Căng thẳng địa chính trị leo thang và nguy cơ xung đột thương mại, dòng tiền tìm đến kim loại quý

Kim loại và năng lượng là hai nhóm hấp dẫn được dòng tiền đầu tư trong suốt phiên giao dịch.

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), lực mua chiếm ưu thế trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong ngày hôm qua (ngày 3/12). Đóng cửa, chỉ số MXV-Index tăng 0,73% lên 2.178 điểm. Trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị leo thang, rủi ro xung đột thương mại gia tăng, giá của toàn bộ 10 mặt hàng kim loại đồng loạt đi lên. Bên cạnh đó, thị trường năng lượng, bao gồm dầu thô cũng ghi nhận đà tăng giá tích cực.

mxvindex.png

Sắc xanh phủ kín bảng giá kim loại

Kết thúc phiên giao dịch ngày hôm qua, sắc xanh phủ kín bảng giá kim loại. Đối với kim loại quý, giá bạc phục hồi 2,03% lên 31,49 USD/ounce. Giá bạch kim cũng tăng hơn 1% lên mức 960,2 USD/ounce. Với vai trò là "hầm trú ẩn an toàn" mỗi khi nền kinh tế có biến động, kim loại quý tiếp tục được hưởng lợi trong bối cảnh xung đột địa chính trị leo thang và rủi ro căng thẳng thương mại gia tăng.

kim-loai.png

Hôm qua, Bộ Thương mại Trung Quốc đã tuyên bố cấm xuất khẩu các mặt hàng liên quan đến gali, germani, antimon và các vật liệu siêu cứng có khả năng ứng dụng trong quân sự sang Mỹ.

Thông báo của Trung Quốc được đưa ra sau khi Mỹ có động thái can thiệp với ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc.

Trước đó, Mỹ cho biết sẽ hạn chế xuất khẩu sản phẩm sang 140 công ty nước này, gồm 20 doanh nghiệp bán dẫn, 2 công ty đầu tư và hơn 100 nhà sản xuất máy công cụ làm chip.

Theo đánh giá của giới chuyên gia, sự trả đũa này của Trung Quốc có thể làm gia tăng căng thẳng thương mại giữa hai nước, đẩy nguy cơ chiến tranh thương mại gia tăng.

Quảng cáo

Bên cạnh đó, đồng USD suy yếu sau phiên tăng mạnh vào hôm qua cũng góp phần hỗ trợ cho giá kim loại quý. Chỉ số DXY, thước đo đo lường sức mạnh của đồng USD với 6 đồng tiền ngoại tệ mạnh khác, chốt phiên hôm qua giảm gần 0,1% xuống 106,37 điểm.

Đối với kim loại cơ bản, các mặt hàng đồng loạt tăng giá trong phiên hôm qua, chủ yếu được hỗ trợ nhờ kỳ vọng Trung Quốc tiếp tục kích thích kinh tế. Trong đó, giá hai mặt hàng chủ chốt là đồng và quặng sắt tăng lần lượt 1,73% lên 9.263,81 USD/tấn và tăng 0,48% lên 105,11 USD/tấn.

Hiện các nhà đầu tư đang chờ đợi Hội nghị công tác kinh tế trung ương diễn ra trong tháng này, nhằm tìm kiếm dấu hiệu về các biện pháp kích thích tài khóa hoặc tiền tệ bổ sung sau khi dữ liệu gần đây cho thấy nền kinh tế vẫn tăng trưởng chậm chạp và khó đạt được mục tiêu Chính phủ Trung Quốc đề ra là khoảng 5%.

Giá dầu hồi phục sau chuỗi giảm và giằng co liên tiếp

Theo MXV, giá dầu thô đồng loạt tăng mạnh kết thúc chuỗi nhiều phiên giảm và giằng co trước đó. Tình hình xung đột tại Lebanon giữa Israel và nhóm vũ trang Hezbollah có dấu hiệu leo thang là yếu tố chính tác động “bullish” (tăng) lên giá trong phiên hôm qua.

nang-luong.png

Đóng cửa phiên hôm qua, giá dầu thô WTI tăng vọt 2,7% lên gần 70 USD/thùng, trong khi giá dầu thô Brent cũng tăng 2,49% lên mốc 73,6 USD/thùng.

Tại Trung Đông, Israel liên tiếp vi phạm thỏa thuận ngừng bắn trong nhiều ngày, sau khi lên tiếng tố cáo lực lượng Hezbollah phớt lờ các yêu cầu của thỏa thuận. Các quan chức cấp cao của Lebanon đã thúc giục Mỹ và Pháp phải có biện pháp gây sức ép buộc Israel duy trì lệnh ngừng bắn, vốn đã mong manh và có nguy cơ đổ vỡ bất cứ lúc nào.

Mặc dù cuộc xung đột ở Lebanon chưa khiến nguồn cung dầu ở Trung Đông bị gián đoạn nhưng Hezbollah là lực lượng ủy nhiệm của Iran. Do đó, thị trường đang theo dõi chặt chẽ căng thẳng giữa Israel và Iran, khi một cuộc đối đầu trực tiếp giữa hai quốc gia này có thể ảnh hưởng tới toàn bộ khu vực Trung Đông và gián đoạn dòng chảy dầu thô.

Bên cạnh đó, thị trường cũng đang chờ đợi cuộc họp chính sách tháng 12 của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và Đồng minh (OPEC+). Diễn biến giá dầu thô hôm qua cho thấy các nhà đầu tư đang đặt cược vào khả năng OPEC+ sẽ duy trì các biện pháp cắt giảm sản lượng trong quý I/2025, có thể giúp thị trường dầu thô thế giới “hạ cánh mềm”.

Theo dữ liệu từ Viện Dầu khí Mỹ (API), tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ trong tuần kết thúc ngày 29/11 tăng 1,23 triệu thùng, trái với kỳ vọng giảm 2,06 triệu thùng của thị trường. Điều này đánh dấu tuần thứ 6 trong vòng 12 tuần tồn kho dầu thô của Mỹ tăng, dấy lên lo ngại về triển vọng nhu cầu dầu của nước này và gây áp lực lên giá.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Lực bán quay lại thị trường hàng hoá

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), ngày giao dịch hôm qua (14/1), lực bán quay lại chiếm ưu thế và cắt đứt chuỗi tăng ba phiên liên tiếp trước của chỉ số MXV-Index. Đóng cửa, chỉ số giảm 0,39% xuống 2.288 điểm. Đáng chú ý, nhóm nguyên liệu công ng

Việt Nam xuất siêu 24,31 tỷ USD hàng hóa trong 11 tháng đầu năm Cổ phiếu Vietinbank (CTG), Sacombank (STB) được “gom” mạnh trong ngày thị trường “thăng hoa”, VN-Index đạt 1.274,04 điểm

Triển vọng tích cực của ngành Ngân hàng năm 2025

VinaCapital tin rằng, giá cổ phiếu ngành Ngân hàng năm 2025 sẽ tiếp tục tăng tốt nhờ tăng trưởng lợi nhuận mạnh hơn. Bên cạnh đó, mức định giá hấp dẫn (hệ số P/B dự phóng năm 2025 hiện ở mức 1,3 lần ứng với tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) dự phó

Ngành ngân hàng Mỹ tiếp tục chứng kiến nhiều diễn biến bất lợi Táo Quân 2024 thu về ít nhất 21 tỷ đồng tiền quảng cáo ngay trong đêm 30 Tết: Một ông lớn ngành ngân hàng lại chi đến 3 tỷ đồng cho vỏn vẹn hơn 2 phút lên sóng

Bảng giá đất mới tại Tp.HCM đẩy chi phí sử dụng đất tăng cao: Giá bất động sản "leo thang"?

Theo đại diện Savills, bảng giá đất mới Tp.HCM có hiệu lực từ 31/10/2024, người dân được đảm bảo quyền lợi từ mức đền bù sát giá thị trường hơn, trong khi doanh nghiệp phải đối mặt với áp lực từ chi phí sử dụng đất tăng cao, đẩy giá bất động sản leo thang.

Hà Nội rốt ráo chấn chỉnh đấu giá đất Bảng giá đất điều chỉnh của Hà Nội cao nhất lên gần 700 triệu đồng/m2

Giá bất động sản tăng ở hầu hết các phân khúc trong năm 2024

Sự tăng trưởng tốt tại Hà Nội và TP.HCM, một phần đến từ tâm lý muốn đầu tư tại các thành phố lớn, có tính thanh khoản cao thay vì đầu tư dàn trải như giai đoạn trước, một phần đến từ tâm lý sợ giá bán tăng cao nên tranh thủ mua vào ở vùng giá “chấp nhận

Giá bất động sản khó có thể điều chỉnh giảm Doanh nghiệp bất động sản thành lập mới sụt giảm dù thị trường ấm dần

Lãnh đạo NHNN nói về 2 dòng ngoại tệ lớn chảy ra trong năm 2024

Lãnh đạo NHNN đánh giá, trong năm 2024, đồng VND mất giá khoảng 5,03% so với USD, nhưng là mức mất giá thấp so với các nước trong khu vực ASEAN, các nước có xuất khẩu lớn vào Mỹ. Mức mất giá của VND là hợp lý, đảm bảo các chỉ tiêu lớn về vĩ mô.

Ngân hàng Nhà nước bơm hơn 86.000 tỷ vào hệ thống ngân hàng trong tuần qua Doanh nghiệp Nhà nước thu gần 500 tỷ mỗi ngày từ bán khoáng sản, một công ty con “làm mưa, làm gió” trên sàn chứng khoán

Sẽ có kịch bản điều hành giá năm 2025 nhằm kiểm soát lạm phát

Theo Cục Quản lý giá, vẫn còn nhiều yếu tố cả bên ngoài và bên trong tác động đến mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2025. Thời gian tới Ban Chỉ đạo điều hành giá sẽ họp để đưa ra kịch bản điều hành giá cho năm 2025.

Lạm phát tăng vọt, Nga nâng lãi suất lần thứ 6 trong hơn 1 năm, dự kiến tiếp tục tăng thêm Thận trọng kiểm soát lạm phát những tháng cuối năm 2024

Những yếu tố nào tác động đến lạm phát năm 2025?

Theo lãnh đạo Tổng cục Thống kê, những yếu tố về xung đột quân sự, các sắc thuế mới của các nước lớn và các chi phí đầu vào trong nước tăng cao có thể tác động đến lạm phát của Việt Nam năm 2025.

Lạm phát tháng 6 tại Mỹ tăng khớp dự báo, hướng về mốc mục tiêu: Thời điểm Fed cắt giảm lãi suất đang đến gần? Lạm phát tăng vọt, Nga nâng lãi suất lần thứ 6 trong hơn 1 năm, dự kiến tiếp tục tăng thêm

NHNN triển khai thêm biện pháp can thiệp, tỷ giá USD hạ nhiệt

Động thái mới cho thấy kỳ vọng của NHNN về sự ổn định tỷ giá hối đoái quanh mức 25.450 VND, đồng thời xóa bỏ đồn đoán của thị trường về việc NHNN sẽ tăng giá bán can thiệp.

Dự báo xu hướng tỷ giá, lãi suất huy động, lãi suất cho vay trong năm 2025 Tỷ giá USD lại vượt ngưỡng chặn, NHNN tiếp tục bán ngoại tệ can thiệp, giảm hỗ trợ thanh khoản VND