CPI Việt Nam tăng gần 1% trong tháng 1, nguyên nhân do đâu?

Tổng cục Thống kê mới đây đã công bố số liệu về tình hình kinh tế - xã hội tháng 1/2025.

Theo Tổng cục Thống kê, một số địa phương thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo Thông tư số 21/2024/TT-BYT, giá dịch vụ giao thông, thực phẩm tăng do nhu cầu đi lại và mua sắm của người dân tăng trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2025 tăng 0,98% so với tháng trước.

So với cùng kỳ năm 2024, CPI tháng 1/2025 tăng 3,63%; lạm phát cơ bản tháng 01/2025 tăng 3,07%.

Trong mức tăng 0,98% của CPI tháng 1/2025 so với tháng trước có 9 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, 02 nhóm hàng có chỉ số giá giảm.

Cụ thể, 9 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng gồm:

- Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất với tăng 9,47% so với tháng trước làm CPI chung tăng 0,51 điểm phần trăm.

Trong đó, chỉ số giá nhóm dịch vụ y tế tăng 12,57% do một số địa phương triển khai áp dụng giá dịch vụ y tế mới theo Thông tư số 21/2024/TT-BYT ngày 17/10/2024 của Bộ Y tế quy định phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

Bên cạnh đó, thời tiết chuyển sang mùa đông, nhiệt độ chênh lệch nhiều giữa ban ngày và ban đêm nên bệnh cảm cúm, đường hô hấp gia tăng, nhu cầu tiêu dùng các loại thuốc về giảm đau, hạ sốt, đường hô hấp, vitamin và khoáng chất của người dân tăng.

Cụ thể, giá nhóm thuốc vitamin và khoáng chất tăng 0,34%; thuốc đường tiêu hóa tăng 0,16%; thuốc tác dụng trên đường hô hấp tăng 0,12%.

- Nhóm giao thông tăng tăng 0,95% (làm CPI chung tăng 0,09 điểm phần trăm).

Trong đó, nhu cầu đi lại của người dân tăng vào dịp cuối năm làm cho giá vận tải hành khách bằng đường hàng không tăng 11,08%; vận tải hành khách đường bộ và vận tải hành khách bằng đường thủy cùng tăng 1,73%; vận tải hành khách bằng đường sắt tăng 1,71%; vận tải hành khách bằng xe buýt tăng 0,24%.

Chỉ số giá xăng tăng 2,02%, chỉ số giá dầu diezen tăng 4,99% do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá xăng, dầu trong nước. Giá phụ tùng ô tô tăng 0,66%; lốp, săm xe máy tăng 0,28%; phụ tùng khác của xe máy tăng 0,4%.

Dịch vụ thuê ô tô, xe máy tự lái tăng 0,68%; dịch vụ bảo dưỡng phương tiện đi lại tăng 0,56%, dịch vụ rửa xe, bơm xe tăng 0,48% do chi phí nhân công và nhu cầu tăng trong dịp cuối năm; học phí lái xe tăng 0,13%.

Ở chiều ngược lại, giá xe ô tô mới giảm 0,26% so với tháng trước do các hãng xe áp dụng chương trình khuyến mại để kích cầu tiêu dùng.

Quảng cáo

Tốc độ tăng/giảm CPI tháng 01/2025 so với tháng trước

- Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,74% (tác động làm CPI chung tăng 0,25 điểm phần trăm). Trong đó: Lương thực tăng 0,3% ; thực phẩm tăng 0,97% (tác động làm CPI chung tăng 0,21 điểm phần trăm); ăn uống ngoài gia đình tăng 0,33% .

- Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,69% do nhu cầu tiêu dùng và sử dụng làm quà biếu tặng tăng vào dịp Tết Nguyên đán khiến giá rượu bia tăng 0,8%; thuốc hút tăng 0,7%; đồ uống không cồn tăng 0,36%.

- Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,51%, chủ yếu tăng giá ở một số mặt hàng: Dịch vụ cắt tóc, gội đầu tăng 1,91%; nhóm đồ trang sức tăng 0,95%; dịch vụ về cưới hỏi tăng 0,56%...

- Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,38% do chi phí nhân công, chi phí vật liệu, nhu cầu mua sắm quần áo mùa đông và chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ tăng.

Trong đó, may mặc khác tăng 0,65% so với tháng trước; dịch vụ may mặc tăng 0,63%; quần áo may sẵn tăng 0,4%; dịch vụ giày dép tăng 0,37%; vải các loại tăng 0,3%; giày dép tăng 0,24%; mũ nón tăng 0,17%.

- Nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,35% (tác động làm tăng CPI chung 0,07 điểm phần trăm), chủ yếu tăng giá ở một số mặt hàng sau: Giá thuê nhà tăng 0,84% do nhu cầu thuê chung cư, nhà trọ tăng, ngoài ra giá bất động sản tăng cao thời gian qua đã khiến các hộ kinh doanh cho thuê nhà tăng giá để phù hợp với chi phí đầu tư; giá dịch vụ sửa chữa nhà ở tăng 0,74%...

Ở chiều ngược lại, giá điện sinh hoạt giảm 0,51% so với tháng trước; giá nước sinh hoạt giảm 0,29% do nhu cầu tiêu dùng giảm trong mùa đông. Giá gas giảm 1,26% do từ ngày 01/01/2025, giá gas trong nước điều chỉnh giảm 7.200 đồng/bình 12 kg sau khi giá gas thế giới giảm 12,5 USD/tấn chỉ còn ở mức 620 USD/tấn.

- Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,31% do nhu cầu tiêu dùng tăng vào mùa cưới và dịp Tết Nguyên đán.

Trong đó, giá dịch vụ trong gia đình tăng 1,73%; giá máy xay sinh tố, ép hoa quả tăng 0,8%; hàng thủy tinh, sành, sứ tăng 0,66%; đồ nhựa và cao su tăng 0,62%; đèn điện thắp sáng tăng 0,35%; giường, tủ, bàn ghế tăng 0,29%; bếp đun không dùng điện, ga và máy điều hòa nhiệt độ cùng tăng 0,24%; đồ dùng bằng kim loại tăng 0,17%; đồ điện tăng 0,14%.

- Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,27%, tập trung chủ yếu ở những mặt hàng sau: Giá nhóm hoa, cây cảnh, vật cảnh tăng 1,59% do nhu cầu tăng trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025; du lịch trọn gói tăng 0,64% (du lịch trong nước tăng 0,52%; du lịch ngoài nước tăng 0,99%) do nhu cầu đi du lịch của người dân và chi phí dịch vụ tăng; khách sạn, nhà khách tăng 0,43%; sách, báo, tạp chí các loại tăng 0,12%.

Ngược lại, 2 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm gồm:

- Nhóm giáo dục giảm nhẹ 0,04%, trong đó dịch vụ giáo dục giảm 0,05% chủ yếu do thành phố Hồ Chí Minh thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân về chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho học sinh trung học cơ sở công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên trung học cơ sở năm học 2024-2025.

- Nhóm bưu chính, viễn thông giảm 0,12%, trong đó, giá máy điện thoại di động thông minh và máy tính bảng giảm 0,74%; phụ kiện máy điện thoại di động thông minh và máy tính bảng giảm 0,72%; máy điện thoại di động thông thường giảm 0,35%; máy điện thoại cố định giảm 0,02%; riêng giá sửa chữa điện thoại tăng 0,27%.

Lạm phát cơ bản tháng 1/2025 tăng 0,42% so với tháng trước, tăng 3,07% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản tăng 3,07% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3,63%) chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt và dịch vụ y tế là yếu tố tác động làm tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính toán lạm phát cơ bản.

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

2 tháng đầu năm, ngân sách nhà nước thặng dư 206 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, 2 tháng đầu năm, cân đối ngân sách nhà nước (NSNN) được đảm bảo khi lũy kế thu ước đạt 499,8 nghìn tỷ đồng, lũy kế chi đạt 293,8 nghìn tỷ đồng. Cân đối ngân sách thặng dư 206 nghìn tỷ đồng. Cả thu và chi trong 2 tháng đầu năm đều tăng

Bội thu ngân sách 9 tháng đạt gần 192 nghìn tỷ đồng 11 tháng, thu ngân sách nhà nước vượt 6,3% dự toán năm 2024

Vốn giá rẻ liên tục được ngân hàng “bơm” ra nền kinh tế

Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các ngân hàng đang đẩy mạnh triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi lãi suất, với sản phẩm/dịch vụ “may đo” phù hợp với nh

Ngân hàng Nhà nước bơm hơn 86.000 tỷ vào hệ thống ngân hàng trong tuần qua Giá USD bất ngờ giảm mạnh, NHNN bơm ròng cao kỷ lục

Thuế thu nhập cá nhân: Thu nhập tăng 1, thuế tăng 2, sửa thế nào?

Từ năm 2020 đến 2024, tổng thu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) tăng 72%, trong khi thu nhập bình quân đầu người chỉ tăng 30,2%. Tốc độ tăng thuế không chỉ đi trước một bước mà còn không phản ánh đúng sự thay đổi của thu nhập thực.

Chưa điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh tính thuế thu nhập cá nhân Thu nhập 11 triệu ở Việt Nam phải đóng thuế thu nhập cá nhân, so với các nước khác là cao hay thấp?

UOB: Tăng trưởng GDP 8% hoặc cao hơn là khả thi

Mức tăng trưởng GDP 8% hoặc cao hơn là khả thi nhưng chỉ với xuất khẩu và sản xuất sẽ không đủ để thúc đẩy nền kinh tế đạt mức tăng trưởng vượt trội, do đó, Việt Nam sẽ cần tăng cường đầu tư vốn, đặc biệt từ khu vực đầu tư công.

GDP Việt Nam tăng 7,09% trong năm 2024 Chính phủ yêu cầu tập trung cho mục tiêu GDP 2025 tăng tối thiểu 8%

Mỹ nâng thuế nhập khẩu nhôm, thép từ Canada lên 50%, thị trường hàng hoá tăng mạnh

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới biến động mạnh trong phiên giao dịch ngày hôm qua (11/3). Ngoại trừ giá các mặt hàng trong nhóm nông sản đồng loạt đi xuống, sắc xanh áp đảo trên toàn thị trường. Kết p

Lập kỷ lục hơn 400 tỷ USD hàng hoá được xuất khẩu khắp thế giới, quốc gia nào bỏ nhiều tiền nhất để mua hàng hoá từ Việt Nam trong năm vừa qua? Cổ phiếu Bảo Việt (BVH) tiếp đà "thăng hoa", VN-Index tiến sát mốc 1.280 điểm

12 ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất huy động, một cái tên đã giảm tới 2 đợt

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, khoảng 12 ngân hàng đã hạ lãi suất huy động với mức giảm bình quân 0,7%. Riêng Nam A Bank, ngân hàng này đã hai lần giảm lãi suất tiết kiệm trong năm 2025.

Áp lực tỷ giá, lãi suất huy động sẽ ra sao trong năm nay? Ngân hàng Trung ương Nhật Bản nghiêng về khả năng tăng lãi suất trong tháng 1/2025

Thấy gì từ việc tồn kho bất động sản đạt mức kỷ lục

Theo số liệu từ VietstockFinance, tính đến cuối năm 2024, tổng lượng hàng tồn kho của 103 doanh nghiệp bất động sản niêm yết đạt hơn 491 nghìn tỷ đồng, mức cao nhất trong hơn hai thập niên qua.

Chuyên gia dự báo kịch bản thị trường bất động sản 2025 Gần 1.000 doanh nghiệp bất động sản quay lại thị trường tháng đầu năm 2025

Sau sắp xếp hợp nhất, Bộ Xây dựng có 23 đơn vị thực hiện 32 nhiệm vụ

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Nghị định số 33/2025/NĐ – CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/3/2025.

Bộ Xây dựng đề xuất thêm gói tín dụng mới cho nhà ở xã hội Bộ Xây dựng điểm mặt loạt nguyên nhân đẩy giá bất động sản tăng mạnh