Vượt dự đoán: Việt Nam thành 'người chơi lớn' trong lĩnh vực tạo địa chấn toàn cầu, có khả năng định hình cục diện

Shell cho biết họ đã chứng kiến "sự tăng trưởng vượt bậc" trên thị trường này trong 2 tháng qua và một trong những động lực chính cho bước tiến đó đến từ Việt Nam.

Tàu chở 70.000 tấn LNG cập bến kho cảng LNG Thị Vải ở Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: Người lao động
Tàu chở 70.000 tấn LNG cập bến kho cảng LNG Thị Vải ở Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: Người lao động

'Người chơi lớn' với sức ảnh hưởng mạnh

Bất chấp những dự đoán không mấy khả quan và những nghi ngại do rào cản về giá cả, cũng như khả năng ký hợp đồng mua bán dài hạn, Việt Nam đang trên đà trở thành "người chơi lớn" trên thị trường Khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) toàn cầu.

Chuyên gia phân tích James Hyerczyk của Fxempire (cổng thông tin tài chính toàn cầu có trụ sở tại Israel) cho biết, ông tin tưởng vào khả năng trên do quy hoạch Điện VIII được chính phủ Việt Nam phê duyệt gần đây đã đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng nhằm tăng cường năng lượng điện gió và khí đốt.

Trước đó, vào ngày 18/7 năm nay, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã hoàn thành việc tiếp nhận gần 70.000 tấn khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) đầu tiên về kho cảng Thị Vải, cho thấy bước tiến quan trọng đối với ngành công nghiệp khí tại Việt Nam nói riêng và ngành công nghiệp năng lượng nói chung.

Với lô hàng này, Việt Nam đã chính thức hòa mình vào xu hướng LNG của thế giới. LNG đang là cái tên gây "địa chấn" trên khắp các châu lục với sức hút được ví như "cơn sốt vàng".

1 (4).jpg
Việt Nam đang trên đà trở thành "người chơi lớn" trên thị trường LNG. Ảnh: Người lao động

Ông Hyerczyk nhận định, việc Việt Nam thay đổi chiến lược, hướng tới nguồn năng lượng sạch hơn, đồng thời có các cam kết tài chính bền vững để thực hiện mục tiêu này, đã nhấn mạnh vai trò mới nổi của Việt Nam với tư cách là nhà nhập khẩu LNG.

Đáng nói, trong quá trình trở thành nhà nhập khẩu LNG lớn, nhu cầu ngày càng tăng của Việt Nam về khí hóa lỏng có thể trở thành yếu tố thúc đẩy hoặc củng cố cơ cấu giá của LNG trong các khung thời gian khác nhau.

Cụ thể, trong ngắn hạn, sự tập trung trước mắt của Việt Nam vào LNG phần nào phản ánh nhu cầu đối với loại khí này đang gia tăng đáng kể trên toàn cầu. Dự kiến tới năm 2030, LNG sẽ chiếm một phần đáng kể trong chương trình năng lượng của Việt Nam và thay đổi này có thể đẩy giá LNG tăng cao.

Tới năm 2030, các nguồn năng lượng tái tạo như gió và mặt trời dự kiến sẽ đáp ứng gần 31% nhu cầu năng lượng của Việt Nam. Tuy nhiên, vai trò của LNG tiếp tục được duy trì. Nhu cầu LNG trong dài hạn, cùng với các khoản đầu tư lớn của Việt Nam, có khả năng sẽ góp phần thúc đẩy giá LNG toàn cầu ở mức cao trong trung hạn.

Vào năm 2025, ngay cả khi Việt Nam đầu tư mạnh vào các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng gió, LNG vẫn được kỳ vọng sẽ đóng vai trò là nguồn thay thế đáng tin cậy, sạch hơn than, từ đó duy trì vai trò quan trọng trong động lực năng lượng toàn cầu và giữ giá ổn định trong dài hạn.

Điểm sáng trên thị trường LNG

CNBC dẫn lời chuyên gia nhận định, các nước Đông Nam Á dự kiến sẽ là động lực chính cho thị trường LNG vào năm 2030.

Giao dịch thương mại khí tự nhiên hóa lỏng trên toàn cầu đã tăng lên mức kỷ lục trong năm 2022, chủ yếu do nhu cầu tăng vọt từ châu Âu nhằm giảm phụ thuộc vào nguồn cung từ Nga. Tuy nhiên, nhu cầu LNG của châu Âu dự kiến sẽ sụt giảm trong vài năm tới.

Ông Tony Regan, trưởng bộ phận khí đốt châu Á-Thái Bình Dương của NexantECA (công ty tư vấn về năng lượng và lọc dầu) cho biết, nhu cầu LNG từ châu Âu dự kiến sẽ đạt đỉnh vào năm 2027, trước khi giảm vào năm 2030. Và khi đó, "Đông Nam Á, nhất là Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, sẽ là động lực tăng trưởng".

Dự báo tới năm 2033, nhu cầu LNG ở Đông Nam Á là 73 triệu tấn/năm, chiếm 12% thị trường LNG toàn cầu và tăng gấp 4 lần so với năm 2022.

Đặc biệt, theo ông Regan, Việt Nam là điểm sáng trên thị trường LNG. Đồng quan điểm với ông Hyerczyk , ông Regan cũng dự đoán nhu cầu LNG của Việt Nam sẽ tăng mạnh trong vài năm tới sau Quy hoạch điện VIII.

Việt Nam là điểm sáng trên thị trường LNG. Ảnh: Offshore Energy
Việt Nam là điểm sáng trên thị trường LNG. Ảnh: Offshore Energy

Trung tâm Chính sách Năng lượng Toàn cầu của Đại học Columbia cho biết, Việt Nam được coi là thị trường tăng trưởng LNG quan trọng, do có mức gia tăng dân số và phát triển kinh tế mạnh mẽ. Hai yếu tố này dự kiến sẽ thúc đẩy nhu cầu năng lượng của Việt Nam.

S&P Global ước tính GDP của Việt Nam sẽ tăng từ 327 tỷ USD vào năm 2022 lên 760 tỷ USD vào năm 2030.

Theo dự báo của công ty phân tích và tư vấn Mordor Intelligence, thị trường LNG toàn cầu được sẽ tăng giá trị từ 74,60 tỷ USD vào năm 2023 lên 103,41 tỷ USD vào năm 2028.

Tập đoàn năng lượng khổng lồ Shell cho biết họ đã chứng kiến "sự tăng trưởng vượt bậc" trên thị trường LNG trong 2 tháng qua và nhấn mạnh có 3 quốc gia là động lực chính cho sự tăng trưởng này, hai trong số đó đến từ Đông Nam Á.

Tại hội nghị Gastech gần đây được tổ chức tại Singapore, Phó chủ tịch điều hành của Shell Energy, Steve Hill cho biết: "Chúng tôi đã cung cấp sản phẩm cho ba quốc gia mới là Đức, Việt Nam và Philippines, tất cả đều là những thị trường LNG rất tiềm năng ".

"Các thị trường này đã phá vỡ thách thức trong việc nhập khẩu LNG và hiện nắm giữ tiềm năng tăng trưởng lớn này", ông Hill nói, đồng thời nhấn mạnh rằng các quốc gia này gần đây đã nhận được lô hàng LNG đầu tiên, củng cố thêm bước tiến cho tham vọng LNG của họ.

Trước đó, hãng tin Reuters cho rằng Việt Nam đang 'đánh cược vào LNG' và đưa ra nhận định không mấy lạc quan về khả năng Việt Nam có thể duy trì mục tiêu đề ra do những thách thức về giá cả, cũng như việc thiếu hợp đồng cung cấp dài hạn.

Tuy nhiên, hãng tin Sputnik cho rằng Việt Nam đang trở thành thị trường màu mỡ và đầy tiềm năng cho các nhà cung cấp khí. Việt Nam hoàn toàn có khả năng nhập khẩu LNG từ Mỹ, Australia, Qatar. Về dài hạn, Việt Nam có thể cân nhắc nhập khẩu thêm LNG từ Nga và các nước Trung Đông để đảm bảo nguồn cung.

Hiện tại, ít nhất 2 tập đoàn lớn, bao gồm NOVATEK (Nga) và ExxonMobil (Mỹ) đã làm việc với Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Gas) để tìm kiếm cơ hội cung cấp LNG cho Việt Nam.

Theo Nhịp sống Thị trường

Cùng chuyên mục Thế giới

HSBC: Quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam – Nhật Bản có nhiều tiềm năng tăng trưởng lớn

HSBC: Quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam – Nhật Bản có nhiều tiềm năng tăng trưởng lớn

Thương mại song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản đã tăng trưởng hơn 90 lần trong vòng ba thập kỷ qua nhờ những nỗ lực tích cực trong tự do hóa thương mại, giúp Nhật Bản trở thành đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam.

Nhật Bản: CPI tháng 10 tăng 2,9%, giá dịch vụ tăng nhanh nhất trong 30 năm "Đi nhanh, dễ gặp tai nạn", "chậm mà chắc" như các hãng xe Nhật lại hay - Toyota, Honda, Nissan báo lợi nhuận phi mã, ung dung nhìn đối thủ 'loay hoay' với xe điện
ING: FED sẽ cắt giảm lãi suất 6 lần trong năm 2024

ING: FED sẽ cắt giảm lãi suất 6 lần trong năm 2024

Theo một lưu ý ngày 30/11 từ ING Economics, với một nền kinh tế đang có dấu hiệu giảm tốc rõ ràng, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể sẽ cắt giảm lãi suất ít nhất 6 lần trong năm 2024.

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành việc xuất hóa đơn bán lẻ xăng dầu theo từng lần bán ngay trong tháng 12/2023 Không chỉ PDR, NVL cũng được thêm vào danh mục chỉ số FTSE Vietnam Index
Bật tăng 8,9% trong 1 tháng, S&P 500 khiến phe hoài nghi Phố Wall ngỡ ngàng

Bật tăng 8,9% trong 1 tháng, S&P 500 khiến phe hoài nghi Phố Wall ngỡ ngàng

Thị trường chứng khoán Mỹ vừa có tháng 11 tăng cao thứ hai trong 43 năm.

Giá dầu vẫn giảm sâu bất chấp quyết định hạ mạnh sản lượng của OPEC+ Gần 1 tỷ USD trái phiếu đáo hạn vào cuối năm: Các công ty liên quan đến Vạn Thịnh Phát, Novaland, FLC đóng góp nghìn tỷ, LDG có Chủ tịch vừa bị khởi tố cũng sẽ phải trả hàng trăm tỷ
Giá dầu vẫn giảm sâu bất chấp quyết định hạ mạnh sản lượng của OPEC+

Giá dầu vẫn giảm sâu bất chấp quyết định hạ mạnh sản lượng của OPEC+

Tổng sản lượng của OPEC+ ước tính khoảng 43 triệu thùng dầu/ngày, như vậy trong năm vừa qua, tổng mức cắt giảm sản lượng ước tính khoảng 5 triệu thùng dầu/ngày.

Kỳ vọng OPEC+ hạ mạnh sản lượng đẩy giá dầu tăng cao “Đại gia” dầu khí được dự báo trúng gói thầu 100 triệu USD tại mỏ Lạc Đà Vàng, cổ phiếu tăng bốc lên sát đỉnh lịch sử
Kỳ vọng OPEC+ hạ mạnh sản lượng đẩy giá dầu tăng cao

Kỳ vọng OPEC+ hạ mạnh sản lượng đẩy giá dầu tăng cao

Trong tuần trước, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EAI) bất ngờ công bố dự trữ dầu thô và dầu chưng cất tăng cao đột biến, cho thấy nhu cầu yếu đi. Dự trữ xăng cũng tăng cao hơn so với kỳ vọng, theo số liệu công bố.

“Đại gia” dầu khí được dự báo trúng gói thầu 100 triệu USD tại mỏ Lạc Đà Vàng, cổ phiếu tăng bốc lên sát đỉnh lịch sử
Lý do các dự báo kinh tế Trung Quốc bị các tổ chức nghiên cứu điều chỉnh nhiều lần

Lý do các dự báo kinh tế Trung Quốc bị các tổ chức nghiên cứu điều chỉnh nhiều lần

Diễn biến kinh tế Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào các động thái chính sách của chính phủ Trung Quốc, chính vì vậy mỗi khi có những diễn biến mới, dự báo sẽ được điều chỉnh.

Trung Quốc có còn là động lực chi phối thị trường hàng hóa toàn cầu? Trung Quốc khai phá nơi tăm tối chưa ai từng đến: Cuối cùng đã chạm tay vào "báu vật" lớn nhất hành tinh
Trung Quốc có còn là động lực chi phối thị trường hàng hóa toàn cầu?

Trung Quốc có còn là động lực chi phối thị trường hàng hóa toàn cầu?

Theo thành ngữ Trung Quốc, một con lạc đà gầy hơn vẫn lớn hơn một con ngựa. Từ góc độ hàng hóa, các nhà đầu tư không nên quá tập trung vào sự mất cân bằng kinh tế của Trung Quốc mà quên đi thực tế rằng đó vẫn là thị trường quá lớn để có thể bỏ qua.

Vì sao quỹ ETF tập trung vào cổ phiếu chứng khoán, ngân hàng bị rút vốn mạnh? "Tàu lượn" VN-Index
Trung Quốc khai phá nơi tăm tối chưa ai từng đến: Cuối cùng đã chạm tay vào "báu vật" lớn nhất hành tinh

Trung Quốc khai phá nơi tăm tối chưa ai từng đến: Cuối cùng đã chạm tay vào "báu vật" lớn nhất hành tinh

Đáy đại dương đang trở thành sân khấu cạnh tranh tài nguyên toàn cầu tiếp theo trên thế giới và Trung Quốc sắp thống trị nơi này.

Bất chấp giá nhà đất "đang ở đỉnh", nhà đầu tư Trung Quốc vẫn liên tục xuống tiền mua bất động sản ở quốc gia này Dr.Thanh và chiêu chiếm đoạt hơn 600 tỷ đồng của “đại gia” Kim Oanh trong cơn “sốt đất”
Bất chấp giá nhà đất "đang ở đỉnh", nhà đầu tư Trung Quốc vẫn liên tục xuống tiền mua bất động sản ở quốc gia này

Bất chấp giá nhà đất "đang ở đỉnh", nhà đầu tư Trung Quốc vẫn liên tục xuống tiền mua bất động sản ở quốc gia này

Theo các doanh nghiệp môi giới, người mua tới từ Trung Quốc đang mạnh tay chi tiền cho những căn hộ tại Australia bất chấp giá nhà đã rất cao trong khi đà tăng lãi suất chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Dr.Thanh và chiêu chiếm đoạt hơn 600 tỷ đồng của “đại gia” Kim Oanh trong cơn “sốt đất” Thị trường bị đè trong phiên đầu tuần, thanh khoản thất thế
Cổ phiếu tăng gần 40% chỉ trong một phiên sau thông tin bán mình cho gã khổng lồ thương mại điện tử

Cổ phiếu tăng gần 40% chỉ trong một phiên sau thông tin bán mình cho gã khổng lồ thương mại điện tử

Cổ phiếu của iRobot, nhà sản xuất robot hút bụi Roomba, đóng cửa với mức tăng 39% trong phiên giao dịch cuối cùng của tuần sau khi xuất hiện báo cáo cho biết Liên minh châu Âu (EU) chuẩn bị phê duyệt thương vụ bán mình 1,7 tỷ USD của công ty cho Amazon.

Pyn Elite Fund tăng tỷ trọng cổ phiếu ngân hàng, dự báo VN-Index khởi sắc trong thời gian tới Sắp diễn ra giao dịch cổ phiếu trị giá hơn 5.000 tỷ đồng giữa người nhà Chủ tịch Techcombank
Khổ như EU: Dự trữ đầy kho vẫn thấp thỏm từng ngày vì khí đốt - Chuyên gia khẳng định còn 'sống chung với lũ' dài dài

Khổ như EU: Dự trữ đầy kho vẫn thấp thỏm từng ngày vì khí đốt - Chuyên gia khẳng định còn 'sống chung với lũ' dài dài

Chỉ một cuộc đình công ở cảng xuất khẩu ở Úc hay một đợt rét đậm bất thường ở Nhật Bản, Trung Quốc, giá khí đốt tại châu Âu sẽ lập tức leo thang.

Dòng tiền đang chuẩn bị đổ mạnh vào lĩnh vực bất động sản? Thủ tướng chỉ đạo thúc đẩy tiến độ 86 dự án hạ tầng giao thông trọng điểm
Warren Buffett vừa “chào tạm biệt” công ty ví điện tử lớn nhất của một quốc gia châu Á

Warren Buffett vừa “chào tạm biệt” công ty ví điện tử lớn nhất của một quốc gia châu Á

Thông qua giao dịch lô lớn, Berkshire Hathaway đã rút khỏi Paytm (công ty thanh toán lớn nhất Ấn Độ).

Nhật Bản: CPI tháng 10 tăng 2,9%, giá dịch vụ tăng nhanh nhất trong 30 năm Dr.Thanh chiếm đoạt hơn 600 tỷ ở 2 dự án địa ốc của nữ “đại gia” Kim Oanh: “Đây là cuộc chơi của Thanh, phải chơi theo luật của Thanh”
Nhật Bản: CPI tháng 10 tăng 2,9%, giá dịch vụ tăng nhanh nhất trong 30 năm

Nhật Bản: CPI tháng 10 tăng 2,9%, giá dịch vụ tăng nhanh nhất trong 30 năm

Dữ liệu chính phủ công bố ngày 24/11 cho thấy, lạm phát tiêu dùng lõi của Nhật Bản đã tăng lên 2,9% trong tháng 10 so với cùng kỳ năm trước, với giá dịch vụ đánh dấu mức tăng nhanh nhất trong 3 thập kỷ, gây áp lực lên Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) khi thước đo chính này vẫn cao hơn mục tiêu trong thời gian dài, hơn một năm.

Dr.Thanh chiếm đoạt hơn 600 tỷ ở 2 dự án địa ốc của nữ “đại gia” Kim Oanh: “Đây là cuộc chơi của Thanh, phải chơi theo luật của Thanh” Lạm phát vượt 60%, một quốc gia tăng lãi suất ngất ngưởng 40%