Thu nhập 11 triệu ở Việt Nam phải đóng thuế thu nhập cá nhân, so với các nước khác là cao hay thấp?

Mức giảm trừ gia cảnh với người nộp thuế ở Việt Nam hiện nay là 11 triệu đồng/tháng.

Ảnh minh họa

Bộ Tài chính vừa đề nghị xây dựng dự án Luật thuế thu nhập cá nhân (thay thế) nhằm phù hợp với tình hình thực tiễn, đáp ứng được các yêu cầu về cải cách thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đang đặt ra.

Theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành, mức giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm) và mức giảm trừ với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

Như vậy, nếu người nộp thuế không có người phụ thuộc, thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công vượt trên 11 triệu đồng/tháng (tương đương trên 132 triệu đồng/năm) thì phải nộp thuế TNCN.

Với mức giảm trừ 4,4 triệu đồng/người/tháng, người có thu nhập từ tiền lương, tiền công ở mức 16 triệu đồng/tháng (nếu có 1 người phụ thuộc) hay mức 20 triệu đồng/tháng (nếu có 2 người phụ thuộc) sau khi trừ các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp... thì cũng chưa phải nộp thuế TNCN.

Biểu thuế lũy tiến từng phần áp dụng đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công hiện nay tại Việt Nam được chia thành 7 bậc thuế suất, bao gồm 5%, 10%, 15%, 20%, 25%, 30% và 35%.

Tại Việt Nam, mức thu nhập được miễn thuế TNCN là 132 triệu đồng/năm (tương đương với khoảng 5.200 USD), tức là gấp gần 1,2 lần so với thu nhập trung bình đầu người Việt Nam tính trong năm 2023 (4.347 USD/người). Ngoài ra, nếu tính các giảm trừ khác thì có thể gấp 2 lần so với thu nhập bình quân đầu người.

Tại Việt Nam, khi tính thuế thu nhập cá nhân, người lao động sẽ được giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng đối với bản thân và giảm trừ gia cảnh 4.4 triệu đồng/người phụ thuộc. Ảnh: QH

Vậy, nếu so với các nước ở gần Việt Nam thì việc tính thuế TNCN và các khoản giảm trừ là cao hay thấp so với nước ta?

Trên thực tế, qua tìm hiểu, hầu hết pháp luật thuế TNCN của các quốc gia đều có quy định khá phức tạp về việc giảm trừ theo các hình thức và cách thức khác nhau. Tuy nhiên, có điểm khác biệt so với Việt Nam là nhiều quốc gia như Thái Lan, Malaysia… lại cho phép giảm trừ thêm các khoản chi phí về y tế, chi phí giáo dục của con….

Quảng cáo

Thêm nữa, mức thuế lũy tiến ở một số quốc gia cho bậc thấp nhất ở mức khá thấp, có thể từ 1 - 3%.

Trung Quốc

Theo quy định của Trung Quốc, thu nhập cá nhân mỗi năm dưới 36.000 NDT sẽ chịu mức thuế là 3%; từ 36.000 - 144.000 NDT chịu mức thuế 10%; từ 144.000 đến 300.000 NDT là 20%; từ 300.000 - 420.000 NDT là 25%; 420.000 - 660.000 NDT là 30%; 660.000 - 960.000 NDT là 35% và từ 960.000 NDT trở lên thì thuế suất là 45%.

Tại Trung Quốc, nếu tính thu nhập từ tiền lương thì mức được miễn thuế TNCN là 60.000 NDT (khoảng 8.273 USD), tương đương gần 210 triệu đồng/năm, bằng khoảng 0,66 lần so với mức thu nhập bình quân đầu người 12.614 USD trong năm 2023 của quốc gia tỷ dân.

Ngoài ra, Trung Quốc còn có những khoản giảm trừ khác để hỗ trợ chăm sóc cho con cái (khoảng 1.000 NDT/tháng), chăm sóc người già (2.000 NDT/tháng)…

Thái Lan

Mức thu nhập được miễn thuế TNCN ở Thái là 150.000 baht (khoảng 4.356 USD), tương đương 0,6 lần thu nhập bình quân đầu người nước này (7.172 USD trong năm 2023). Hiện nay, tại Thái Lan có 7 bậc thuế TNCN, dao động từ 5 – 35%. Trong đó, bậc cao nhất áp dụng đối với người có thu nhập chịu thuế là trên 4 triệu baht /năm.

Tuy nhiên, hiện nay Thái Lan áp dụng nhiều khoản giảm trừ cũng như hỗ trợ khi tính thu nhập chịu thuế cho người dân, chẳng hạn như được giảm trừ tiền lãi khi vay mua nhà trả góp, tiền học phí cho con, làm từ thiện, bảo hiểm nhân thọ…

Malaysia

Theo Hội đồng Thu ngân sách Nội địa Malaysia, mức thu nhập được miễn thuế TNCN tại Malaysia là 5.000 ringgit đầu tiên (tương đương khoảng 1.125 USD), thấp hơn rất nhiều lần so với mức thu nhập đầu người của quốc gia này (11.649 USD trong năm 2023). Hơn nữa, Malaysia đang áp dụng mức giảm trừ cá nhân và người phụ thuộc khi tính thuế là 9.000 ringgit/năm (khoảng 2.025 USD).

Đặc biệt, người dân nộp thuế tại Malaysia còn được hưởng hơn 20 khoản giảm trừ khác, chẳng hạn như chi phí chăm sóc cha mẹ, học phí, chi phí y tế, vaccine, tiền mua thiết bị hỗ trợ người thân khuyết tật...

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Chính sách

Hà Nội cho phép nghiên cứu xây lại khu tập thể Thành Công cao tới 40 tầng

Lãnh đạo Hà Nội yêu cầu nghiên cứu phát triển cao tầng hơn đối với không gian "lõi" bố trí chung cư, tái định cư (tối đa 40 tầng), tính toán hài hòa diện tích sàn căn hộ thương mại dôi dư, tạo ra quỹ đất "thương phẩm" thương mại dịch vụ lớn hơn khi xây lạ

Hà Nội sắp có hàng nghìn căn nhà ở xã hội mới mở bán, người mua nhà cần chuẩn bị gì? Điều kiện để sở hữu nhà ở xã hội Hà Nội là gì?

Giải pháp đột phá cho nhà ở xã hội

"Bây giờ không hạn chế sinh con để chống già hóa dân số, nhưng nhà ở chỉ có 10 m2, 15 m2, 20 m2 thì làm sao sinh 3 được? Đây là động lực phát triển dân số chứ không chỉ là vấn đề ăn ở". Từ nhu cầu cấp bách này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ đ

Cam kết xây hàng trăm nghìn căn nhà ở xã hội, các “ông lớn” bất động sản đang làm đến đâu? Mục tiêu xây 1 triệu nhà ở xã hội: Khó đủ đường

Hà Nội phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch cải tạo 3 khu tập thể cũ ở quận Đống Đa

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại Khu tập thể Kim Liên, Khu tập thể Trung Tự, Khu tập thể Khương Thượng và phụ cận, tỷ lệ 1/500.

Căn hộ trung cấp và bình dân dẫn dắt thị trường bất động sản TP. Hồ Chí Minh quý 3 Căn hộ chung cư dưới 25 triệu đồng/m2 ở Hà Nội gần như “mất tích” trên thị trường

Hàng loạt địa phương vào cuộc, vì sao việc xây nhà ở cho người thu nhập thấp vẫn không đạt kỳ vọng?

Trong năm 2024, cả nước có 28 dự án nhà ở xã hội với quy mô 20.284 căn đã hoàn thành (tăng khoảng 46% so với năm 2023, tương đương khoảng 6.420 căn); 23 dự án với quy mô 25.399 căn đã được cấp phép, khởi công xây dựng (tăng khoảng 13% so với năm 2023, tươ

Đề xuất Thủ tướng họp với các doanh nghiệp để bàn về nhà ở xã hội Hà Nội giao 24.000m2 đất Đông Anh cho Liên danh Handinco và Viglacera để xây dựng nhà ở xã hội

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm thêm 2 Phó Thủ tướng Chính phủ và 4 Bộ trưởng

Tại kỳ họp bất thường lần thứ 9 diễn vào chiều nay (ngày 18/2), đa số đại biểu Quốc hội tán thành thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ và 4 Bộ trưởng các Bộ nhiệm kỳ 2021-2026.

Quốc hội thống nhất tăng ngưỡng tính thuế VAT lên 200 triệu đồng một năm Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư hơn 67 tỷ USD làm đường sắt tốc độ cao Bắc

Bộ Xây dựng yêu cầu thanh tra các dự án nhà ở tăng giá bất thường

Thanh tra Bộ Xây dựng được yêu cầu phối hợp với các địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra những dự án bất động sản tăng giá bất thường và xử lý nghiêm vi phạm về nhà ở xã hội.

Nhiều tín hiệu về một thị trường bất động sản hừng “nắng” Chuyên gia dự báo kịch bản thị trường bất động sản 2025

Hà Nội giao 24.000m2 đất Đông Anh cho Liên danh Handinco và Viglacera để xây dựng nhà ở xã hội

UBND Thành phố Hà Nội vừa có quyết định giao đất cho Liên danh Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội và Tổng Công ty Viglacera - CTCP để thực hiện Dự án xây dựng Khu nhà ở xã hội tại huyện Đông Anh.

Tin vui về lãi suất với người vay mua nhà ở xã hội năm 2025 Theo Luật mới, có 6 trường hợp nhà ở không được chứng nhận quyền sở hữu khi cấp sổ đỏ, người dân cần nắm rõ