Thứ trưởng Bộ Công Thương: Sản xuất công nghiệp đang phục hồi mạnh mẽ

Đây là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng về tiến độ phục hồi và tăng trưởng của ngành công nghiệp tại buổi họp báo Chính phủ cung cấp thông tin về tình hình KTXH tháng 7 và 7 tháng đầu năm.

Theo đó, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng cho biết, về tình hình phục hồi công nghiệp của nước ta trong 7 tháng đầu năm 2024, có rất nhiều điểm sáng đáng ghi nhận.

Cụ thể, các chỉ số quan trọng đều tăng mạnh như: Chỉ số PMI tháng 7/2024 ngành sản xuất đạt 54,7 điểm, tăng 4 tháng liên tục và là mức cao nhất kể từ tháng 11/2018; Tốc độ tăng sản lượng sản xuất công nghiệp tháng 7 cao hơn tháng 6 và đạt mức cao nhất kể từ tháng 3/2011; Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) sau 7 tháng tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước, là mức lũy kế cao nhất kể từ tháng 2/2024 đến nay, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng tới 9,5%.

Sản xuất công nghiệp cơ bản tăng trưởng trên diện rộng ở 60/63 địa phương trong tháng 7, chỉ có 3 địa phương ghi nhận giảm. Một số địa phương có mức tăng trưởng cao như Khánh Hòa, Bắc Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh,…

Chỉ số tiêu thụ lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tăng cao giúp kéo giảm chỉ số tồn kho so với cùng kỳ năm trước.

Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng cao so với cùng kỳ năm trước như thép thanh, thép góc; vải dệt từ sợi tự nhiên; thép cán; phân hỗn hợp NPK; điện sản xuất,…

Những kết quả tăng trưởng của công nghiệp nói chung và công nghiệp chế biến, chế tạo nói riêng nêu trên đã phản ánh một bức tranh rất tích cực của nền sản xuất trong nước.

“Có thể thấy được sản xuất công nghiệp đang phục hồi mạnh mẽ so với năm 2023, đang có đà tiếp tục tăng trưởng tích cực. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã trở lại đóng vai trò dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế. Sản xuất công nghiệp cơ bản tăng trưởng trên diện rộng ở hầu hết các địa phương trên cả nước, đặc biệt là các địa phương có vai trò trọng điểm trong phát triển công nghiệp. Năng lực sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp trong nước đã khôi phục rất tích cực và sẵn sàng để tận dụng những cơ hội tiếp cận các thị trường mới trong thời gian tới” Thứ trưởng Phan Thị Thắng nói.

Cũng theo Thứ trưởng Phan Thị Thắng, niềm tin của các doanh nghiệp sản xuất trong nước cũng như các doanh nghiệp nước ngoài được củng cố mạnh mẽ nhờ những tín hiệu tích cực trong tăng tưởng sản xuất công nghiệp các tháng đầu năm 2024 vừa qua.

Về thách thức trong thời gian tới, Thứ trưởng Phan Thị Thắng nhận định có 4 thách thức mà nền kinh tế nói chung và sản xuất công nghiệp nói riêng sẽ phải đối diện:

Quảng cáo

Thứ nhất, mặc dù đã được cải thiện nhiều, tuy nhiên nội lực của các ngành sản xuất trong nước vẫn còn yếu. Những điểm nghẽn lớn của công nghiệp trong thời gian dài vừa qua vẫn chưa được khắc phục một cách hiệu quả. Nền sản xuất vẫn phụ thuộc lớn vào các yếu tố bên ngoài, đặc biệt là phụ thuộc vào khu vực FDI. Giá trị gia tăng của các ngành công nghiệp trong nước còn thấp. Công nghiệp hỗ trợ kém phát triển. Chưa có nhiều sản phẩm công nghiệp nội địa có hàm lượng công nghệ cao.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng thông tin tại buổi họp báo.

Thứ hai, sản xuất công nghiệp phục hồi chưa toàn diện. Trong 7 tháng đầu năm 2024, còn 3/63 địa phương có IIP giảm. Một số ngành sản xuất chủ lực vẫn giảm so với cùng kỳ - như điện thoại thông minh, tivi, ô tô, sắt thép thô, bia hơi… Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực (giày dép, gỗ, điện thoại các loại và linh kiện…) mặc dù phục hồi tích cực song vẫn chưa về lại mức đỉnh của cùng kỳ năm 2022.

Ngoài ra, trong những tháng cuối năm cũng như các năm tiếp theo, bối cảnh trong và ngoài nước còn nhiều biến động cũng đặt ra nhiều thách thức cho các ngành sản xuất trong nước.

Thứ ba, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp và khó lường. Căng thẳng địa chính trị, cạnh tranh nước lớn ngày càng gia tăng, sự phục hồi của các đối tác thương mại lớn còn chậm, rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất toàn cầu. Hoạt động xuất nhập khẩu vẫn tiếp tục phụ thuộc vào một số thị trường, mặt hàng và khu vực FDI. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang các thị trường lớn (EU, Mỹ) tiếp tục phải đối mặt với các áp lực về điều tra phòng vệ thương mại, các rào cản kỹ thuật.

Thứ tư, trong nước, thị trường bất động sản vẫn phục hồi khá chậm. Thị trường trong nước tăng trưởng thấp hơn cùng kỳ. Chỉ số giá trong nước chịu áp lực tăng sau khi thực hiện một số chính sách mới.

Do đó, Bộ Công Thương cho rằng cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ, dài hạn và vững chắc mới có thể bảo đảm tăng trưởng ổn định, bền vững cho các ngành công nghiệp.

Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ triển khai 4 nhóm giải pháp để tiếp tục thúc đẩy sản xuất công nghiệp.

Thứ nhất, tiếp tục chủ động triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đã được Chính phủ thông qua, từ đó tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp - đặc biệt trong các ngành xuất khẩu chủ lực như dệt may, da - giày và các ngành nền tảng như ô tô, cơ khí, thép…; thúc đẩy đưa vào vận hành các dự án sản xuất công nghiệp mới nhằm phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, tạo thêm năng lực cho phát triển sản xuất và nguồn hàng cho xuất khẩu.

Thứ hai, tập trung tham mưu hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật, chiến lược phát triển một số ngành công nghiệp nền tảng, ưu tiên làm cơ sở cho các nguồn lực tăng trưởng mới trong các ngành công nghiệp trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn.

Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả các chương trình làm việc với các địa phương và các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp hiện có nhằm khôi phục và phát huy đà tăng trưởng của công nghiệp tại các địa phương và vùng kinh tế trọng điểm.

Thứ tư, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp tục tận dụng cơ hội từ các dự án đầu tư công lớn và các chính sách khôi phục thị trường bất động sản của Chính phủ; Khuyến khích việc tăng cường mua sắm hàng hóa sản xuất trong nước, hạn chế tối đa việc sử dụng sản phẩm và nguyên liệu nhập khẩu mà trong nước đã sản xuất được; Đẩy mạnh tìm kiếm các thị trường mới cho các ngành hàng xuất khẩu chủ lực như dệt may, da - giày, điện tử...

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Chính sách

Hà Nội muốn giải quyết từ 8-10 điểm ùn tắc giao thông trong năm 2025

Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Kế hoạch số 18/KH-UBND ngày 13/1/2025 về việc thực hiện công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025.

Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu nghiên cứu giảm giá vé máy bay Thủ tướng Phạm Minh Chính tuyên bố khánh thành 4 dự án giao thông trọng điểm với tổng vốn hơn 18.000 tỷ đồng

Năm 2025, những trường hợp sau sẽ được hoàn thuế thu nhập cá nhân

Hoàn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) được hiểu là việc cá nhân nộp thuế được hoàn lại phần tiền sau khi đã nộp thuế. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những trường hợp được hoàn thuế TNCN năm 2025.

Năm nay, người lao động đi làm ngày lễ 2/9 sẽ được tính lương như thế nào? Có phải đóng thuế TNCN? Từ 1/1/2025, thay đổi về quy định tính thuế TNCN và phí khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất như thế nào?

Mức thưởng Tết Nguyên đán năm 2025 cao nhất 1,908 tỷ đồng thuộc doanh nghiệp FDI

Mức thưởng Tết Nguyên đán năm 2025 cao nhất là 1,908 tỷ đồng, thuộc về vị trí quản lý cấp cao doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc lĩnh vực điện tử công nghệ thông tin tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Lợi nhuận trước thuế ước đạt 377 tỷ đồng, Vinatex dự chi gần 1.000 tỷ đồng thưởng Tết cho người lao động Yêu cầu địa phương báo cáo thưởng Tết năm 2024 trước ngày 25/12

Giải ngân FDI cao kỷ lục từ trước đến nay

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2024, mặc dù thu hút vốn đầu tư nước ngoài giảm 3% so với cùng kỳ năm trước nhưng vốn thực hiện của các dự án FDI ước đạt khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4% so với năm trước đó, đánh dấu mức giải ngân cao nhất từ trước đến nay.

Việt Nam đón làn sóng FDI "thế hệ mới", doanh nghiệp BĐS khu công nghiệp nào sẽ hưởng lợi? Dòng vốn FDI vào mạnh mang đến cơ hội lớn cho ngân hàng nội

Kết thúc năm 2024, tín dụng tăng 15,08%

Thông tin tại buổi họp báo thông tin Kết quả hoạt động ngân hàng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức chiều ngày 7/1, Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú cho biết, đến hết năm 2024, tăng trưởng tín dụn

Tín dụng bán lẻ năm 2025 dẫn dắt bởi cho vay mua nhà? Những yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng 16% vào năm 2025

Bộ Tài chính: Tăng cường quản lý giá dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài chính, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ và cơ quan chuyên ngành tại các địa phương trong cả nước tăng cường điều hành và bình ổn giá cả thị trường, nhất là trong thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đ

Những sự kiện tài chính thế giới đáng chú ý trong tuần 2-6/9/2024 Hoàng Huy (TCH): Doanh thu quý 2 niên độ tài chính tăng gấp hơn 4 lần cùng kỳ