Cải thiện nội tại, thị trường chứng khoán non trẻ chuẩn bị bước vào giai đoạn phát triển mới

Dưới góc nhìn của một CEO đến từ CTCK ngoại, thị trường chứng khoán non trẻ của Việt Nam đã cải thiện được nội tại và chuẩn bị bước vào giai đoạn phát triển mới.

magazine-02.jpg

Trong cuộc trò chuyện đầu xuân Ất Tỵ, Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán Phú Hưng (PHS), ông Chen Chia Ken đã đưa ra những quan điểm về triển vọng thị trường cũng như kế hoạch phát triển doanh nghiệp sau khi vừa hoàn tất một đợt tăng vốn mới.

magazine-07.jpg

Phóng viên: Thị trường cổ phiếu Việt Nam vừa có năm tăng trưởng thứ 2 liên tiếp với thành tích hơn 12% của chỉ số VN-Index. Ông đánh giá thế nào về thị trường cổ phiếu trong năm 2024?

Ông Chen Chia Ken: Không tính đến năm 2022 thị trường chứng khoán Việt Nam giảm mạnh bởi nhiều sự kiện biến cố thì hiệu suất của VN-Index trong năm 2024 là thấp nhất kể từ năm 2020. Bên cạnh đó, khi so sánh với diễn biến của các chỉ số chứng khoán lớn trên thế giới thì hiệu suất của VN-Index trong năm 2024 không lép vế.

Bối cảnh vĩ mô có nhiều điểm sáng như tăng trưởng GDP cả năm ở mức 7,09%, cao hơn nhiều so với mức tăng 5,05% trong năm 2023 và lạm phát cũng được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, nhà đầu tư cũng đối mặt với nhiều thách thức mới như tình hình kinh tế toàn cầu không ổn định, khó khăn từ bên trong đến từ áp lực tỷ giá.

Do đó, thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2024 không thể duy trì xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ. Chỉ số VN-Index chỉ tăng tốt vào quý I/2024 trước khi chuyển sang giằng co biên độ rộng trong phần còn lại của năm 2024 do thiếu vắng động lực dòng tiền. Khối ngoại đẩy mạnh rút ròng trong khi nhà đầu tư trong nước cũng có tâm lý chán nản rời bỏ thị trường.

Nhìn chung, thị trường vẫn có những điểm tích cực khi nội tại được cải thiện đáng kể, cũng còn đó những điểm hạn chế cần xem xét nhưng có thể khẳng định đây vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư.

Phóng viên: Thị trường chứng khoán còn bao gồm cả kênh trái phiếu doanh nghiệp? Ông đánh giá thế nào về hoạt động của thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN)?

Ông Chen Chia Ken: Chúng tôi nhận định rằng giai đoạn rủi ro nhất của thị trường TPDN đã qua, đặc biệt là khi các quy định pháp lý mới được thông qua, giúp nâng cao tính minh bạch và thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường.

Mặt bằng lãi suất tiết kiệm duy trì ở mức ổn định 4 – 5,0%/năm đã khuyến khích dòng tiền của nhà đầu tư dịch chuyển sang các kênh đầu tư hấp dẫn hơn như là TPDN.

Tình hình chậm trả gốc và lãi trái phiếu trong nửa cuối năm 2024 cũng đã giảm mạnh so với giai đoạn năm 2023, một tín hiệu tích cực được kỳ vọng sẽ tiếp tục hỗ trợ thị trường trong năm 2025, đặc biệt là khi lượng trái phiếu đáo hạn trong năm 2025 cũng giảm bớt so với các năm trước đó.

Việc thông qua Luật Chứng khoán sửa đổi vào tháng 12/2024 là một cột mốc quan trọng, giúp hoàn thiện khung pháp lý, định hình một nền tảng vững chắc cho sự phát triển dài hạn của thị trường trái phiếu. Bên cạnh đó, nền kinh tế dự kiến tăng trưởng tốt hơn trong năm 2025 cũng kéo theo kỳ vọng về sự hồi phục trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, từ đó giúp cho chất lượng tài sản của các doanh nghiệp tốt hơn và là cơ sở để nhà đầu tư gia tăng niềm tin vào thị trường TPDN.

magazine-06.jpg

Tuy nhiên, chúng tôi vẫn giữ quan điểm thận trọng với những rủi ro tiềm ẩn từ lượng trái phiếu đã được gia hạn trong 2 năm qua, dự kiến sẽ đáo hạn từ giữa quý II/2025. Điều này có thể tạo áp lực đáng kể lên thị trường TPDN, đặc biệt trong giai đoạn nửa cuối năm 2025 nếu các doanh nghiệp bất động sản và thị trường bất động sản không phục hồi như kỳ vọng.

magazine-04.jpg

Phóng viên: Từ góc nhìn của một nhà đầu tư đến từ Đài Loan, ông đánh giá thế nào về triển vọng thị trường chứng khoán trong năm 2025 và các năm tới?

Ông Chen Chia Ken: Theo quan điểm của tôi, chứng khoán Việt Nam vẫn đang là một thị trường còn non trẻ chuẩn bị bước vào giai đoạn phát triển.

Trong năm qua, Chính phủ cũng đã thông qua nhiều quyết sách quan trọng như Luật Chứng khoán sửa đổi, Thông tư 68 nhằm cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao tính minh bạch của thị trường, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường.

Quảng cáo

Bước sang năm 2025, thị trường được kỳ vọng sẽ triển khai thành công hệ thống giao dịch mới KRX, đồng thời đạt được mục tiêu nâng hạng lên thị trường mới nổi của FTSE. Điều này kỳ vọng sẽ giúp thanh khoản thị trường cải thiện, đồng thời thu hút được dòng vốn ngoại quay trở lại.

Mặt khác, bối cảnh vĩ mô cũng sẽ là yếu tố hỗ trợ đắc lực cho thị trường chứng khoán. Dự báo kinh tế toàn cầu sẽ phục hồi, từ đó tác động tích cực đến các quốc gia xuất siêu như Việt Nam.

Về nội tại trong nước, Chính phủ cũng đề ra mục tiêu tăng trưởng hai chữ số trong giai đoạn tới. Do đó, năm 2025 được xem là năm bản lề để thị trường chứng khoán Việt Nam có thể hướng đến sự phát triển bền vững trong tương lai.

Phóng viên: Ý tưởng niêm yết các doanh nghiệp FDI giúp tăng hàng hóa cho thị trường chứng khoán từng được ông đưa ra. Ông đóng có thể chia sẻ thêm các quan điểm để giúp con đường niêm yết của doanh nghiệp FDI được khai thông và rộng mở hơn?

Ông Chen Chia Ken: Về việc niêm yết doanh nghiệp FDI trên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, từ năm 2017 đến nay, không có bất kỳ doanh nghiệp FDI nào niêm yết mới trên sàn chứng khoán nữa. Tình trạng này đến từ nhiều nguyên nhân nhưng trọng tâm vẫn là do thiếu vắng cơ chế pháp lý để thực hiện.

Trước đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 38/2003/NĐ-CP hướng dẫn thí điểm chuyển đổi doanh nghiệp FDI thành công ty cổ phần, cũng như Quyết định 238/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Tuy nhiên, cả hai văn bản này đều đã hết hiệu lực. Hiện nay, khuôn khổ pháp lý tại Việt Nam chưa có quy định cụ thể về việc niêm yết đối với doanh nghiệp FDI.

magazine-03.jpg

Do đó, các doanh nghiệp FDI muốn niêm yết tại Việt Nam phải chờ hướng dẫn thêm và cơ chế quản lý rõ ràng hơn. Theo quan sát của tôi, các doanh nghiệp FDI vẫn có nhu cầu khá lớn và đã có nhiều kiến nghị đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đưa ra quy định hướng dẫn. Một số cái tên lớn đã bày tỏ kế hoạch niêm yết có thể kể đến như C.P hay AEON… trong các lần góp ý gần đây.

Vì vậy, khi các rào cản được giải quyết và quá trình niêm yết được tái khởi động, các doanh nghiệp FDI được kỳ vọng sẽ đóng góp thêm giá trị gia tăng cho thị trường chứng khoán, đồng thời mang lại lợi ích cho các bên liên quan.

magazine-05.jpg

Phóng viên: Công ty đang chuyển mình và tạo dấu riêng như thế nào trong bối cảnh ngành chứng khoán đang có nhiều sự cạnh tranh?

Ông Chen Chia Ken: PHS luôn tin tưởng vào tiềm năng phát triển bền vững của nền kinh tế và thị trường chứng khoán Việt Nam. Chúng tôi không ngừng học hỏi, nâng cao năng lực và cải tiến toàn diện về công nghệ, hệ thống, con người và sản phẩm.

Đặc biệt, trong năm 2025, PHS đã đặt trọng tâm rõ ràng vào chiến lược số hóa, từ đó đầu tư mạnh mẽ vào hệ thống và công nghệ. Ứng dụng giao dịch PHS Elite liên tục được cải tiến, tích hợp các tính năng hiện đại để đáp ứng nhu cầu nhà đầu tư trong thời đại số hóa.

Đồng thời, hệ thống nội bộ được nâng cấp để đảm bảo hiệu quả, minh bạch và sẵn sàng triển khai hệ thống giao dịch KRX khi thị trường nâng hạng.

Về con người, chúng tôi tiếp tục đầu tư đào tạo đội ngũ chuyên gia để cung cấp dịch vụ tư vấn chất lượng cao. Ngoài ra, PHS chủ động phát triển các sản phẩm đầu tư mới, mang đến giải pháp phù hợp xu hướng thị trường và gia tăng giá trị cho khách hàng. Với chiến lược toàn diện, trọng tâm số hóa và tầm nhìn dài hạn, PHS cam kết đồng hành cùng nhà đầu tư, tăng sức cạnh tranh và đóng góp vào sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Phóng viên: Kế hoạch kinh doanh của PHS trong năm 2025 là gì, thưa ông?

Ông Chen Chia Ken: Trong năm 2025, Chứng khoán Phú Hưng đặt mục tiêu đạt tổng doanh thu gần 744 tỷ đồng, tăng 51% so với dự báo năm 2024, và lợi nhuận ròng gần 104 tỷ đồng, đánh dấu bước chuyển biến tích cực so với năm 2024.

Đặc biệt, PHS vừa thực hiện tăng vốn thành công 500 tỷ đồng vào cuối năm 2024, tạo thêm dư địa cho các hoạt động kinh doanh, đón đầu sự tăng trưởng của thị trường.

Bên cạnh đó, chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào hệ thống công nghệ và phát triển các sản phẩm giao dịch mới như T+0, chứng quyền và phái sinh, nhằm thúc đẩy thanh khoản và nâng cao giá trị cho nhà đầu tư trong tương lai. Với triển vọng tích cực của thị trường chứng khoán và sự chuẩn bị toàn diện, PHS tự tin sẽ thực hiện thành công kế hoạch kinh doanh năm 2025, đồng thời khẳng định vị thế trên thị trường.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Vàng SJC vượt 120 triệu đồng, vàng nhẫn tăng vọt phiên đầu tháng 7

Sáng 1/7, giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh. Trong đó, giá vàng miếng SJC tại các doanh nghiệp lớn được niêm yết trên 120 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn được bán ra trong khoảng 116,5 - 118 triệu đồng/lượng.

Sáng 26/6: Giá vàng thế giới và trong nước đồng loạt tăng Giá vàng nhẫn, vàng SJC sáng 27/6 tăng vọt

Chuyện cổ tức ngân hàng: Giữ tiền để lớn hay chia sẻ với cổ đông?

Mùa đại hội cổ đông năm nay, câu chuyện chia cổ tức tiếp tục làm “nóng” nghị trường các ngân hàng. Trong khi một số nhà băng mạnh tay chi hàng nghìn tỷ đồng tiền mặt để tri ân cổ đông, nhiều ngân hàng lại chọn giữ lại toàn bộ lợi nhuận nhằm tăng vốn tự có

Ngân hàng nào sẽ tổ chức đại hội cổ đông tuần này? Hàng loạt ngân hàng tổ chức đại hội cổ đông trong tuần này, nhiều ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV, Techcombank, MB...

10 năm doanh nghiệp tư nhân vươn mình

Trong suốt giai đoạn 10 năm vừa qua, các doanh nghiệp tư nhân hàng đầu Việt Nam như Vingroup, FPT, Hòa Phát, Thế Giới Di Động, Vietjet, REE, Hoá chất Đức Giang, Gelex, PNJ… đã ghi dấu ấn mạnh mẽ, với sự tăng trưởng vượt bậc về vốn hóa, doanh thu và lợi nh

Hòa Phát đầu tư sản xuất ván sàn cao cấp, mục tiêu lọt top 3 doanh nghiệp lớn nhất sau 5 năm Cổ phiếu của một doanh nghiệp chăn nuôi heo tăng “bốc đầu” trong ngày VN-Index “bốc hơi” gần 2 điểm

Vì sao VGTA đề xuất không để ngân hàng sản xuất, kinh doanh vàng miếng

Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam (VGTA) đề xuất không nên để ngân hàng sản xuất, kinh doanh vàng miếng khi bỏ cơ chế độc quyền vàng miếng do lo ngại hệ lụy.

Tổng bí thư Tô Lâm: Xoá bỏ thế độc quyền Nhà nước về thương hiệu vàng miếng Giá vàng miếng SJC tăng nhẹ trong phiên đầu tuần, vàng nhẫn chững giá

Viconship gia tăng ảnh hưởng tại Hải An

Hai lãnh đạo cấp cao của Viconship – ông Nguyễn Xuân Dũng và ông Tạ Công Thông – vừa được đề cử tham gia Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH) cho nhiệm kỳ 2023–2028.

Viconship dự chi gần 320 tỷ đồng mua 37,55% vốn tại Vinaship, Dragon Capital rời ghế cổ đông lớn PVD Viconship trở thành cổ đông lớn của Vinaship, TTC Agris muốn mua 40% vốn Betrimex

Quảng Ninh duyệt nhà đầu tư dự án đô thị nghỉ dưỡng gần 1 tỷ USD tại Vân Đồn

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa phê duyệt Công ty TNHH Đầu tư Địa ốc Hải Đăng – thành viên của HDMon Holdings – làm nhà đầu tư thực hiện dự án tổ hợp du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp, sân golf và khu dân cư Monbay Vân Đồn, tổng mức đầu tư gần 25.000 tỷ đồng

Quảng Ninh xử phạt 'ông chủ' dự án quây núi đá vịnh Hạ Long làm 'hòn non bộ' 125 triệu đồng Nikkei phân tích lý do Quảng Ninh trở thành điểm đến được nhà đầu tư nước ngoài yêu thích nhất

Xăng, nước ngọt, điều hòa công suất lớn vào diện chịu thuế

Sáng ngày 14/6, với 94,98% đại biểu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), bổ sung một số hàng hóa – dịch vụ vào diện chịu thuế.

Không nhượng bộ ông Trump, Trung Quốc nâng thuế lên 84% trả đũa Mỹ Rủi ro thuế quan tác động đến phát hành trái phiếu doanh nghiệp phi tài chính năm 2025

Quy định quản lý, sử dụng vốn, tài sản của tổ chức tín dụng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 135/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025 quy định chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng do nhà nước nắm giữ 100%

Lỗ hơn 152 tỷ đồng, công ty tài chính tiêu dùng giảm hơn 1.100 nhân sự, còn 181 người Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025

5 tháng năm 2025: CPI tăng 3,21% so với cùng kỳ năm 2024

Theo báo cáo của Cục Thống kê (Bộ Tài chính), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2025 tăng 0,16% so với tháng trước; tăng 1,53% so với tháng 12/2024; và tăng 3,24% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân năm tháng đầu năm 2025, CPI tăng 3,21% so với cùng kỳ n

CPI Việt Nam năm 2024 tăng 3,63%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra CPI Việt Nam tăng gần 1% trong tháng 1, nguyên nhân do đâu?