Bất động sản công nghiệp cần chuẩn bị gì để đón các nhà đầu tư Hoa Kỳ?

Việc xác lập mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ sẽ mở ra một giai đoạn phát triển mới trong quan hệ hai nước. Dự kiến sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho Việt Nam, nhất là việc tăng cường vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ cá

Những thông báo hợp tác và FDI lớn đầu tiên trong khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện mới đã được công bố. Theo đó, Nvidia và Microsoft sẽ triển khai các dự án lớn về trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam. Các tập đoàn có trụ sở tại bang California như Synopsys và Marvell đã thông báo sẽ xây dựng các trung tâm thiết kế chip bán dẫn tại TP. Hồ Chí Minh.

Trước đó, vào tháng 3/2023, có hơn 50 doanh nghiệp hàng đầu của Hoa Kỳ như Apple, Microsoft, Boeing, Meta, Google... đã sang Việt Nam tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh với trọng tâm hợp tác đặt vào lĩnh vực kinh tế số, kinh tế sáng tạo và chuyển đổi năng lượng xanh.

Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông David Jackson, Tổng Giám đốc Avison Young Việt Nam về vấn đề này.

Phóng viên: Sau khi Việt Nam-Hoa Kỳ xác lập mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện. Theo ông, phân khúc bất động sản (BĐS) công nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tới sẽ như thế nào, các chủ sở hữu BĐS công nghiệp cần chuẩn bị gì để thu hút các nhà đầu tư Hoa Kỳ?.

Ông David Jackson: Lĩnh vực kinh tế số, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi năng lượng xanh là những chủ đề chính được nêu ra trong chuyến thăm cấp nhà nước mới nhất của Tổng thống Joe Biden tại Việt Nam.

Việc nâng cấp quan hệ ngoại giao mang tính lịch sử này sẽ thúc đẩy hợp tác và đầu tư giữa hai nước, đồng thời giúp các công ty và người lao động Việt Nam tham gia nhiều hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Trong phân khúc BĐS công nghiệp, tôi cho rằng sự kiện vừa qua là cơ hội lớn để các chủ sở hữu và nhà phát triển BĐS công nghiệp quảng bá, giới thiệu tài sản của mình tới các nhà đầu tư và nhà sản xuất Hoa Kỳ, từ đó giúp thị trường sôi động hơn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc phải làm để đảm bảo thu hút đầu tư một cách bền vững và hiệu quả.

Đầu tiên, các chủ sở hữu, nhà đầu tư và nhà phát triển BĐS khu công nghiệp tại Việt Nam nên tiếp tục cải thiện cơ sở hạ tầng. Một mạng lưới vận tải và hậu cần kết nối tốt không chỉ hỗ trợ giảm chi phí vận chuyển mà còn nâng cao hiệu quả của chuỗi cung ứng.

Ngoài ra, đầu tư vào cơ sở hạ tầng xã hội, như nhà ở công nhân, mặt bằng bán lẻ, trường học và cơ sở y tế, giúp nâng cao đáng kể chất lượng cuộc sống của công nhân viên. Kết hợp đồng bộ với các chính sách đào tạo công nghệ và ngoại ngữ sẽ giúp cải thiện năng lực và kỹ năng của người lao động.

Cuối cùng, trong bối cảnh ngày càng nhiều doanh nghiệp sản xuất yêu cầu về khả năng chống chịu và giảm thiểu rủi ro, các yếu tố liên quan đến tính bền vững như tiêu chí ESG, hệ thống EHS và chứng nhận xanh ở bên trong và xung quanh các khu công nghiệp ngày càng được chú trọng.

Phóng viên: Các doanh nghiệp Hoa Kỳ sẽ chọn đầu tư vào khu công nghiệp BĐS ở miền Bắc, Trung hay Nam, tại sao?

Quảng cáo

Ông David Jackson: Mỗi khu vực ở Việt Nam đều có những lợi thế riêng về vị trí, chính sách, giá thuê và lực lượng lao động sẵn có. Do đó, các nhà đầu tư thường đánh giá cẩn thận và sắp xếp thứ tự ưu tiên các yếu tố này dựa trên nhu cầu cụ thể của họ.

david-jackson-2400.jpg
Ông David Jackson, Tổng Giám đốc Avison Young Việt Nam

Ví dụ, khu vực miền Bắc có giá thuê hợp lý, hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn thiện và gần biên giới Trung Quốc, khiến nơi đây trở thành lựa chọn lý tưởng cho các doanh nghiệp sản xuất cần nguồn nguyên liệu thô từ Trung Quốc hoặc xuất khẩu sang Trung Quốc.

Trong khi đó, khu vực miền Trung với bờ biển dài có tiềm năng lớn về phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió và điện mặt trời. Chi phí thuê đất công nghiệp ở đây được đánh giá phải chăng nhất, cùng với nhiều chính sách hỗ trợ và ưu đãi về thuế, giúp khu vực này trở thành lựa chọn hấp dẫn cho các nhà đầu tư quan tâm đến chi phí.

Ngược lại, khu vực phía Nam, cụ thể là Đông Nam Bộ với lõi trung tâm TP. Hồ Chí Minh, là trung tâm kinh tế tài chính sầm uất của cả nước. Với bề dày lịch sử về thương mại, dịch vụ và phát triển công nghiệp, đây cũng là nơi có lực lượng lao động dồi dào và có tay nghề cao. Những yếu tố này đóng vai trò then chốt trong quá trình lựa chọn địa điểm, giúp nhà đầu tư liên kết với nhà thầu, nhà cung cấp và các tuyến logistics trực tiếp đến Mỹ và châu Âu.

Tóm lại, việc lựa chọn vị trí nhà máy phụ thuộc vào sự đánh giá kỹ lưỡng nhiều thế mạnh của từng khu vực để đáp ứng với nhu cầu cụ thể của nhà đầu tư.

Phóng viên: Trong bối cảnh thị trường nói chung và bất động sản nói riêng còn nhiều khó khăn, Avison Young vẫn chọn Đông Nam Á để phát triển, vì sao?

Ông David Jackson: Avison Young chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong chiến lược mở rộng ở khu vực Đông Nam Á, vì chúng tôi muốn gia tăng hiện diện tại châu Á – Thái Bình Dương, nơi đang nằm trong tầm ngắm của nhiều nhà đầu tư từ châu Âu và Bắc Mỹ.

Việt Nam là ngôi sao đang lên ở châu Á và là một trong những thị trường tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Thị trường bất động sản Việt Nam, vì vậy, trở nên hấp dẫn với triển vọng tích cực ở hầu hết các phân khúc.

Quốc gia này đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế xã hội vượt bậc trong những thập kỷ qua và có tiềm năng nổi bật trong khu vực; chưa kể đến dân số trẻ và ngày càng tăng, lực lượng lao động am hiểu công nghệ, quá trình đô thị hóa nhanh chóng và những cải tiến liên tục trong môi trường kinh doanh.

Tất cả những đặc điểm trên khiến Việt Nam trở thành lựa chọn hoàn hảo, phù hợp với Avison Young – thương hiệu gắn liền với công nghệ, sự đổi mới, tính năng động và linh hoạt.

Việt Nam cũng là cửa ngõ để chúng tôi tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động tại Đông Nam Á – nền kinh tế lớn thứ năm trên thế giới. Chúng tôi tin rằng, thị trường bất động sản tăng trưởng nhanh của Việt Nam mang đến những cơ hội to lớn để chúng tôi đáp ứng nhu cầu của các khách hàng quốc tế đang nhắm đến thị trường bất động sản Việt Nam và Đông Nam Á. Nói một cách đơn giản, khách hàng ở đâu thì chúng tôi sẽ ở đó và bằng cách mở rộng mạng lưới tại châu Á – Thái Bình Dương, chúng tôi có thể phục vụ và hỗ trợ cho khách hàng trên phạm vi rộng hơn, kết hợp nền tảng dữ liệu toàn cầu và tập thể giàu kinh nghiệm tại Việt Nam để tạo lợi thế cạnh tranh cho khách hàng và đối tác.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Vàng SJC vượt 120 triệu đồng, vàng nhẫn tăng vọt phiên đầu tháng 7

Sáng 1/7, giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh. Trong đó, giá vàng miếng SJC tại các doanh nghiệp lớn được niêm yết trên 120 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn được bán ra trong khoảng 116,5 - 118 triệu đồng/lượng.

Sáng 26/6: Giá vàng thế giới và trong nước đồng loạt tăng Giá vàng nhẫn, vàng SJC sáng 27/6 tăng vọt

Chuyện cổ tức ngân hàng: Giữ tiền để lớn hay chia sẻ với cổ đông?

Mùa đại hội cổ đông năm nay, câu chuyện chia cổ tức tiếp tục làm “nóng” nghị trường các ngân hàng. Trong khi một số nhà băng mạnh tay chi hàng nghìn tỷ đồng tiền mặt để tri ân cổ đông, nhiều ngân hàng lại chọn giữ lại toàn bộ lợi nhuận nhằm tăng vốn tự có

Ngân hàng nào sẽ tổ chức đại hội cổ đông tuần này? Hàng loạt ngân hàng tổ chức đại hội cổ đông trong tuần này, nhiều ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV, Techcombank, MB...

10 năm doanh nghiệp tư nhân vươn mình

Trong suốt giai đoạn 10 năm vừa qua, các doanh nghiệp tư nhân hàng đầu Việt Nam như Vingroup, FPT, Hòa Phát, Thế Giới Di Động, Vietjet, REE, Hoá chất Đức Giang, Gelex, PNJ… đã ghi dấu ấn mạnh mẽ, với sự tăng trưởng vượt bậc về vốn hóa, doanh thu và lợi nh

Hòa Phát đầu tư sản xuất ván sàn cao cấp, mục tiêu lọt top 3 doanh nghiệp lớn nhất sau 5 năm Cổ phiếu của một doanh nghiệp chăn nuôi heo tăng “bốc đầu” trong ngày VN-Index “bốc hơi” gần 2 điểm

Vì sao VGTA đề xuất không để ngân hàng sản xuất, kinh doanh vàng miếng

Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam (VGTA) đề xuất không nên để ngân hàng sản xuất, kinh doanh vàng miếng khi bỏ cơ chế độc quyền vàng miếng do lo ngại hệ lụy.

Tổng bí thư Tô Lâm: Xoá bỏ thế độc quyền Nhà nước về thương hiệu vàng miếng Giá vàng miếng SJC tăng nhẹ trong phiên đầu tuần, vàng nhẫn chững giá

Viconship gia tăng ảnh hưởng tại Hải An

Hai lãnh đạo cấp cao của Viconship – ông Nguyễn Xuân Dũng và ông Tạ Công Thông – vừa được đề cử tham gia Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH) cho nhiệm kỳ 2023–2028.

Viconship dự chi gần 320 tỷ đồng mua 37,55% vốn tại Vinaship, Dragon Capital rời ghế cổ đông lớn PVD Viconship trở thành cổ đông lớn của Vinaship, TTC Agris muốn mua 40% vốn Betrimex

Quảng Ninh duyệt nhà đầu tư dự án đô thị nghỉ dưỡng gần 1 tỷ USD tại Vân Đồn

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa phê duyệt Công ty TNHH Đầu tư Địa ốc Hải Đăng – thành viên của HDMon Holdings – làm nhà đầu tư thực hiện dự án tổ hợp du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp, sân golf và khu dân cư Monbay Vân Đồn, tổng mức đầu tư gần 25.000 tỷ đồng

Quảng Ninh xử phạt 'ông chủ' dự án quây núi đá vịnh Hạ Long làm 'hòn non bộ' 125 triệu đồng Nikkei phân tích lý do Quảng Ninh trở thành điểm đến được nhà đầu tư nước ngoài yêu thích nhất

Xăng, nước ngọt, điều hòa công suất lớn vào diện chịu thuế

Sáng ngày 14/6, với 94,98% đại biểu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), bổ sung một số hàng hóa – dịch vụ vào diện chịu thuế.

Không nhượng bộ ông Trump, Trung Quốc nâng thuế lên 84% trả đũa Mỹ Rủi ro thuế quan tác động đến phát hành trái phiếu doanh nghiệp phi tài chính năm 2025

Quy định quản lý, sử dụng vốn, tài sản của tổ chức tín dụng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 135/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025 quy định chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng do nhà nước nắm giữ 100%

Lỗ hơn 152 tỷ đồng, công ty tài chính tiêu dùng giảm hơn 1.100 nhân sự, còn 181 người Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025

5 tháng năm 2025: CPI tăng 3,21% so với cùng kỳ năm 2024

Theo báo cáo của Cục Thống kê (Bộ Tài chính), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2025 tăng 0,16% so với tháng trước; tăng 1,53% so với tháng 12/2024; và tăng 3,24% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân năm tháng đầu năm 2025, CPI tăng 3,21% so với cùng kỳ n

CPI Việt Nam năm 2024 tăng 3,63%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra CPI Việt Nam tăng gần 1% trong tháng 1, nguyên nhân do đâu?