Căng thẳng biển Đỏ và dư lượng hóa chất làm giảm lượng gạo xuất khẩu đi châu Âu

Thời gian qua, gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam liên tục giảm giá nhưng với gạo chất lượng cao xuất khẩu đi các thị trường cao cấp, giá không giảm. Song, do căng thẳng biển Đỏ đẩy cước phí vận chuyển tăng cao cùng nguy cơ nhiễm dư lượng hóa chất khiến do

Gạo - ảnh minh họa
Gạo - ảnh minh họa

Cước vận tải trước khi xảy ra khủng hoảng ở biển Đỏ chỉ khoảng 750 USD/container, nhưng nay đã tăng lên đến 6.800 USD/container. Bên cạnh đó, chi phí nhiên liệu và bảo hiểm cũng tăng cao đặt ra thách thức chưa từng có đối với ngành hàng hải nói chung và hoạt động vận chuyển hàng hóa qua kênh đào Suez nói riêng. Năm nay, khối lượng vận chuyển hàng hóa qua kênh đào Suez tính đến ngày 13/2/2024 đã giảm 55% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ông Phan Văn Có, Giám đốc Marketing Công ty TNHH VRICE cho biết, thời gian qua gạo 5% xuất khẩu giảm giá khá sâu, nhưng đối với các loại gạo cao cấp đi châu Âu, Trung Đông, … giá bán vẫn ổn định, tuy nhiên do căng thẳng biển Đỏ cước tàu tăng rất cao nên giao dịch chậm lại.

Thị trường xuất khẩu chính của VRICE là châu Âu và Trung Đông nên khi có biến động về giá cước và thời gian vận chuyển buộc công ty kéo giãn thời gian giao hàng để xem tình hình như thế nào, dù ở đồng bằng sông Cửu Long đang là thời điểm thu hoạch lúa Đông Xuân nhưng công ty đem lúa về trữ trong kho chứ chưa thể giao cho khách đúng hạn như trong hợp đồng. Mặt khác, để tránh rủi ro công ty buộc phải thu tiền khách hàng gần đủ rồi mới giao hàng, không như trước đây giao hàng trước thu tiền sau.

Quảng cáo

Xuất khẩu gạo sang các thị trường cao cấp như châu Âu đang có hai vấn đề, đó là hàng của Việt Nam dễ vướng dư lượng thuốc trừ sâu, khả năng bị trả về cao, và đa số hàng đi châu Âu phải đi qua biển Đỏ để tiết kiệm chi phí và thời gian. Tuy nhiên, do khủng hoảng biển Đỏ nên phải đi vòng qua Mũi Hảo Vọng, Nam Phi khiến thời gian tăng thêm từ 2 đến 3 tuần và đặc biệt là chi phí tăng tăng gấp đôi.

“Trước tình hình này các nhà nhập khẩu gạo châu Âu không muốn ký thêm hợp đồng mới với doanh nghiệp Việt Nam mà chuyển qua mua hàng các nước khác có thời gian vận chuyển nhanh hơn và chi phí thấp hơn, khiến các doanh nghiệp xuất hàng đi châu Âu đang gặp bất lợi”, ông Có nói.

Bên cạnh đó, tuy giá gạo xuất khẩu đi các thị trường cao cấp không giảm nhưng năm nay lúa Đông Xuân bị nhiễm rầy trắng, muỗi hành và bệnh vàng lá chín sớm khá nặng, để trị bệnh vàng lá chín sớm người nông dân sử dụng các loại thuốc có tính lưu dẫn nên thời gian tồn trữ trong hạt gạo khá lâu, khiến phần lớn gạo đi châu Âu dính dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Do vậy, bắt buộc các doanh nghiệp phải kiểm tra kỹ lưỡng nếu không khả năng hàng bị trả về rất cao.

“Đã từng bị trả hàng về nên chúng tôi rất có kinh nghiệm trong vấn đề này. Ngoài ra, thời gian vận chuyển đi châu Âu rất dài và do ảnh hưởng biến đổi khí hậu nên đôi khi kiểm tra ở Việt Nam đạt ngưỡng nhưng đến cảng châu Âu thì có sự biến động do thực phẩm lâu ngày sẽ tự lên men, sản sinh ra các loại nấm hoặc gây ra một số chất ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Gạo xuất khẩu đi châu Âu bắt buộc phải hun trùng, khi đạt yêu cầu và được đơn vị chức năng cấp giấy chứng nhận mới được xuất khẩu”, ông Có nói.

Thời gian vận chuyển trên biển thường kéo dài, đối với nhóm hàng xuất khẩu chính như nông sản (gạo, chè, cà phê, hạt điều …) hay bất cứ hàng hóa nào có kiện hàng đóng gói bằng gỗ trong quá trình vận chuyển đều dễ phát sinh nấm mốc, mối mọt… Quy định bảo vệ môi trường nghiêm ngặt của hải quan ở cảng đến áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu vào châu Âu, Mỹ, Canada và Úc. Do vậy, hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam đi các nước phải chịu rất nhiều quy định của hải quan ở cảng đến để nhà nhập khẩu có thể làm thủ tục để thông quan lô hàng. Một trong những quy định đó là việc hun trùng (fumigation) hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam áp dụng cho một số mặt hàng cụ thể, đặc biệt là mặt hàng gạo, nếu các lô hàng nhập khẩu không tuân thủ quy định này sẽ phải đối mặt với mức phạt nặng nề.

Trong khi đó, gạo xuất khẩu phải đi đường xa và đưa vào kho dự trữ nên hầu hết nhà nhập khẩu đều bắt buộc bên bán là các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất gạo cho đối tác đều phải hun trùng các lô gạo để chống nấm mốc, mối mọt,… nếu không Trung tâm Kiểm dịch vùng 3 sẽ không cấp chứng thư lô hàng đủ điều kiện xuất khẩu, đối với các thị trường cao cấp khách hàng còn xét tới dư lượng hóa chất độc hại tồn dư trong gạo.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

6 tháng đầu năm 2025: CPI tăng 3,27% so với cùng kỳ năm trước

Theo báo cáo của Cục Thống kê (Bộ Tài chính), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2025 tăng 0,48% so với tháng trước. So với tháng 12/2024, CPI tháng Sáu tăng 2,02%; tăng 3,57% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân quý II/2025 tăng 3,31% so với quý II/2

CPI Việt Nam năm 2024 tăng 3,63%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra CPI Việt Nam tăng gần 1% trong tháng 1, nguyên nhân do đâu?

GDP 6 tháng đầu năm 2025: Tăng cao nhất so với cùng kỳ trong 14 năm

Trong bối cảnh kinh tế thế giới đối mặt với nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, khó dự đoán, với quyết tâm cao nhất để huy động và khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế – xã hội, kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm đã tăng trưởng tích cực với tổng

GDP Việt Nam ảnh hưởng ra sao sau quyết định áp thuế đối ứng của Mỹ? GDP quý I/2025 của Việt Nam tăng 6,93%, cao nhất trong vòng 6 năm

Tín dụng tiếp tục “chảy” vào lĩnh vực sản xuất

Tính đến cuối tháng 5/2025, tính dụng tăng trưởng 6,52% được tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp tục là hai ngành có tỉ trọng lớn.

Nâng mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2025 lên 16% NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16% cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Quỹ ETF tái cơ cấu danh mục ra sao trong kỳ quý III/2025?

Trong tháng 7, HOSE sẽ thực hiện đánh giá chỉ số VN30 và VNFIN LEAD kỳ giữa năm với những thay đổi về cơ cấu chỉ số. Đồng thời, các chỉ số VNDIAMOND sẽ được cập nhật số liệu và tính toán lại tỷ trọng danh mục cổ phiếu thành phần. Kết quả sẽ được chính thứ

Thị trường chứng khoán “thăng hoa” sau tin Israel – Iran ngừng bắn, VN-Index tiến sát về mốc 1.370 điểm Chứng khoán Hoàng Gia đăng ký mua hàng triệu cổ phiếu SJS, SAM

Tổng thống Mỹ thông báo đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, vào lúc 10h25 sáng 2/7 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đăng trên mạng xã hội Truth Social rằng ông vừa có một thỏa thuận thương mại với Việt Nam.

HAGL muốn bán 13,3 triệu cổ phiếu HNG trả nợ, sếp Bamboo Capital bán thỏa thuận 20 triệu cổ phiếu BCR Mỹ - Trung Quốc đạt được thỏa thuận dừng áp thuế trong 90 ngày

Vàng SJC vượt 120 triệu đồng, vàng nhẫn tăng vọt phiên đầu tháng 7

Sáng 1/7, giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh. Trong đó, giá vàng miếng SJC tại các doanh nghiệp lớn được niêm yết trên 120 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn được bán ra trong khoảng 116,5 - 118 triệu đồng/lượng.

Sáng 26/6: Giá vàng thế giới và trong nước đồng loạt tăng Giá vàng nhẫn, vàng SJC sáng 27/6 tăng vọt

Chuyện cổ tức ngân hàng: Giữ tiền để lớn hay chia sẻ với cổ đông?

Mùa đại hội cổ đông năm nay, câu chuyện chia cổ tức tiếp tục làm “nóng” nghị trường các ngân hàng. Trong khi một số nhà băng mạnh tay chi hàng nghìn tỷ đồng tiền mặt để tri ân cổ đông, nhiều ngân hàng lại chọn giữ lại toàn bộ lợi nhuận nhằm tăng vốn tự có

Ngân hàng nào sẽ tổ chức đại hội cổ đông tuần này? Hàng loạt ngân hàng tổ chức đại hội cổ đông trong tuần này, nhiều ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV, Techcombank, MB...

10 năm doanh nghiệp tư nhân vươn mình

Trong suốt giai đoạn 10 năm vừa qua, các doanh nghiệp tư nhân hàng đầu Việt Nam như Vingroup, FPT, Hòa Phát, Thế Giới Di Động, Vietjet, REE, Hoá chất Đức Giang, Gelex, PNJ… đã ghi dấu ấn mạnh mẽ, với sự tăng trưởng vượt bậc về vốn hóa, doanh thu và lợi nh

Hòa Phát đầu tư sản xuất ván sàn cao cấp, mục tiêu lọt top 3 doanh nghiệp lớn nhất sau 5 năm Cổ phiếu của một doanh nghiệp chăn nuôi heo tăng “bốc đầu” trong ngày VN-Index “bốc hơi” gần 2 điểm

Vì sao VGTA đề xuất không để ngân hàng sản xuất, kinh doanh vàng miếng

Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam (VGTA) đề xuất không nên để ngân hàng sản xuất, kinh doanh vàng miếng khi bỏ cơ chế độc quyền vàng miếng do lo ngại hệ lụy.

Tổng bí thư Tô Lâm: Xoá bỏ thế độc quyền Nhà nước về thương hiệu vàng miếng Giá vàng miếng SJC tăng nhẹ trong phiên đầu tuần, vàng nhẫn chững giá