Chuyên gia HSBC: Cùng với Ấn Độ, Việt Nam đang củng cố vị thế là nguồn lực sản xuất bổ sung thay Trung Quốc

Mexico, Việt Nam và Ấn Độ đang củng cố vị thế như những nguồn lực sản xuất bổ sung thay thế cho Trung Quốc, đặc biệt là sản xuất hàng hóa. Họ đang chứng kiến nhiều công ty chuyển phân khúc chuỗi cung ứng sang thị trường của mình, theo chuyên gia từ HSBC.

Ông Surajit Rakshit - Giám đốc Toàn quốc Khối Giải pháp Thương mại Toàn cầu của HSBC Việt Nam.

“Các thị trường mới nổi có nền kinh tế tăng trưởng nhanh và theo đuổi chiến lược không liên kết sẽ được hưởng lợi khi thương mại gia tăng trong bối cảnh đa cực”, ông Surajit Rakshit - Giám đốc Toàn quốc Khối Giải pháp Thương mại Toàn cầu của HSBC Việt Nam – cho biết.

Theo ông Rakshit, những thị trường mới nổi như Mexico, Việt Nam và Ấn Độ đang củng cố vị thế như những nguồn lực sản xuất bổ sung thay thế cho Trung Quốc, đặc biệt là sản xuất hàng hóa. Các quốc gia này đang chứng kiến nhiều công ty chuyển phân khúc chuỗi cung ứng sang thị trường của mình.

Ở Trung Đông, những quốc gia như UAE và Saudi Arabia đang tận dụng vị thế chính trị đứng giữa tương đối trung lập và vị trí địa lý trung tâm cũng như vai trò xúc tiến thương mại giữa hành lang Đông – Tây và khu vực Nam Bán cầu.

Ông Rakshit nhận định ba xu hướng mới đang xuất hiện và được kỳ vọng sẽ tái định hình thương mại trong những năm tới. Một trong số đó là “Khu vực hóa”.

“Đại dịch COVID-19 đã thay đổi thế giới này theo nhiều hướng, một trong số đó chính là sự đảo ngược xu hướng toàn cầu hóa vốn đã diễn ra hàng thập kỷ qua”, Giám đốc Toàn quốc Khối Giải pháp Thương mại Toàn cầu của HSBC Việt Nam cho biết.

Ông Rakshit nhìn nhận trong bối cảnh toàn cầu hóa giảm bớt, xu hướng khu vực hóa đang trở nên phổ biến do các yếu tố địa chính trị chia cắt thế giới thành những khối thương mại dọc hành lang Tây-Đông và Bắc-Nam. Kỷ nguyên đa phương mới này sẽ chứng kiến sự xuất hiện của nhiều khối và hành lang thương mại khắp châu Á lẫn Bắc Mỹ.

Chuyên gia từ HSBC Việt Nam cho rằng trong vài năm tới, xu hướng friendshoring sẽ gia tăng. Theo đó, các mạng lưới chuỗi cung ứng sẽ tập trung ở các quốc gia được coi là đồng minh về chính trị và kinh tế.

Xu hướng thương mại thứ hai là tái cơ cấu chuỗi cung ứng. Ông Rakshit cho rằng hệ quả của xu hướng khu vực hóa chính là các tập đoàn coi trọng sự ổn định hơn tiết kiệm chi phí và hiệu suất của chuỗi cung ứng. Các doanh nghiệp sẽ giảm bớt rủi ro cho mạng lưới logistics bằng cách chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi khu vực bị ảnh hưởng bởi xung đột, bảo hộ thương mại và biến đổi khí hậu.

Quảng cáo

Trong bối cảnh đó, những diễn biến leo thang tiềm ẩn trong căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ kéo theo sự sụt giảm trong thương mại toàn cầu. Nhiều thị trường mới nổi đã lấp đầy khoảng trống này như một nguồn lực sản xuất hàng hóa bổ sung.

hsbc.jpg

Những quốc gia như Việt Nam, Thái Lan, Hàn Quốc và Mexico nổi lên như những nơi được hưởng lợi chính trong xu hướng dịch chuyển trọng tâm thay thế cho xuất khẩu từ Trung Quốc.

Xu hướng thương mại thứ ba là ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI). AI nắm giữ sức mạnh chuyển đổi có thể ảnh hưởng đến đối tượng, phương thức và giá cả của thương mại.

Bình minh của kỷ nguyên AI báo trước một tương lai trong đó thương mại được thúc đẩy bởi số hóa, được tiếp thêm sức mạnh nhờ những tiến bộ trong công nghệ chuỗi khối (blockchain), dữ liệu lớn (big data) và sản xuất bồi đắp (công nghệ in 3D) diễn ra trên nhiều lĩnh vực.

Trong quá trình biến đổi và tiến hóa, bối cảnh chuỗi cung ứng châu Á xuất hiện những điểm đến mới. Các nước trước đây đóng vai trò trung tâm trong chuỗi cung ứng của khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản chứng kiến sự tham gia của nhiều gương mặt mới. Chẳng hạn như Việt Nam đã nổi lên như một trung tâm sản xuất và xuất khẩu quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử.

Nhiều công ty như Samsung và Intel đã đầu tư mạnh vào Việt Nam bởi chi phí nhân công cạnh tranh và môi trường chính trị tương đối ổn định ở đây. Theo HSBC, chỉ riêng Samsung đã chiếm gần 20% tổng xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2023, đưa quốc gia này trở thành một giao điểm chiến lược trong chuỗi cung ứng điện tử toàn cầu.

“Trong vài năm tới, thương mại ít khả năng suy giảm, thay vào chúng ta sẽ chứng kiến một sự chuyển dịch về vị trí diễn ra hoạt động giao thương. Sự điều chỉnh này trong các chuỗi cung ứng toàn cầu thúc đẩy bởi các yếu tố chính trị và kinh tế mở ra nhiều cơ hội cho các tập đoàn đa quốc gia củng cố, tối ưu hóa mạng lưới logistics của mình”.

“Đồng thời, một tiềm năng lớn cũng mở ra cho Việt Nam”, ông Rakshit nói.

Theo dự báo của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thương mại sẽ phục hồi khiêm tốn với mức tăng trưởng 2,6% trong năm 2024 và 3,3% trong năm 2025, sau khi sụt giảm 1,2% trong năm 2023.

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Vì sao VGTA đề xuất không để ngân hàng sản xuất, kinh doanh vàng miếng

Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam (VGTA) đề xuất không nên để ngân hàng sản xuất, kinh doanh vàng miếng khi bỏ cơ chế độc quyền vàng miếng do lo ngại hệ lụy.

Tổng bí thư Tô Lâm: Xoá bỏ thế độc quyền Nhà nước về thương hiệu vàng miếng Giá vàng miếng SJC tăng nhẹ trong phiên đầu tuần, vàng nhẫn chững giá

Viconship gia tăng ảnh hưởng tại Hải An

Hai lãnh đạo cấp cao của Viconship – ông Nguyễn Xuân Dũng và ông Tạ Công Thông – vừa được đề cử tham gia Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH) cho nhiệm kỳ 2023–2028.

Viconship dự chi gần 320 tỷ đồng mua 37,55% vốn tại Vinaship, Dragon Capital rời ghế cổ đông lớn PVD Viconship trở thành cổ đông lớn của Vinaship, TTC Agris muốn mua 40% vốn Betrimex

Quảng Ninh duyệt nhà đầu tư dự án đô thị nghỉ dưỡng gần 1 tỷ USD tại Vân Đồn

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa phê duyệt Công ty TNHH Đầu tư Địa ốc Hải Đăng – thành viên của HDMon Holdings – làm nhà đầu tư thực hiện dự án tổ hợp du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp, sân golf và khu dân cư Monbay Vân Đồn, tổng mức đầu tư gần 25.000 tỷ đồng

Quảng Ninh xử phạt 'ông chủ' dự án quây núi đá vịnh Hạ Long làm 'hòn non bộ' 125 triệu đồng Nikkei phân tích lý do Quảng Ninh trở thành điểm đến được nhà đầu tư nước ngoài yêu thích nhất

Xăng, nước ngọt, điều hòa công suất lớn vào diện chịu thuế

Sáng ngày 14/6, với 94,98% đại biểu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), bổ sung một số hàng hóa – dịch vụ vào diện chịu thuế.

Không nhượng bộ ông Trump, Trung Quốc nâng thuế lên 84% trả đũa Mỹ Rủi ro thuế quan tác động đến phát hành trái phiếu doanh nghiệp phi tài chính năm 2025

Quy định quản lý, sử dụng vốn, tài sản của tổ chức tín dụng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 135/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025 quy định chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng do nhà nước nắm giữ 100%

Lỗ hơn 152 tỷ đồng, công ty tài chính tiêu dùng giảm hơn 1.100 nhân sự, còn 181 người Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025

5 tháng năm 2025: CPI tăng 3,21% so với cùng kỳ năm 2024

Theo báo cáo của Cục Thống kê (Bộ Tài chính), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2025 tăng 0,16% so với tháng trước; tăng 1,53% so với tháng 12/2024; và tăng 3,24% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân năm tháng đầu năm 2025, CPI tăng 3,21% so với cùng kỳ n

CPI Việt Nam năm 2024 tăng 3,63%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra CPI Việt Nam tăng gần 1% trong tháng 1, nguyên nhân do đâu?

Rủi ro thuế quan tác động đến phát hành trái phiếu doanh nghiệp phi tài chính năm 2025

Hoạt động phát hành sẽ duy trì ổn định, tiếp tục dẫn dắt bởi các chủ đầu tư (CĐT) bất động sản (BĐS) nhà ở. Ngành ô tô và điện có thể tăng trưởng mạnh phát hành mới, trong khi các doanh nghiệp BĐS công nghiệp sẽ gặp khó khăn do rủi ro thuế quan.

Lợi suất thấp kỷ lục khiến Ngân hàng Trung ương Trung Quốc ngừng mua trái phiếu chính phủ Sẽ có 217 nghìn tỷ đồng trái phiếu đáo hạn năm 2025

VARS: Nghị quyết 68 mang đến cơ hội bứt phá cho thị trường bất động sản trong trung và dài hạn

Mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về Phát triển kinh tế tư nhân. Nghị quyết xác định rõ kinh tế tư nhân là “một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia”.

Cơn sóng ngầm cổ phiếu bất động sản Ước tính KQKD quý I/2025 của loạt doanh nghiệp bất động sản "hot": Vinhomes có thể tăng trưởng hơn 1.200%, KDH tăng 700%

Những đầu tàu kinh tế tư nhân Vingroup, Thaco, Hòa Phát, FPT… đang đóng góp bao nhiêu vào ngân sách Nhà nước?

Trong năm 2024, Vingroup đã nộp ngân sách Nhà nước hơn 56.000 tỷ đồng, trong khi, Thế Giới Di Động, Hòa Phát, FPT cũng lần lượt đóng góp 19.700 tỷ đồng, 13.400 tỷ đồng và 9.200 tỷ đồng.

Bội thu ngân sách 9 tháng đạt gần 192 nghìn tỷ đồng 11 tháng, thu ngân sách nhà nước vượt 6,3% dự toán năm 2024

GDP 2024 đạt 475 tỷ USD, Việt Nam cần bao lâu để vượt mốc 1.000 tỷ USD?

Dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy, quy mô GDP Việt Nam theo giá hiện hành vào năm 1986 ghi nhận ở mức 43 tỷ USD. Đến năm 2008, con số này đã tăng lên mức 125 tỷ USD, cao gấp 3 lần so với thời điểm 1986.

GDP Việt Nam ảnh hưởng ra sao sau quyết định áp thuế đối ứng của Mỹ? GDP quý I/2025 của Việt Nam tăng 6,93%, cao nhất trong vòng 6 năm