Việt Nam tiêu thụ mì gói nhiều thứ 4 thế giới

Việt Nam đứng thứ 4 về tiêu thụ mì gói toàn cầu chỉ sau Indonesia và hai nước tỷ dân là Trung Quốc và Ấn Độ.

Nhu cầu mì ăn liền toàn cầu tăng lên mức kỷ lục 121,2 tỷ gói trong năm ngoái, theo những số liệu ngành mới công bố, tăng 7 năm liên tiếp và lập nhiều mức cao kỷ lục mới.

Số lượng gói mì bán ra trên toàn cầu trong năm 2022 tăng gần 2,6% so với năm 2021, theo số liệu của Hiệp hội Mì gói Thế giới (WINA) trụ sở tại Osaka – Nhật. Con số này được tính toán dựa trên số liệu từ khoảng 56 quốc gia trên thế giới.

Trung Quốc (bao gồm Hồng Kông) là thị trường mì gói hàng đầu thế giới trong năm ngoái. Indonesia đứng thứ 2, sau đó đến Ấn Độ, Việt Nam và Nhật.

Năm 2020, khi nhiều người bị buộc phải ở nhà do đại dịch COVID-19, nhu cầu mì gói toàn cầu tăng đột biến 9,5%. Mức tăng này giảm còn 1,4% trong năm 2021 và lại tăng mạnh trong năm 2022.

Trong năm ngoái, giá thực phẩm tại nhiều nước tăng do lạm phát cao, chính vì vậy nhiều người tiêu dùng tìm đến mì ăn liền, một lựa chọn giá cả hợp lý.

Mexico đứng đầu thế giới về mức tăng trưởng nhu cầu mì gói, tăng đến 17,2% trong năm 2021 và 11% trong năm 2022. Ngược lại, tại thị trường Bắc Mỹ, nhu cầu giảm 1,4% trong năm 2021 và sau đó mức tăng trưởng này hồi phục lên 3,4% trong năm 2022.

Quảng cáo

Mì gói vốn phổ biến khắp châu Á nơi mà các món đồ ăn có nước đã trở thành một phần của văn hóa, tuy nhiên nhu cầu sản phẩm mì gói cũng đang ngày một lớn hơn tại những nước như Mỹ và Mexico, nơi mà văn hóa này trước đây không tồn tại.

“Những người tiêu dùng thuộc tầng lớp trung lưu không ăn mì ăn liền trước đây giờ đang quen dần hơn với việc có nó trong cuộc sống hàng ngày của họ, lý do chính bởi lạm phát”, đại diện công ty sản xuất mì ăn liền của Nhật – Nissin Foods phát biểu.

Kết quả kinh doanh đã thể hiện rõ điều này, Nissin Foods và doanh nghiệp mì tôm khác đầu ngành của Nhật Toyo Suisan đều công bố lợi nhuận từ các thị trường ngoài Nhật tăng vọt trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 3/2023. Cả hai công ty này có kế hoạch mở nhà máy sản xuất tại Mỹ trước năm 2025 để đáp ứng cho nhu cầu tại Mỹ và Mexico tăng dần.

“Số lượng khách hàng thường xuyên ăn mì ăn liền đang tăng lên và chúng tôi sẽ bổ sung thêm nhiều hương vị mới”, Toyo Suisan nhấn mạnh.

Trong năm 2022, các doanh nghiệp mì ăn liền lớn tăng giá khoảng 10% và đến năm 2023 tăng giá thêm 10% nữa bởi giá nguyên liệu và đóng gói tăng cao. Việc giá tăng liên tiếp 10% trong liền 2 năm khá bất thường, tuy nhiên, khối lượng bán cũng không giảm nhiều.

Ngoài những sản phẩm mì ăn liền có giá cả phải chăng, người tiêu dùng còn muốn những sản phẩm có thể giúp họ tiết kiệm thời gian đồng thời mang lại giá trị dinh dưỡng cao. Các nhà sản xuất mì ăn liền đang nỗ lực cải tiến sản phẩm bằng cách làm cho chúng có nhiều dinh dưỡng hơn và sử dụng nguyên liệu tốt hơn.

Theo báo cáo gần đây của Vantage Market Research (Ấn Độ), thị trường mì ăn liền toàn cầu đạt giá trị 52,65 tỷ USD vào năm 2022 và dự kiến đạt 79,58 tỷ USD vào năm 2030. Báo cáo cho biết tốc độ tăng trưởng kép hàng năm của ngành đạt mức trung bình 5,3% trong giai đoạn từ nay cho đến cuối thập niên này.

Theo Nikkei

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Thế giới

Nhìn lại thị trường toàn cầu quý 3: Yên Nhật tăng vọt, giá dầu lao dốc

Quý 3/2024 với những biến động mạnh mẽ trên các thị trường vừa kết thúc: Đồng yên tăng giá mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008, các ngân hàng trung ương nhanh chóng chuyển hướng sang nới lỏng tiền tệ, giá dầu lao dốc, giá vàng tỏa sáng và

Ngân hàng UOB: Nhiều doanh nghiệp đa quốc gia tại Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng từ thuế tối thiểu toàn cầu Cuộc đua phi đô la hoá "nóng lên" trên toàn cầu: Nhân dân tệ, bảng Anh, euro - đâu sẽ là nhân tố "truất ngôi vương" của đồng bạc xanh?

Trung Quốc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng do tăng trưởng kinh tế suy giảm

Ngày 27/9, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho biết sẽ cắt giảm 50 điểm cơ bản lượng tiền mặt mà các ngân hàng phải nắm giữ, mức giảm lần thứ hai trong năm nay nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đang chững lại.

Trung Quốc được dự đoán sẽ 'gom' vàng trở lại, khiến giá vàng tiếp tục phá đỉnh Ông trùm dầu mỏ lớn thứ 2 thế giới chuẩn bị bơm lượng lớn dầu giá rẻ đến Trung Quốc, dầu Nga thêm áp lực

Cước vận tải đường không từ Bangladesh tăng mạnh nhất thế giới

Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng ở Bangladesh dẫn tới tình trạng gián đoạn hoạt động tại nhà máy trong những tuần gần đây cũng như sự thay đổi quyền lực của Chính phủ nước này không phải là mối quan tâm lớn duy nhất đối với các công ty may mặc ở nước ngoài

Cước vận tải đi Mỹ, EU tăng mạnh, thách thức mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản "Ác mộng" đại dịch trở lại: Mùa cao điểm chưa tới, giá cước vận tải biển đã "nhảy múa"

Tham vọng soán ngôi thống trị của đồng USD, BRICS và xu hướng phi đô la hoá có thể đi xa đến đâu?

Nhiều chuyên gia và nhà phân tích cho rằng vị thế của đồng USD trong hệ thống tài chính toàn cầu vẫn vững như bàn thạch. Nhưng nhiều quốc gia bao gồm khối BRICS đang không ngừng tìm kiếm lựa chọn thay thế để thoát khỏi sự phụ thuộc này.

Đồng USD sẽ là “người chiến thắng” duy nhất trong cuộc chiến thương mại giữa phương Tây và Trung Quốc Đồng USD suy yếu kéo dòng tiền đầu tư chảy mạnh vào kim loại quý