CPI 9 tháng tăng 3,16% so với cùng kỳ, "yên tâm" có thể kiểm soát lạm phát theo mục tiêu

CPI tháng 9/2023 tăng 1,08% so với tháng trước, tăng 3,66% so với cùng kỳ chủ yếu do giá gạo, giá xăng dầu, giá gas, giá thuê nhà ở tăng.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê công bố sáng ngày 29/9, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2023 tăng 1,08% so với tháng trước.

Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 10 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước; riêng nhóm bưu chính, viễn thông giá giảm 0,23%.

cpi-6775.png

Cụ thể, chỉ số nhóm giao thông tăng 1,21% (tác động CPI chung tăng 0,12 điểm phần trăm) do ảnh hưởng của 3 đợt điều chỉnh giá xăng dầu trong nước làm cho giá xăng tăng 3,54%; giá dầu diezen tăng 5,96%; phí học bằng lái xe tăng 1,81%; giá dịch vụ trông giữ xe tăng 1,57%; giá bảo dưỡng phương tiện đi lại tăng 0,63%.

Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 1,12% (tác động CPI chung tăng 0,21 điểm phần trăm) chủ yếu do từ ngày 1/9/2023, giá gas trong nước điều chỉnh tăng; giá nhà ở thuê tăng 0,61%; giá nước sinh hoạt tăng 2,83%, giá điện sinh hoạt tăng 0,34% do nhu cầu tiêu thụ tăng; giá dịch vụ sửa chữa nhà ở tăng 0,33%;...

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống cũng tăng 0,73% (tác động CPI chung tăng 0,24 điểm phần trăm), trong đó, giá lương thực tăng 3,19% (tác động CPI chung tăng 0,12 điểm phần trăm) do giá gạo trong nước tiếp tục tăng theo giá gạo xuất khẩu, nhu cầu nhập khẩu gạo của các thị trường tiêu thụ lớn.

Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,19% do giá nguyên phụ liệu sản xuất, chi phí nhân công và nhu cầu mua sắm chuẩn bị bước vào năm học mới tăng.

Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,17%. Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,12%. Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,11%. Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,07%. Và nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,06%.

Như vậy, CPI bình quân quý III/2023 tăng 2,89% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân 9 tháng năm 2023 tăng 3,16% so với bình quân cùng kỳ năm 2022.

Quảng cáo

Lạm phát cơ bản tháng 9/2023 tăng 0,26% so với tháng trước, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 9 tháng năm 2023, lạm phát cơ bản tăng 4,49% so với cùng kỳ năm 2022, cao hơn mức tăng CPI bình quân chung (tăng 3,16%).

Nguyên nhân chủ yếu do bình quân giá xăng dầu trong nước 9 tháng năm 2023 giảm 15,26% so với cùng kỳ năm trước, giá dầu hỏa giảm 11,26%, giá gas giảm 10,21% là yếu tố kiềm chế tốc độ tăng của CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.

cpi1-2592.png
Tốc độ tăng/giảm CPI tháng 9 và 9 tháng các năm giai đoạn 2019-2023 (đơn vị: %).

Lý giải về các nguyên nhân chính giúp Việt Nam kiểm soát được lạm phát trong 9 tháng đầu năm 2023, bà Nguyễn Thu Oanh, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê) cho biết, trong 9 tháng, chỉ số giá nhóm xăng dầu giảm 15,26% so với cùng kỳ năm trước theo biến động của giá thế giới, tác động làm CPI chung giảm 0,55 điểm phần trăm. Chỉ số giá nhóm gas trong nước giảm 10,21% theo giá thế giới, tác động làm CPI chung giảm 0,15 điểm phần trăm.

Bên cạnh đó, nhóm hàng lương thực, thực phẩm, nhóm hàng có tác động lớn tới CPI, chiếm tỷ trọng khoảng 1/4 trong tổng chi tiêu dùng của dân cư, thường xuyên được các bộ, ngành, địa phương thực hiện các biện pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn giá do đó đã giúp cho kiềm chế tốc độ tăng của CPI.

Ngoài ra, những dịch vụ do Nhà nước quản lý như dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế đã được Chính phủ điều hành thận trọng trong thời gian qua. Giá điện sinh hoạt đã được EVN điều chỉnh từ ngày 4/5 sau nhiều năm không tăng giá nhưng chỉ điều chỉnh tăng 3% cho nên tác động không nhiều tới chỉ số giá tiêu dùng.

Với CPI bình quân 9 tháng năm 2023 tăng 3,16% so với bình quân cùng kỳ năm 2022, bà Oanh cho rằng, có thể "yên tâm" với khả năng có thể kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Quốc hội đề ra.

Về các yếu tố có thể ảnh hưởng đến lạm phát các tháng còn lại của năm 2023, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá cho biết, việc lương cơ bản tăng 20% từ ngày 1/7/2023 đã và sẽ tác động đến giá các hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng.

Cùng với đó, dịch vụ du lịch tiếp đà phục hồi trở lại sau khi dịch bệnh được kiểm soát cũng như giá các mặt hàng thực phẩm, đồ uống, may mặc tăng theo quy luật vào thời điểm đầu năm và cuối năm do nhu cầu mua sắm... cũng sẽ tác động làm tăng CPI

Giá xăng dầu thế giới đang có xu hướng tăng trở lại hay giá gạo trong nước có xu hướng tăng theo giá gạo xuất khẩu... cũng có thể là nguyên nhân.

Tuy nhiên, theo bà Oanh, ở chiều ngược lại, cũng có một số yếu tố thuận lợi cho kiểm soát lạm phát trong nước là lạm phát toàn cầu hạ nhiệt trong năm 2023 giúp Việt Nam giảm bớt áp lực từ kênh nhập khẩu lạm phát, đồng thời giúp cải thiện yếu tố tâm lý, kỳ vọng, hỗ trợ kiểm soát lạm phát năm 2023.

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Tài khoản chứng khoán mở mới sụt giảm

Số lượng tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư trong nước đã tăng thêm 106.580 tài khoản trong tháng 6/2024, thấp hơn 25.000 tài khoản so với mức tăng của tháng 5 trước đó. Tổng số lượng tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư trong nước tính đến cuối tháng 6

Việt Nam có hơn 7,2 triệu tài khoản chứng khoán cá nhân sau năm 2023 Tài khoản chứng khoán giảm mạnh tháng thứ 2 liên tiếp, công ty chứng khoán tiếp tục đóng hàng trăm nghìn tài khoản

Thị trường hàng hóa trầm lắng trong ngày nghỉ lễ Quốc khánh Mỹ

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu diễn biến khá trầm lắng trong ngày hôm qua (4/7) khi nhiều mặt hàng đóng cửa nghỉ lễ Quốc khánh Mỹ. Phần lớn các mặt hàng còn lại biến động giằng co tuy nhiên lực mu

Thị trường hàng hoá vẫn trên đà suy yếu Dữ liệu kinh tế Mỹ vững vàng kéo thị trường hàng hoá hồi phục

Kinh tế Nga tăng trưởng mạnh mẽ bất chấp lệnh trừng phạt của phương Tây, chính phủ phải tìm cách 'hãm phanh'

Giới chức Nga đang lo ngại một quả bong bóng bất động sản đang bị thổi phồng trên thị trường tài chính nước này. Do đó, chính phủ sẽ quyết định rút lại một chương trình trợ cấp quy mô lớn.

Nhiều yếu tố hỗ trợ triển vọng kinh tế nửa cuối năm 2024 Lạm phát được kiểm soát, phù hợp để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế

Nhiều yếu tố hỗ trợ triển vọng kinh tế nửa cuối năm 2024

Sự phục hồi nhu cầu ngành bán dẫn, tăng trưởng ổn định ở Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á, cũng như khả năng nới lỏng chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương lớn sẽ là các yếu tố hỗ trợ cho triển vọng kinh tế Việt Nam trong nửa cuối năm 2024.

Nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới dự kiến giảm tốc trong 2 năm vì một lý do 1 loại củ giá rẻ bán đầy chợ Việt đang làm "điêu đứng" nền kinh tế quốc gia lớn thứ 5 thế giới, giá tăng 165% chỉ trong một năm qua

Cục Hàng không yêu cầu các hãng bay bổ sung tàu bay, có chính sách ưu đãi về giá vé

Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng hàng không rà soát, điều chỉnh cách thức hiển thị thông tin, làm rõ những khoản mục cấu thành mà khách hàng phải trả trong giá vé thể hiện, không gây nhầm lẫn cho hành khách trong khi mua vé.

Người dân không còn "đi du lịch bằng mọi giá", cổ phiếu các hãng hàng không sẽ ra sao? Hãng hàng không nào bay đúng giờ nhất 11 tháng năm 2023?

Giá dầu nối dài đà tăng do căng thẳng Trung Đông gia tăng

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), kết thúc tuần giao dịch 24 – 30/6, thị trường hàng hoá ghi nhận nhiều mặt hàng có mức biến động lớn. Mặc dù xu hướng giá trái chiều ở 4 nhóm mặt hàng, nhưng lực bán áp đảo hơn đã kéo chỉ số MXV-Index giảm 0,06% x

Giá dầu suy yếu, chỉ số giá hàng hoá rời mức đỉnh hơn một năm Thời tiết bất lợi khiến nguồn cung khan hiếm và giá dầu tăng đẩy giá cao su tự nhiên tăng cao

GDP quý II/2024 tăng trưởng tích cực, ước đạt 6,93%

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II/2024 tăng trưởng tích cực, với tốc độ tăng ước đạt 6,93% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, GDP tăng 6,42%.

Standard Chartered điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 GDP danh nghĩa của Trung Quốc được dự báo sẽ ngang bằng với Mỹ trong 2024 và vượt qua trong thập kỷ tới

Thị trường ngày 29/6: Giá dầu giảm nhẹ, đồng, quặng sắt tăng, lúa mì giảm 16% trong tháng

Phiên cuối tuần, giá dầu giảm nhẹ nhưng tính chung cả tháng tăng 6%, lạm phát của Mỹ hạ nhiệt khiến vàng thay đổi ít, đồng tăng. Lúa mì giảm 16% trong tháng.

Thị trường rực lửa, VN-Index “bốc hơi” gần 30 điểm phiên đầu tuần Dữ liệu kinh tế Mỹ vững vàng kéo thị trường hàng hoá hồi phục

18 ngân hàng Việt Nam lọt Top 500 tổ chức lớn nhất Đông Nam Á

Tạp chí Fortune vừa công bố bảng xếp hạng 500 tổ chức lớn nhất Đông Nam Á - The Southeast Asia 500 năm 2024, trong đó có 18 ngân hàng của Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) được xếp hạng cao nhất trong 18 ngân hàng

Điểm tên những nhóm ngành có khả năng tăng trưởng lợi nhuận mạnh trong quý II/2024 Loạt công ty vừa nhận quyết định xử phạt của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước Thông tin lạm phát Mỹ sẽ ảnh hưởng lớn đến diễn biến giá vàng tuần này