Thủ tướng chỉ đạo không tăng giá các mặt hàng đột ngột, cùng thời điểm tăng lương

Một trong những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thời gian tới được Thủ tướng Chính phủ đề cập đến là việc điều chỉnh giá các mặt hàng do nhà nước quản lý, các dịch vụ công, không tăng giá đột ngột, không tăng giá nhiều mặt hàng cùng thời điểm, không tăng giá

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo phiên họp thường kỳ tháng 4/2024. Ảnh VGP
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo phiên họp thường kỳ tháng 4/2024. Ảnh VGP

Phát biểu kết luận tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, diễn ra vào ngày 4/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, bên cạnh những kết quả cơ bản đã được các đại biểu chỉ ra như kinh tế tiếp tục duy trì đà phát triển tích cực ở cả 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ; kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm; xuất khẩu tiếp tục xu hướng tích cực, xuất siêu tăng; đầu tư phát triển tiếp tục đạt kết quả tích cực, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế… vẫn còn tồn tại hạn chế, khó khăn, thách thức như sức ép chỉ đạo điều hành kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Tình hình sản xuất kinh doanh và đầu tư của khu vực tư nhân trong một số lĩnh vực còn khó khăn; số doanh nghiệp rút khỏi thị trường còn cao.

Thị trường bất động sản bước đầu ổn định, nhưng khó khăn, vướng mắc còn chậm được giải quyết; còn 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa phân bổ...

Thủ tướng chỉ rõ các nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu.

Về chỉ đạo điều hành kinh tế vĩ mô, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm; lưu ý không điều hành "giật cục" và chính sách tài khoá phải tích cực hơn; sử dụng các công cụ linh hoạt, uyển chuyển, mềm mại, đẩy mạnh chuyển đổi số; tăng thu, tiết kiệm chi, áp dụng hóa đơn điện tử trong quản lý thu (phát huy kinh nghiệm thành công từ áp dụng cho hệ thống bán lẻ xăng dầu); sớm trình cấp có thẩm quyền trong tháng 5 về chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân.

Phát triển lành mạnh, an toàn, hiệu quả các thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản, vàng…; xử lý nghiêm các vi phạm. Tăng cường quản lý giá cả, thị trường, có lộ trình phù hợp điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý, các dịch vụ công; "không tăng giá đột ngột, không tăng giá nhiều mặt hàng trong cùng một thời điểm, không tăng giá vào thời điểm tăng lương"…

Tiếp tục làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng) và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới.

Về đầu tư, cải cách, cắt giảm tối đa thủ tục hành chính, chuyển đổi số, không gây phiền hà, sách nhiễu, tạo thuận lợi thu hút, giải ngân đầu tư xã hội, tăng cường các dự án hợp tác công tư, thu hút FDI có chọn lọc…

Về xuất khẩu, củng cố các thị trường truyền thống, mở rộng các thị trường mới (châu Phi, Trung Đông, thị trường thực phẩm Halal, Mỹ Latinh); có giải pháp kịp thời, hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn mới, tiêu chuẩn xanh…

Quảng cáo

Về tiêu dùng, tăng cường kết nối cung cầu, kích cầu tiêu dùng trong nước; tăng cường xúc tiến thương mại, đẩy mạnh khuyến mại, giảm giá, thực hiện cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".

Đồng thời, thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới từ đẩy mạnh liên kết, phát triển vùng, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, các ngành, lĩnh vực mới như chíp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo…

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, 3 chương trình mục tiêu quốc gia; coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của bộ, ngành, địa phương.

Tập trung phát triển mạnh các ngành, lĩnh vực chủ yếu (công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ).

Về công nghiệp, đẩy mạnh cơ cấu lại sản xuất công nghiệp theo hướng hiện đại; tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy công nghiệp chế biến chế tạo, công nghiệp phụ trợ; đẩy nhanh tiến độ các dự án quy mô lớn, công nghệ cao, lan tỏa mạnh mẽ.

Thủ tướng đặc biệt lưu ý bảo đảm cung ứng đủ điện, xăng dầu trong mọi tình huống; triển khai hiệu quả Quy hoạch Điện VIII; đẩy nhanh tiến độ các dự án đang triển khai để sớm đưa vào khai thác.

Khẩn trương hoàn thiện, trình ban hành nghị định về mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện và khách hàng sử dụng điện lớn; chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái lắp đặt tại nhà dân, cơ quan công sở, khu công nghiệp tự sản, tự tiêu và chính sách phát triển điện khí, điện gió ngoài khơi, ven bờ. "Tinh thần chung là quy định khi ban hành phải đi vào cuộc sống, tạo động lực, tháo gỡ được điểm nghẽn, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên, chống lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm", Thủ tướng nói.

Về nông nghiệp, đẩy mạnh sản xuất theo chuỗi, bền vững; tận dụng tốt cơ hội xuất khẩu nông sản; chú trọng công tác gỡ "thẻ vàng" (IUU); chủ động xây dựng kế hoạch điều tiết, bảo đảm đủ nước cho sản xuất nông nghiệp, sản xuất điện, sinh hoạt của người dân; tổ chức thực hiện hiệu quả phòng, chống cháy rừng với phương châm "4 tại chỗ".

Về dịch vụ, du lịch, phát triển mạnh các ngành dịch vụ có tiềm năng, lợi thế, ứng dụng công nghệ cao; tiết giảm chi phí vận tải, logistics; đẩy mạnh thu hút du lịch, phát triển bền vững ngành du lịch.

Cùng với đó, tiếp tục nỗ lực, cố gắng, xử lý dứt điểm các vấn đề tồn đọng, kéo dài như 2 dự án Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2….

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Copy

Cùng chuyên mục Chính sách

CPI tháng 10 tăng 0,33%, duy nhất một nhóm hàng hóa ghi nhận chỉ số giá giảm so với tháng trước

Theo Tổng cục Thống kê, giá lương thực, thực phẩm tiếp tục tăng do ảnh hưởng bởi mưa bão, giá xăng dầu trong nước tăng theo giá thế giới, giá nhà ở thuê tăng là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2024 tăng so với tháng trước.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2024 tăng 0,29% Giá vàng "bất động" chờ đợi thông tin CPI tháng 9 của Mỹ

Thị trường bất động sản mất cân đối cung cầu, Chính phủ và các Bộ sẽ làm gì?

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Bộ Xây dựng cùng Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đưa ra những giải pháp nhằm ngăn chặn đầu cơ, thổi giá; phát triển nhà ở xã hội cũng như đưa thị trường bất động sản phát triển lành mạnh.

Nửa đầu năm 2024, Kho bạc Nhà nước huy động được 183.144 tỷ đồng từ trái phiếu chính phủ

Đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư được bầu làm Chủ tịch nước

Với 100% đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư giữ chức Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Sáng nay, Quốc hội họp bất thường, xem xét vấn đề nhân sự

Giải pháp để GDP Việt Nam đạt 800 tỷ USD vào năm 2030

Để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2026-2030 khoảng 7,5-8,5%/năm; đến năm 2030, GDP bình quân đầu người đạt 7.400-7.600 USD; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của năm 2025 và giai đoạn 2026-2030

HSBC giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 ở mức 6,5% GDP quý 3 tăng trưởng 7,4%

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% là hoàn toàn khả thi

Tính đến ngày 30/9, tín dụng tăng 9% so với cuối năm 2023 và tăng 16% so với cùng kỳ. Thông thường, tín dụng sẽ tăng mạnh vào những tháng cuối năm, vì vậy, năm nay mục tiêu tăng 15% là hoàn toàn khả thi.

Các tổ chức tín dụng dự kiến lãi suất cho vay sẽ tiếp tục giảm Ngân hàng Nhà nước sẽ sửa gói tín dụng 120.000 tỷ đồng mua nhà ở xã hội

Phó Thủ tướng Chính phủ “lệnh” gỡ khó phát triển điện gió ngoài khơi

Để sớm triển khai các dự án điện gió ngoài khơi nhằm bảo đảm thực hiện được mục tiêu Quy hoạch điện VIII đề ra, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn yêu cầu các bộ ngành liên quan giải quyết vướng mắc phát triển điện gió ngoài khơi.

Chuẩn bị triển khai thí điểm 2 dự án điện gió ngoài khơi và hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật Bộ Công an yêu cầu EVN cung cấp hồ sơ 32 nhà máy điện gió, điện mặt trời

ADB: Cần giảm bớt gánh nặng lên chính sách tiền tệ

Theo báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 9 vừa được công bố sáng nay (ngày 25/9), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế tích cực cho Việt Nam, với GDP ước đạt 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025. cần thiết

ADB: Châu Á – Thái Bình Dương cần gấp rút ứng phó với tình trạng già hóa dân số ADB cam kết tài trợ khí hậu kỷ lục 10 tỷ USD trong năm 2023

Bộ Xây dựng điểm mặt loạt nguyên nhân đẩy giá bất động sản tăng mạnh

Việc đấu giá quyền sử dụng đất với kết quả trúng đấu giá cao gấp nhiều lần giá khởi điểm sẽ có tác động làm tăng mặt bằng giá đất, giá bất động sản, giá nhà ở của khu vực lân cận và của địa phương…

Gần 5.000 tỷ đồng trái phiếu chảy về nhóm công ty bất động sản trong tháng 8/2024 Các “ông lớn” bất động sản quyết định mức giá của thị trường

Tăng trưởng từ 20-25%/năm, làm sao để quản lý thuế thương mại điện tử?

Trước sự tăng trưởng nhanh từ 20-25%/năm của thị trường thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam, thời gian qua, Tổng cục Thuế đã triển khai nhiều giải pháp lớn để tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động này.

Thép Formosa Hà Tĩnh lỗ gấp đôi lên gần 16.000 tỷ đồng trong năm 2023, 6T2024 khiến Hà Tĩnh giảm thu gần 70% một loại thuế lớn Apple, TikTok, Meta, Google… nộp thuế hơn 6.200 tỷ đồng tại Việt Nam

Thủ tướng: Phấn đấu tới 2025 có 2-3 ngân hàng trong nhóm 100 của châu Á

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu hệ thống ngân hàng thực hiện "6 tăng, 6 giảm, 6 tăng tốc, bứt phá" để cùng đất nước phát triển, phấn đấu đến cuối năm 2025 có ít nhất từ 2-3 ngân hàng thương mại nằm trong nhóm 100 ngân hàng lớn mạnh nhất trong

Thủ tướng chỉ đạo không tăng giá các mặt hàng đột ngột, cùng thời điểm tăng lương Thủ tướng chỉ đạo nóng, thúc tiến độ đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội