Tập trung thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 1412/CĐ-TTg ngày 25/12/2023 chỉ đạo tập trung thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện năm 2024 và các năm tiếp theo.

Tập trung thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện

Công điện gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương; Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chủ tịch, Tổng giám đốc các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Dầu Khí Việt Nam, Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam; Chủ tịch, Tổng giám đốc Tổng công ty Đông Bắc.

Công điện nêu: Để bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, một trong những yếu tố nền tảng và quyết định sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo từ sớm, từ xa, yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan liên quan, các địa phương thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm bảo đảm cung ứng đủ điện. Tuy nhiên, việc cung ứng điện thời gian qua có lúc, có nơi còn bất cập, khó khăn do các nguyên nhân cả khách quan và chủ quan, trong đó đã để xảy ra tình trạng thiếu điện cục bộ ở miền Bắc vào cuối tháng 5 đầu tháng 6 năm 2023.

Trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công Thương, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chủ tịch và Tổng giám đốc các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Dầu Khí Việt Nam, Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Chủ tịch và Tổng giám đốc Tổng công ty Đông Bắc tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm cá nhân và tập thể, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp được giao tại các Nghị quyết của Chính phủ, các Chỉ thị, Công điện, văn bản chỉ đạo điều hành của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm cung ứng điện cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân trong năm 2024 và các năm tiếp theo. Thủ tướng Chính phủ giao:

1. Bộ trưởng Bộ Công Thương:

a) Chỉ đạo triển khai quyết liệt, hiệu quả, kịp thời các nhiệm vụ Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao tại Công văn số 2240/VPCP-CN ngày 02 tháng 7 năm 2023, Công văn số 745/TTg-CN ngày 15 tháng 8 năm 2023, Công văn số 457/VPCP-CN ngày 06 tháng 11 năm 2023, Công điện số 782/CĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2023, trong đó tập trung các nhiệm vụ:

(1) Chỉ đạo quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm cung ứng điện theo Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024 được phê duyệt, nhất là công tác chuẩn bị sản xuất điện trong giai đoạn cao điểm cuối mùa khô; tăng cường công tác quản lý nhà nước theo chức năng nhiệm vụ quyền hạn được giao, đẩy mạnh kiểm tra, giám sát thường xuyên về quản lý, vận hành hệ thống điện quốc gia bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả.

(2) Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án trọng điểm, cấp bách của ngành điện, trong đó Bộ Công Thương thực hiện vai trò quản lý nhà nước và chỉ đạo xây dựng tiến độ thực hiện các dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) để theo dõi, đôn đốc triển khai bám sát tiến độ, phấn đấu nhất định hoàn thành và đóng điện toàn bộ công trình đường dây này trong tháng 6 năm 2024.

(3) Chỉ đạo tập trung nhân lực cao nhất để xây dựng, hoàn thiện trình cấp có thẩm quyền trước ngày 31 tháng 12 năm 2023 các cơ chế, chính sách về mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện từ năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn và cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái lắp đặt tại nhà dân, cơ quan công sở, khu công nghiệp tự sản, tự tiêu…

(4) Chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp tiết kiệm điện tại Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 08 tháng 6 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023 - 2025 và các năm tiếp theo; hướng dẫn, khuyến khích, sáng tạo trong thực hiện công tác tiết kiệm điện đạt hiệu quả cao nhất.

b) Chỉ đạo việc thường xuyên theo dõi diễn biến của nhu cầu điện và các yếu tố phát sinh tác động đến cung ứng điện của hệ thống điện quốc gia và các vùng, miền để kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp đảm bảo cung ứng điện phù hợp, hiệu quả; rà soát, xây dựng phương án dự phòng chủ động bảo đảm cung ứng đủ điện cho hệ thống điện miền Bắc trong thời gian chưa hoàn thành đưa vào vận hành các dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên), tuyệt đối không để xảy ra thiếu điện làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân.

2. Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp:

a) Tổ chức thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV); khẩn trương xử lý các nội dung thuộc thẩm quyền nhằm đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các dự án quan trọng, trọng điểm do EVN, PVN và TKV làm chủ đầu tư, đặc biệt là dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên), chuỗi dự án khí - điện Lô B; nhà máy nhiệt điện Long Phú 1; khai thác có hiệu quả các nhà máy nhiệt điện tại Trung tâm nhiệt điện Duyên Hải – Trà Vinh..v.v.

b) Chỉ đạo, giám sát EVN, TKV, PVN tăng cường phối hợp hiệu quả, tổ chức thực hiện tốt các hợp đồng mua bán điện, cung cấp than, cung cấp khí, tất cả vì mục tiêu chung, vì lợi ích quốc gia dân tộc; chịu trách nhiệm về công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc vận hành ổn định và khắc phục nhanh các sự cố (nếu có) đối với các nguồn điện của EVN, PVN và TKV.

Quảng cáo

3. Chủ tịch, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam:

a) Chỉ đạo Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia tập trung mọi nguồn lực, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, địa phương liên quan đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên), bảo đảm hoàn thành, đưa vào vận hành trong tháng 6 năm 2024 để tăng cường nguồn cung ứng điện cho miền Bắc.

b) Tập trung chỉ đạo triển khai nhanh, quyết liệt các dự án nguồn và lưới điện được giao làm chủ đầu tư bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả và bảo vệ môi trường.

c) Chủ động trong công tác dự báo nhu cầu điện, theo dõi sát diễn biễn nhu cầu điện trong năm 2024 và các năm tiếp theo để phối hợp xây dựng kế hoạch vận hành hệ thống điện quốc gia, vùng, miền bảo đảm cung ứng điện, tối ưu, đúng quy định.

d) Chỉ đạo các nhà máy điện thuộc phạm vi quản lý của Tập đoàn chuẩn bị tốt công tác chuẩn bị sản xuất điện ngay từ đầu năm 2024, tuyệt đối không được để xảy ra tình trạng thiếu nhiên liệu (than, khí, dầu) cho phát điện đối với các nhà máy nhiệt điện và thiếu hụt nước các hồ thủy điện theo quy trình vận hành hồ chứa được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

đ) Tập trung chỉ đạo công tác phối hợp giữa EVN với các cơ quan, công sở, các địa phương trong cả nước quyết liệt thực hiện sáng tạo, có hiệu quả các chương trình, giải pháp tiết kiệm điện theo Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 08 tháng 6 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023 - 2025 và các năm tiếp theo.

e) Chủ động tích cực, kịp thời hơn nữa việc mua bán điện, nhất là năng lượng tái tạo theo quy luật thị trường và tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ. không để lãng phí nguồn lực xã hội.

4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

a) Chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương phối hợp chặt chẽ, hiệu quả hỗ trợ EVN, PVN, TKV và chủ đầu tư các dự án điện thực hiện các nội dung thuộc thẩm quyền trong triển khai đầu tư xây dựng các công trình, dự án điện, đặc biệt là các dự án trọng điểm, cấp bách nhằm bảo đảm cung ứng điện cho miền Bắc vào cuối mùa khô năm 2024 như các dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

b) Chỉ đạo có các giải pháp kêu gọi đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, cương quyết cắt bỏ thủ tục hành chính rườm rà, hỗ trợ nhà đầu tư triển khai các dự án nguồn và lưới điện trên địa bàn theo Quy hoạch điện VIII và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII được phê duyệt và bảo đảm thực hiện đúng quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, quy hoạch, điện lực, đất đai, bảo vệ môi trường và các quy định của pháp luật có liên quan đến năng lượng tái tạo.

c) Chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và EVN tổ chức thực hiện hiệu quả các giải pháp tiết kiệm điện trên địa bàn; chủ động chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp được giao tại Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 08 tháng 6 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023 - 2025 và các năm tiếp theo.

5. Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Chủ tịch, Tổng giám đốc PVN, TKV và Tổng công ty Đông Bắc chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách lĩnh vực về các vấn đề liên quan vận hành các nhà máy điện là chủ đầu tư, vấn đề cung ứng đủ nhiên liệu khí, dầu, than cho phát điện theo chức năng, nhiệm vụ; thực hiện đầu tư xây dựng các dự án nguồn điện được giao bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật.

6. Các bộ, ngành, địa phương có liên quan, các Tập đoàn, Tổng công ty nêu trên cần phối hợp chặt chẽ, hiệu quả thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc bảo đảm cung ứng điện cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định theo thẩm quyền các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền, vượt thẩm quyền kịp thời báo cáo trung thực khách quan và đề xuất giải pháp giải quyết xử lý hiệu quả.

7. Thủ tướng Chính phủ giao Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà trực tiếp chỉ đạo xử lý theo thẩm quyền, vượt thẩm quyền kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

8. Giao Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Công điện này, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Copy

Cùng chuyên mục Chính sách

Bãi bỏ 28 văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực đất đai từ ngày 1/1/2025

Ngày 20/11, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 20/2024/TT-BTNMT bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, liên tịch ban hành.

Quy định mới nhất về tính thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng nhà đất theo Luật đất đai 2024 Luật đất đai có thể có hiệu lực sớm từ 1/7/2024, nhìn lại 6 tác động đến bức tranh bất động sản mà người dân, doanh nghiệp mong chờ

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc: “Chuẩn bị xử lý tiếp hai ngân hàng 0 đồng”

Thông tin trước Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết vừa qua đã xử lý được hai ngân hàng 0 đồng và chuẩn bị xử lý tiếp hai ngân hàng 0 đồng.

Vietcombank và MB sẽ được hưởng những ưu đãi gì khi nhận chuyển giao ngân hàng 0 đồng? “Số phận” hai ngân hàng 0 đồng vừa sáp nhập sẽ phát triển theo hướng nào?

CPI tháng 10 tăng 0,33%, duy nhất một nhóm hàng hóa ghi nhận chỉ số giá giảm so với tháng trước

Theo Tổng cục Thống kê, giá lương thực, thực phẩm tiếp tục tăng do ảnh hưởng bởi mưa bão, giá xăng dầu trong nước tăng theo giá thế giới, giá nhà ở thuê tăng là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2024 tăng so với tháng trước.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2024 tăng 0,29% Giá vàng "bất động" chờ đợi thông tin CPI tháng 9 của Mỹ

Thị trường bất động sản mất cân đối cung cầu, Chính phủ và các Bộ sẽ làm gì?

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Bộ Xây dựng cùng Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đưa ra những giải pháp nhằm ngăn chặn đầu cơ, thổi giá; phát triển nhà ở xã hội cũng như đưa thị trường bất động sản phát triển lành mạnh.

Nửa đầu năm 2024, Kho bạc Nhà nước huy động được 183.144 tỷ đồng từ trái phiếu chính phủ

Đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư được bầu làm Chủ tịch nước

Với 100% đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư giữ chức Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Sáng nay, Quốc hội họp bất thường, xem xét vấn đề nhân sự

Giải pháp để GDP Việt Nam đạt 800 tỷ USD vào năm 2030

Để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2026-2030 khoảng 7,5-8,5%/năm; đến năm 2030, GDP bình quân đầu người đạt 7.400-7.600 USD; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của năm 2025 và giai đoạn 2026-2030

HSBC giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 ở mức 6,5% GDP quý 3 tăng trưởng 7,4%

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% là hoàn toàn khả thi

Tính đến ngày 30/9, tín dụng tăng 9% so với cuối năm 2023 và tăng 16% so với cùng kỳ. Thông thường, tín dụng sẽ tăng mạnh vào những tháng cuối năm, vì vậy, năm nay mục tiêu tăng 15% là hoàn toàn khả thi.

Các tổ chức tín dụng dự kiến lãi suất cho vay sẽ tiếp tục giảm Ngân hàng Nhà nước sẽ sửa gói tín dụng 120.000 tỷ đồng mua nhà ở xã hội

Phó Thủ tướng Chính phủ “lệnh” gỡ khó phát triển điện gió ngoài khơi

Để sớm triển khai các dự án điện gió ngoài khơi nhằm bảo đảm thực hiện được mục tiêu Quy hoạch điện VIII đề ra, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn yêu cầu các bộ ngành liên quan giải quyết vướng mắc phát triển điện gió ngoài khơi.

Chuẩn bị triển khai thí điểm 2 dự án điện gió ngoài khơi và hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật Bộ Công an yêu cầu EVN cung cấp hồ sơ 32 nhà máy điện gió, điện mặt trời

ADB: Cần giảm bớt gánh nặng lên chính sách tiền tệ

Theo báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 9 vừa được công bố sáng nay (ngày 25/9), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế tích cực cho Việt Nam, với GDP ước đạt 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025. cần thiết

ADB: Châu Á – Thái Bình Dương cần gấp rút ứng phó với tình trạng già hóa dân số ADB cam kết tài trợ khí hậu kỷ lục 10 tỷ USD trong năm 2023

Bộ Xây dựng điểm mặt loạt nguyên nhân đẩy giá bất động sản tăng mạnh

Việc đấu giá quyền sử dụng đất với kết quả trúng đấu giá cao gấp nhiều lần giá khởi điểm sẽ có tác động làm tăng mặt bằng giá đất, giá bất động sản, giá nhà ở của khu vực lân cận và của địa phương…

Gần 5.000 tỷ đồng trái phiếu chảy về nhóm công ty bất động sản trong tháng 8/2024 Các “ông lớn” bất động sản quyết định mức giá của thị trường