14 Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước hoàn thành và vượt kế hoạch doanh thu năm 2023

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Hồ Sỹ Hùng, lợi nhuận trước thuế của 19 tập đoàn, tổng công ty nếu không tính Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ước đạt 53.256 tỷ đồng, bằng 166% kế hoạch đặt ra năm 2023 và hơn 110% so với cùn

Doanh thu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đạt 940.000 tỷ đồng, vượt 9.300 tỷ đồng so với năm 2022
Doanh thu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đạt 940.000 tỷ đồng, vượt 9.300 tỷ đồng so với năm 2022

Tổng doanh thu đạt hơn 1,13 triệu tỷ đồng

Ngày 20/12, tại Hội nghị tổng kết năm 2023 của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Uỷ ban - CMSC), Phó Chủ tịch Ủy ban Hồ Sỹ Hùng cho biết tổng doanh thu công ty mẹ 19 tập đoàn, tổng công ty do Ủy ban quản lý đạt hơn 1,13 triệu tỷ đồng, đạt hơn 105% kế hoạch năm 2023 và hơn 96,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đáng chú ý, có tới 14/19 tập đoàn, tổng công ty hoàn thành và vượt kế hoạch về doanh thu; 15/19 đơn vị hoàn thành và vượt kế hoạch về lợi nhuận trước thuế năm nay. Thậm chí Vinacafe còn có lãi sau nhiều năm thua lỗ.

Lợi nhuận trước thuế của 19 tập đoàn, tổng công ty nếu không tính Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ước đạt 53.256 tỷ đồng, bằng 166% kế hoạch đặt ra năm 2023 và hơn 110% so với cùng kỳ năm 2022. Nhưng nếu tính cả EVN, lợi nhuận trước thuế chỉ còn đạt 28.661 tỷ đồng, bằng 89,39% kế hoạch năm 2023.

Nộp ngân sách nhà nước đạt 79.252 tỷ đồng, bằng 199% kế hoạch năm 2023 và bằng 120% so với cùng kỳ năm 2022. Có 16/19 tập đoàn, tổng công ty hoàn thành và vượt kế hoạch về nộp ngân sách nhà nước.

Tại hội nghị, ông Lê Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết năm 2023, tổng doanh thu PVN tính đến nay đạt 940.000 tỷ đồng, vượt 9.300 tỉ đồng so với năm 2022, còn lợi nhuận trước thuế hợp nhất ước đạt 54.000 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, một số tập đoàn, tổng công ty đã tích cực mở rộng thị trường, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, đóng góp vào sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, như kim ngạch xuất khẩu gạo của Vinafood 1 ước đạt 523 triệu USD, bằng 176% kế hoạch năm.

Kim ngạch xuất khẩu gạo của Vinafood 2 đạt trên 700 triệu USD, bằng 209% kế hoạch năm và bằng 163,28% so với cùng kỳ…

vinafood-2-xuat-khau-gao-4423.jpg
Xuất khẩu gạo của Vinafood 2 đạt trên 700 triệu USD, bằng 209% kế hoạch năm

Tuy nhiên, theo Ủy ban, vẫn có một số tập đoàn, tổng công ty vẫn chưa đạt được một số chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh được giao.

Một số dự án đầu tư còn chậm tiến độ triển khai và giải ngân, công tác thanh quyết toán các dự án xây dựng cơ bản kéo dài làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn lực.

Theo đó, năm 2023, số vốn đã giải ngân đầu tư của 19 tập đoàn, tổng công ty do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu hơn 161 ngàn tỷ đồng (bằng gần 80% kế hoạch năm).

Quảng cáo

Cùng với đó, việc tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn, sắp xếp lại nhà, đất tại các tập đoàn, tổng công ty nhìn chung còn chậm so với yêu cầu đề ra.

EVN lỗ sâu kéo lùi kế hoạch đề ra của Uỷ ban

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng giám đốc EVN, cho biết doanh thu bán điện toàn EVN năm 2023 ước đạt 492.590 tỷ đồng, tăng 7,8% so với năm 2022.

Tuy nhiên, theo ông Tuấn, năm 2023 vẫn là một năm khó khăn với EVN. Dù tập đoàn đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp, tối ưu dòng tiền, tài chính, tăng giá bán lẻ điện 2 lần (tăng 3% từ ngày 4-5 và tăng 4,5% từ ngày 9-11), nhưng vẫn không bù đắp chi phí mua điện tăng cao. Kết quả, công ty mẹ EVN vẫn dự kiến lỗ 24.499 tỷ đồng năm 2023.

Bên cạnh đó, từ cuối tháng 4-2023, do một loạt nguyên nhân đã dẫn đến việc tiết giảm điện một số ngày trong tháng 6-2023 các địa phương khu vực miền Bắc. Nguyên nhân là do phụ tải tăng cao, trong khi nước về các hồ thủy điện rất kém, sự cố các tổ máy, thiếu than...

Tiếp tục kiện toàn, thống nhất chức năng đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại doanh nghiệp

Tại Hội nghị, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Nội chính Trung ương Võ Văn Dũng đánh giá cao những kết quả đã đạt được của CMSC khi nhiều chỉ tiêu kinh tế - tài chính tăng vượt và tăng khá so với cùng kỳ năm trước.

Thành công này rất quan trọng, góp phần làm bức tranh kinh tế trong nước sáng lên trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới còn ảm đạm. Đây là sự nỗ lực lớn của Ủy ban, các tập đoàn, tổng công ty trực thuộc với những cách làm mới… cùng sự quan tâm, chỉ đạo của Chính phủ và các bộ, ngành.

Trong năm 2024 và thời gian tới, cùng với việc thực hiện tốt các kế hoạch về sản xuất, kinh doanh, đề nghị các tập đoàn, tổng công ty chú trọng phát triển về văn hóa doanh nghiệp, tăng cường các yếu tố về văn hóa trong điều hành, lãnh đạo doanh nghiệp.

Ủy ban cũng như các tập đoàn, tổng công ty phải xem đây là nhiệm vụ chi phối, nòng cốt trong các nhiệm vụ chính trị, kinh tế được giao.

“Cần xây dựng văn hóa doanh nghiệp để làm cho mọi người cùng yêu doanh nghiệp, yêu tập đoàn của mình, từ đó sẽ xem doanh nghiệp nhà nước như doanh nghiệp của mình để chăm lo, chắt chiu, bảo vệ, giữ uy tín, cải tiến kỹ thuật...” - ông Võ Văn Dũng nói.

1144-nguyyn-hoang-anh-6972.jpg
Ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp

Tiếp thu những ý kiến trên, Chủ tịch CMSC Nguyễn Hoàng Anh khẳng định, việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, gắn với đạo đức nghề nghiệp sẽ giúp nâng cao vai trò, năng lực của các tập đoàn, tổng công ty trong phát triển kinh tế.

Định hướng trong năm 2024, ông Nguyễn Hoàng Anh đề nghị, các tập đoàn, tổng công ty cần giải quyết những nút thắt, để hoàn thành các nhiệm vụ được giao trong năm 2024 - 2025 và thực hiện kế hoạch 5 năm, từ đó phát huy vai trò dẫn dắt, mở đường cho các thành phần kinh tế khác cùng phát triển.

“Thời gian tới, Ủy ban sẽ tiếp tục thực hiệu hiệu quả, hoàn thiện hành lang pháp lý, phát triển mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động để thực hiện tốt hơn chức năng cơ quan chuyên trách, chuyên nghiệp thực hiện thống nhất chức năng đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại doanh nghiệp” - Chủ tịch CMSC nêu rõ.

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Rủi ro thuế quan tác động đến phát hành trái phiếu doanh nghiệp phi tài chính năm 2025

Hoạt động phát hành sẽ duy trì ổn định, tiếp tục dẫn dắt bởi các chủ đầu tư (CĐT) bất động sản (BĐS) nhà ở. Ngành ô tô và điện có thể tăng trưởng mạnh phát hành mới, trong khi các doanh nghiệp BĐS công nghiệp sẽ gặp khó khăn do rủi ro thuế quan.

Lợi suất thấp kỷ lục khiến Ngân hàng Trung ương Trung Quốc ngừng mua trái phiếu chính phủ Sẽ có 217 nghìn tỷ đồng trái phiếu đáo hạn năm 2025

VARS: Nghị quyết 68 mang đến cơ hội bứt phá cho thị trường bất động sản trong trung và dài hạn

Mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về Phát triển kinh tế tư nhân. Nghị quyết xác định rõ kinh tế tư nhân là “một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia”.

Cơn sóng ngầm cổ phiếu bất động sản Ước tính KQKD quý I/2025 của loạt doanh nghiệp bất động sản "hot": Vinhomes có thể tăng trưởng hơn 1.200%, KDH tăng 700%

Những đầu tàu kinh tế tư nhân Vingroup, Thaco, Hòa Phát, FPT… đang đóng góp bao nhiêu vào ngân sách Nhà nước?

Trong năm 2024, Vingroup đã nộp ngân sách Nhà nước hơn 56.000 tỷ đồng, trong khi, Thế Giới Di Động, Hòa Phát, FPT cũng lần lượt đóng góp 19.700 tỷ đồng, 13.400 tỷ đồng và 9.200 tỷ đồng.

Bội thu ngân sách 9 tháng đạt gần 192 nghìn tỷ đồng 11 tháng, thu ngân sách nhà nước vượt 6,3% dự toán năm 2024

GDP 2024 đạt 475 tỷ USD, Việt Nam cần bao lâu để vượt mốc 1.000 tỷ USD?

Dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy, quy mô GDP Việt Nam theo giá hiện hành vào năm 1986 ghi nhận ở mức 43 tỷ USD. Đến năm 2008, con số này đã tăng lên mức 125 tỷ USD, cao gấp 3 lần so với thời điểm 1986.

GDP Việt Nam ảnh hưởng ra sao sau quyết định áp thuế đối ứng của Mỹ? GDP quý I/2025 của Việt Nam tăng 6,93%, cao nhất trong vòng 6 năm

Đẩy nhanh tiến độ dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 54/CĐ-TTg ngày 30/4/2025 về việc đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Tp.HCM chưa đầu tư mở rộng vành đai 3 giai đoạn 2, dành vốn làm thêm cao tốc khác Bộ GTVT ưu tiên hơn 55.000 tỉ đồng mở rộng ngay 5 tuyến cao tốc này

Thuế đối ứng sẽ làm lãi suất ngân hàng thay đổi như thế nào?

Các chuyên gia cho rằng Ngân hàng Nhà nước vẫn còn dư địa điều hành chính sách tiền tệ. Cụ thể, nhà điều hành sẽ giảm lãi suất, kiểm soát cung tiền để ổn định tỷ giá, lạm phát.

Nâng mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2025 lên 16% NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16% cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Mỹ ra sao trong tháng 1/2025

Cập nhật mới nhất từ Cục Thống kê (Bộ Tài chính) cho thấy, trong tháng 1/2025, Việt Nam xuất sang Mỹ lượng hàng hóa trị giá khoảng 10,49 tỷ USD trong khi nhập khoảng 1,15 tỷ USD.

Kỷ lục mới của kinh tế Việt Nam: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 đạt 786,29 tỷ USD Tổng thống Donald Trump áp thuế 25% đối với tất cả các loại thép, nhôm nhập khẩu

Sắc đỏ bao trùm thị trường hàng hoá sau "cú sốc" thuế quan

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới vừa trải qua một tuần biến động rất mạnh và nhiều bất ngờ. Toàn bộ thị trường năng lượng và kim loại chìm trong sắc đỏ. Chỉ số MXV-Index lao dốc tới hơn 6,5% xuống mức

Mỹ nâng thuế nhập khẩu nhôm, thép từ Canada lên 50%, thị trường hàng hoá tăng mạnh Cổ phiếu GEX tiếp đà “thăng hoa”, VN-Index thoát hiểm phút cuối

Quý I/2025: Tín dụng tăng gấp 2,5 lần cùng kỳ, lãi suất cho vay tiếp tục giảm

Tính đến hết quý I/2025, tăng trưởng tín dụng đạt 3,93% gấp 2,5 lần so với mức 1,42% cùng kỳ năm trước. Lãi suất cho vay tiếp tục giảm 0,4% so với cuối năm 2024 cho thấy nỗ lực của hệ thống ngân hàng trong việc hỗ trợ nền kinh tế

TP. Hồ Chí Minh: Tín dụng năm 2024 tăng 11,34% Nâng mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2025 lên 16%