Bộ Công thương: “Không thể phát triển một các ngẫu hứng hay ồ ạt điện mặt trời áp mái”

Theo Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên, các quốc gia trên thế giới kể cả những quốc gia phát triển cũng không thể phát triển một các ngẫu hứng hay ồ ạt điện mặt trời áp mái.

Theo lãnh đạo Bộ Công thương, không thể phát triển một các ngẫu hứng hay ồ ạt điện mặt trời áp mái. Ảnh minh họa.
Theo lãnh đạo Bộ Công thương, không thể phát triển một các ngẫu hứng hay ồ ạt điện mặt trời áp mái. Ảnh minh họa.

Phản hồi đối với những kiến nghị, đề xuất, phản ánh liên quan đến chính sách phát triển loại hình điện mặt trời áp mái tại cuộc gặp mặt đầu xuân của Thường trực Chính phủ với các doanh nghiệp nhà nước tiêu biểu, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh “không thể phát triển một cách ngẫu hứng hay ồ ạt điện mặt trời áp mái”.

img1837-17094495202041037634003-934-9121.jpg
Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại sự kiện Thường trực Chính phủ gặp mặt đầu xuân các doanh nghiệp nhà nước tiêu biểu trên toàn quốc ngày 3/3. Ảnh: VGP

Theo ông Diên, về cơ chế phát triển điện mặt trời áp mái, tổng nguồn điện của quốc gia đến năm 2030 đã được xác định rất rõ, trong đó cơ cấu nguồn điện được phân bổ rõ.

“Nếu bây giờ chúng ta phát triển mạnh điện mặt trời áp mái trong khi không điều tiết được, không có được nguồn điện nền đủ bảo đảm huy động ổn định hệ thống điện, đây là một thách thức, và có thể nói là các quốc gia trên thế giới kể cả những quốc gia phát triển cũng không thể phát triển một các ngẫu hứng hay ồ ạt điện mặt trời áp mái”, Bộ trưởng Diên cho biết.

Cũng theo ông Diên, nếu điện áp mái mà không có lưới, không lệ thuộc vào hệ thống điện quốc gia, không sử dụng vào nguồn điện nguồn quốc gia thì đó là bình thường, nhưng nếu vừa sử dụng nguồn điện quốc gia, vừa khai thác, phát triển điện áp mái thì đó là một thách thức không hề nhỏ đối với an ninh năng lượng điện của mỗi quốc gia.

Đề xuất điện mặt trời áp mái được bán cho EVN với giá 0 đồng

Tại Dự thảo Nghị định mới đây, Bộ Công Thương đề xuất người dân đầu tư điện mặt trời mái nhà tự dùng được kết nối với hệ thống điện quốc gia và bán sản lượng dư cho EVN, nhưng với giá 0 đồng. Điện dư thừa cũng không được phép bán cho các tổ chức, cá nhân khác. Thậm chí, cơ quan soạn thảo còn dự kiến bổ sung quy định để người dân lắp đặt thiết bị hạn chế tối đa phát lên hệ thống.

Quảng cáo

Nguyên nhân chính được Bộ Công Thương lý giải là lượng điện dư thừa có thể ảnh hưởng tới an toàn, an ninh hệ thống điện.

Hiện năng lượng mặt trời phụ thuộc vào bức xạ mặt trời và yếu tố thời tiết nhưng đây là các yếu tố bất định. Khi không có bức xạ mặt trời (mây, mưa hoặc ban đêm), lưới điện quốc gia vẫn phải bảo đảm cấp đủ điện. Điều này dẫn đến thay đổi, tăng giảm nhanh của hệ thống, khiến nguồn điện chạy nền không ổn định. Như vậy, theo Bộ Công Thương, cần phải có sự quản lý, giám sát của nhà nước để đảm bảo vận hành an toàn.

Bên cạnh đó, cơ quan quản lý cũng muốn kiểm soát tổng quy mô công suất trên cả nước theo Quy hoạch điện VIII được Thủ tướng phê duyệt.

Cụ thể, đến năm 2030, nguồn điện mặt trời mái nhà được tăng 2.600 MW. Đến cuối tháng 7, còn hơn 1.000 hệ thống điện mặt trời mái nhà với tổng công suất 399,96 MW đã được liên kết với lưới điện chờ bổ sung vào quy hoạch.

Do đó, tổng công suất còn lại được kết nối hệ thống từ nay đến 2030 chỉ còn khoảng 2.200 MW. "Khi tổng công suất vượt 2.600 MW sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu nguồn điện của hệ thống", Bộ Công Thương nêu.

Bình luận về đề xuất nói trên của Bộ Công thương, một số chuyên gia cho rằng những đề xuất như hiện tại đồng nghĩa các chính sách của Nhà nước chưa khuyến khích các hoạt động kinh doanh mua bán điện năng lượng mặt trời mái nhà của các tổ chức, cá nhân nhỏ lẻ, bao gồm cả bán cho EVN.

Thực tế, điện từ các tấm pin mặt trời khi không sử dụng hết sẽ phải xả để vận hành ổn định nguồn điện, không hại thiết bị. Nghĩa là, khi không phát lên lưới, người dân phải đầu tư thêm hệ thống lưu trữ, dẫn đến tăng chi phí đầu tư, tăng nguồn lực xã hội khi xử lý môi trường sau này.

Theo tính toán của chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng lưu trữ, người cũng đang tư vấn cho doanh nghiệp ở Việt Nam, một dự án trạm dịch vụ dừng đỗ xe có diện tích 8.000 m2 có thể lắp tối đa giàn pin 2.000 m2. Doanh nghiệp đầu tư trạm dừng này sẽ phải bỏ ra hơn 2 tỷ đồng cho hệ thống điện quang và hơn 5 tỷ đồng cho hệ thống lưu trữ để có thể sử dụng vào ban đêm.

Với hộ gia đình, công ty nhỏ có thể bỏ ra 40-50 triệu đồng cho một hệ thống năng lượng mặt trời 1-3 kW với giàn pin 10-30 m2. Chi phí có thể tăng gấp đôi nếu đầu tư hệ thống tương tự nhưng có lắp đặt thiết bị lưu trữ. Chi phí đầu tư tăng làm kéo dài thời gian thu hồi vốn. Với khoản đầu tư ban đầu 100 triệu đồng, nếu một hộ gia đình sử dụng điện 2-3 triệu đồng một tháng, sẽ mất khoảng 3-5 năm để hoàn vốn thay vì chỉ 2 năm như trước.

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Chính sách

GDP quý I/2025 của Việt Nam tăng 6,93%, cao nhất trong vòng 6 năm

Theo báo cáo mới nhất của Cục Thống kê, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2025 ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng cao nhất so với quý I các năm trong giai đoạn 2020-2025.

NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16% cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8% UOB: Tăng trưởng GDP 8% hoặc cao hơn là khả thi

Room ngoại tại ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc không vượt quá 49%

Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại ngân hàng thương mại nhận chuyển giao bắt buộc (không bao gồm các ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ) được vượt 30% nhưng không vượt quá 49% vốn điều lệ của ngân hàng thư

Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam “hở room” khối ngoại hơn 3% Ngân hàng Nhà nước nới thêm room tín dụng cho các ngân hàng

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu hoàn thành phần nổi cải tạo cảnh quan hồ Hoàn Kiếm vào dịp 2/9

Văn phòng UBND Hà Nội vừa ban hành kết luận của Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh về triển khai thực hiện quy hoạch, dự án đầu tư cải tạo không gian khu vực phía Đông hồ Hoàn Kiếm và phương án thiết kế, cải tạo Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục, quậ

Hà Nội phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch cải tạo 3 khu tập thể cũ ở quận Đống Đa TP.HCM phê duyệt đề án cải tạo, xây dựng lại hơn 500 chung cư cũ, hư hỏng

Hà Nội chốt kế hoạch xây 3 cây cầu gần 48.000 tỷ đồng

Chủ tịch UBND Hà Nội yêu cầu các sở, ban, ngành thành phố triển khai các thủ tục, bảo đảm đủ điều kiện khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa vào dịp 19/5.

Bộ Xây dựng yêu cầu thanh tra các dự án nhà ở tăng giá bất thường TP. Hà Nội yêu cầu xử lý triệt để tranh chấp tại Goldmark City

Hà Nội yêu cầu đề xuất phương án sắp xếp lại cơ sở nhà đất sau sáp nhập

Ngày 17/3, UBND TP.Hà Nội đã có Công văn số 948/UBND-KT về việc giao nhiệm vụ thực hiện việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất trên địa bàn theo quy định tại Nghị định số 03/2025/NĐ-CP.

Điều kiện để sở hữu nhà ở xã hội Hà Nội là gì? Hà Nội sẽ phá dỡ 1 công trình nổi tiếng ở khu vực Hồ Hoàn Kiếm, là kiến trúc "trong ký ức" dù từng bị chê

Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng

Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết: "Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng" của GS.TS. Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng.

Kỷ lục mới của kinh tế Việt Nam: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 đạt 786,29 tỷ USD Vốn giá rẻ liên tục được ngân hàng “bơm” ra nền kinh tế

Hà Nội cho phép nghiên cứu xây lại khu tập thể Thành Công cao tới 40 tầng

Lãnh đạo Hà Nội yêu cầu nghiên cứu phát triển cao tầng hơn đối với không gian "lõi" bố trí chung cư, tái định cư (tối đa 40 tầng), tính toán hài hòa diện tích sàn căn hộ thương mại dôi dư, tạo ra quỹ đất "thương phẩm" thương mại dịch vụ lớn hơn khi xây lạ

Hà Nội sắp có hàng nghìn căn nhà ở xã hội mới mở bán, người mua nhà cần chuẩn bị gì? Điều kiện để sở hữu nhà ở xã hội Hà Nội là gì?

Giải pháp đột phá cho nhà ở xã hội

"Bây giờ không hạn chế sinh con để chống già hóa dân số, nhưng nhà ở chỉ có 10 m2, 15 m2, 20 m2 thì làm sao sinh 3 được? Đây là động lực phát triển dân số chứ không chỉ là vấn đề ăn ở". Từ nhu cầu cấp bách này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ đ

Cam kết xây hàng trăm nghìn căn nhà ở xã hội, các “ông lớn” bất động sản đang làm đến đâu? Mục tiêu xây 1 triệu nhà ở xã hội: Khó đủ đường