18 ngân hàng Việt Nam lọt Top 500 tổ chức lớn nhất Đông Nam Á

Tạp chí Fortune vừa công bố bảng xếp hạng 500 tổ chức lớn nhất Đông Nam Á - The Southeast Asia 500 năm 2024, trong đó có 18 ngân hàng của Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) được xếp hạng cao nhất trong 18 ngân hàng

Theo đánh giá của Fortune, trong 500 doanh nghiệp được xếp hạng, lĩnh vực Năng lượng là lớn nhất Đông Nam Á với tổng doanh thu 590,7 tỷ USD. Lĩnh vực ngân hàng lớn thứ hai với doanh thu 242 tỷ USD.

Sau quá trình khảo sát xếp hạng, Fortune nhận định các ngân hàng và công ty dịch vụ tài chính hoạt động tốt trong năm 2023. Xếp hạng về khả năng sinh lời, các ngân hàng thương mại thống trị top 10, chiếm 6 trong 10 tổ chức có lợi nhuận tốt nhất bảng xếp hạng Southeast Asia 500.

Fortune đánh giá, Việt Nam một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất khu vực, có 70 công ty trong danh sách xếp hạng. Riêng ngành Ngân hàng, Việt Nam có 18 ngân hàng lọt vào bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á - the Southeast Asia 500 năm 2024.

Trong đó, 5 ngân hàng được xếp hạng cao nhất là: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) xếp thứ 37, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) xếp thứ 39, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) xếp thứ 48, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) xếp thứ 91 và Ngân hàng Quân đội (MB Bank) xếp thứ 99.

18-ngan-hang-lot-top-500-dn-lon-nhat-dna.png
18 ngân hàng Việt Nam lọt Top 500 tổ chức lớn nhất Đông Nam Á
Quảng cáo

Ông Clay Chandler, Tổng Biên tập khu vực châu Á của Fortune, cho biết, bảng xếp hạng Fortune Southeast Asia 500 phản ánh một khu vực năng động với nền kinh tế cốt lõi đang tăng trưởng nhanh hơn đáng kể so với châu Âu hoặc Mỹ.

"Điều này một phần là do Đông Nam Á hiện có tầm quan trọng lớn hơn nhiều trong nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là do nhiều công ty đa quốc gia trong bảng xếp hạng Global 500 đã chuyển nhiều chuỗi cung ứng của họ sang các quốc gia Đông Nam Á”, ông Clay Chandler nói.

Trong phần giới thiệu về danh sách mới được công bố trên Fortune.com và trong Tạp chí Fortune Asia số tháng 6, tháng 7, Chandler lưu ý bảng xếp hạng Southeast Asia 500 sẽ theo dõi sự lên xuống của các ngành công nghiệp trong khu vực – như kinh doanh hàng hóa, vận tải, tài chính, bán lẻ, công nghệ hay dịch vụ - bởi bảng xếp hạng này ghi chép những sự kiện tại một khu vực đang thay đổi nhanh chóng trong những năm tới.

Ông Khoon-Fong Ang, Giám đốc Điều hành của Fortune tại châu Á cho biết: “Chúng tôi rất vui mừng giới thiệu Bảng xếp hạng Southeast Asia 500 tới độc giả quốc tế, dựa trên kinh nghiệm 70 năm xuất bản Bảng xếp hạng Fortune 500. Với bảng xếp hạng mới này, chúng tôi tập trung vào câu chuyện tăng trưởng ấn tượng của Đông Nam Á và các công ty lớn nhất đang thúc đẩy khu vực đa dạng này cũng như các nền kinh tế của khu vực”.

Đây là lần đầu tiên Fortune công bố bảng xếp hạng 500 công ty lớn nhất trong khu vực dựa theo doanh thu của năm tài chính 2023. Các công ty lọt vào danh sách Southeast Asia 500 ở lần công bố đầu tiên sẽ gia nhập nhóm các công ty hàng đầu được ghi nhận qua các danh sách Fortune 500, bao gồm danh sách Fortune 500 ban đầu, Fortune Global 500, Fortune Europe 500 và Fortune China 500.

Bảng xếp hạng đầu tiên này bao gồm các công ty từ 7 quốc gia Đông Nam Á là Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Việt Nam, Philippines và Campuchia. Indonesia chiếm ưu thế với 110 công ty. Theo sau là Thái Lan với 107. Malaysia, với 89 công ty trong danh sách, vượt qua Singapore với 84 công ty. Việt Nam có 70 công ty nằm trong danh sách, trong khi đó, Philippines có 38 công ty và Campuchia có 2 công ty.

Fortune là một công ty truyền thông đa nền tảng toàn cầu được xây dựng dựa trên nền tảng các báo cáo và thông tin đáng tin cậy từng giành giải thưởng, dành cho những người muốn cải thiện hoạt động kinh doanh. Các bảng xếp hạng mang tính biểu tượng của Fortune bao gồm: Fortune 500, Fortune Global 500, Phụ nữ quyền lực nhất và Công ty được ngưỡng mộ nhất thế giới.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

HSBC giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 ở mức 6,5%

Với niềm tin những khả năng tích cực tiềm tàng có thể bù đắp cho tổn thất kinh tế tạm thời do siêu bão Yagi gây ra, HSBC giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam cho cả năm 2024 và 2025 ở mức 6,5%.

GDP(PPP) Việt Nam được dự báo sắp vượt Úc, Ba Lan… tiến vào top 20 lớn nhất thế giới thì GDP bình quân (PPP) lọt top mấy? Bão Yagi làm thiệt hại hơn 40.000 tỷ đồng, vì sao một CTCK vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP?

Định giá đất là "nút thắt" lớn nhất để gỡ vướng cho các dự án BT

Những vướng mắc trong công tác định giá đất được đánh giá là vấn đề đặt ra lớn nhất khi Bộ KHĐT đề xuất tái khởi động các dự án đầu tư mới theo hình thức BT

Bộ Tài chính: Bảng giá đất hiện tại được tiếp tục áp dụng đến hết 2025 Chuyên gia nói gì về bảng giá đất của Tp.HCM, ai là người “chịu trận”?

Tác động của các tuyến Metro đã vận hành lên giá bất động sản tại Hà Nội như thế nào?

Chuyên gia Savills đánh giá, tuyến metro sẽ góp phần làm tăng giá trị của bất động sản dọc lộ trình của nó; quan trọng hơn, hệ thống metro giúp nâng cao đáng kể đời sống xã hội của người dân Thủ đô.

Nhà trong ngõ Hà Nội hình thành mặt bằng giá mới, căn nhà 5,5 tỷ đã tăng lên 6,5 tỷ đồng

Chuyên gia HSBC: Cùng với Ấn Độ, Việt Nam đang củng cố vị thế là nguồn lực sản xuất bổ sung thay Trung Quốc

Mexico, Việt Nam và Ấn Độ đang củng cố vị thế như những nguồn lực sản xuất bổ sung thay thế cho Trung Quốc, đặc biệt là sản xuất hàng hóa. Họ đang chứng kiến nhiều công ty chuyển phân khúc chuỗi cung ứng sang thị trường của mình, theo chuyên gia từ HSBC.

Chuyên gia HSBC chỉ ra những rủi ro không thể ngó lơ khi lập kế hoạch nghỉ hưu HSBC và Leader Energy công bố khoản vay 593 tỷ đồng hỗ trợ phát triển các dự án năng lượng tái tạo

Các “ông lớn” bất động sản quyết định mức giá của thị trường

Dữ liệu nghiên cứu của VARS chỉ ra, giá nhà ở đang liên tục thiết lập mặt bằng mới, ở ngưỡng cao, vượt xa tốc độ tăng trưởng thu nhập của đại đa số người dân. Trong khi đó, các chủ đầu tư lớn sẽ tiếp tục quyết định mức giá của thị trường, theo hướng cao h

Điểm tên 5 dự án bất động sản tại Tp.HCM được gỡ vướng pháp lý hoàn toàn Đã đến lúc dùng công cụ thuế để khắc chế đầu cơ, thổi giá bất động sản

Lực mua mạnh kéo thị trường hàng hoá bật tăng

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), lực mua mạnh mẽ đã quay trở lại thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong phiên giao dịch đầu tuần (ngày 9/9). Hầu hết các mặt hàng đều lấy lại sắc xanh tích cực.

Cổ phiếu Novaland “thăng hoa”, thanh khoản tăng đột biến CPI tháng 8 ổn định, duy nhất một nhóm hàng hóa ghi nhận giảm so với tháng trước