tịch UBND Hà Nội yêu cầu các sở, ban, ngành thành phố triển khai các thủ tục, bảo đảm đủ điều kiện khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa vào dịp 19/5.

Bộ Xây dựng yêu cầu thanh tra các dự án nhà ở tăng giá bất thường TP. Hà Nội yêu cầu xử lý triệt để tranh chấp tại Goldmark City

Hà Nội yêu cầu đề xuất phương án sắp xếp lại cơ sở nhà đất sau sáp nhập

Ngày 17/3, UBND TP.Hà Nội đã có Công văn số 948/UBND-KT về việc giao nhiệm vụ thực hiện việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất trên địa bàn theo quy định tại Nghị định số 03/2025/NĐ-CP.

Điều kiện để sở hữu nhà ở xã hội Hà Nội là gì? Hà Nội sẽ phá dỡ 1 công trình nổi tiếng ở khu vực Hồ Hoàn Kiếm, là kiến trúc "trong ký ức" dù từng bị chê

Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng

Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết: "Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng" của GS.TS. Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng.

Kỷ lục mới của kinh tế Việt Nam: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 đạt 786,29 tỷ USD Vốn giá rẻ liên tục được ngân hàng “bơm” ra nền kinh tế

Hà Nội cho phép nghiên cứu xây lại khu tập thể Thành Công cao tới 40 tầng

Lãnh đạo Hà Nội yêu cầu nghiên cứu phát triển cao tầng hơn đối với không gian "lõi" bố trí chung cư, tái định cư (tối đa 40 tầng), tính toán hài hòa diện tích sàn căn hộ thương mại dôi dư, tạo ra quỹ đất "thương phẩm" thương mại dịch vụ lớn hơn khi xây lạ

Hà Nội sắp có hàng nghìn căn nhà ở xã hội mới mở bán, người mua nhà cần chuẩn bị gì? Điều kiện để sở hữu nhà ở xã hội Hà Nội là gì?

Giải pháp đột phá cho nhà ở xã hội

"Bây giờ không hạn chế sinh con để chống già hóa dân số, nhưng nhà ở chỉ có 10 m2, 15 m2, 20 m2 thì làm sao sinh 3 được? Đây là động lực phát triển dân số chứ không chỉ là vấn đề ăn ở". Từ nhu cầu cấp bách này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ đ

Cam kết xây hàng trăm nghìn căn nhà ở xã hội, các “ông lớn” bất động sản đang làm đến đâu? Mục tiêu xây 1 triệu nhà ở xã hội: Khó đủ đường