Đầu tư công nghệ sau thu hoạch mang đến giải pháp tốt nhất nâng cao giá trị hạt gạo Việt Nam

Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam có nhu cầu lớn về sự chuyển đổi từ ngành thực phẩm thô sơ sang ngành thực phẩm hiện đại, cùng lúc đó là có nhu cầu về chiến lược và giải pháp dài hạn cũng như việc đầu tư liên tục.

Đầu tư công nghệ sau thu hoạch mang đến giải pháp tốt nhất nâng cao giá trị hạt gạo Việt Nam

Tại hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam” được tổ chức bởi Hiệp hội Lúa gạo Việt Nam (VFA) và BizLIVE, các chuyên gia đã đưa ra nhiều quan điểm về vấn đề thất thoát sau thu hoạch trong hoạt động thu hoạch lúa gạo tại Việt Nam.

Theo kết quả khảo sát của ngành nông nghiệp Tiền Giang, tỷ lệ thất thoát trong và sau thu hoạch của nông dân trồng lúa rất cao, cụ thể thất thoát do thu hoạch, phơi sấy, tồn trữ không đạt yêu cầu là 10,8%. Như vậy mỗi năm chỉ riêng nông dân tại Tiền Giang có thể thiệt hại đến hàng trăm tỷ đồng. Nếu tính trên bình diện cả nước, con số thiệt hại sau thu hoạch có thể lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Nhận xét về vấn đề này, ông Jena Vinther Jensen - giám đốc điều hành công ty cung cấp giải pháp nông nghiệp FTT của Đan Mạch nói: “Ở Việt Nam, các nông dân Việt Nam làm việc rất vất vả, sản xuất ra những hạt gạo có giá trị tốt nhất thế giới, tuy nhiên nhiều khi giá trị hạt gạo này chưa được đảm bảo chuẩn chất lượng tốt nhất nên uy tín của gạo Việt Nam chưa được thừa nhận đầy đủ. Bằng việc đầu tư tốt hơn vào công nghệ, từ sau khi thu hoạch cho đến khâu lưu trữ và sấy, chất lượng gạo Việt Nam sẽ được đảm bảo tốt nhất để phục vụ cho tiêu dùng và sản xuất”.

Cũng theo ông Jensen, lúa Việt Nam có giá trị cao nhưng còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác. Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam có nhu cầu lớn về sự chuyển đổi từ ngành thực phẩm thô sơ sang ngành thực phẩm hiện đại, cùng lúc đó là có nhu cầu lớn về chiến lược và giải pháp dài hạn cũng như việc đầu tư liên tục.

Quảng cáo

Ông Jensen chia sẻ người tiêu dùng các nước phát triển yêu cầu rất cao về sự đồng nhất về chất lượng, tính sẵn có của sản phẩm mà họ mong muốn có trên thị trường. Người tiêu dùng trong khi đó cũng mong muốn có khả năng truy xuất nguồn gốc của sản phẩm mà họ sử dụng. Tất cả các ngành sản xuất đều phải có tiêu chí và tiêu chuẩn sản xuất rất cao. Tất cả doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ trong ngành đều hiểu rằng cần phải tích hợp công nghệ vào sản xuất.

Từ khi bắt đầu thu hoạch lúa đến khi sấy được lúa, cách thức xử lý trong giai đoạn này rất quan trọng để đảm bảo chất lượng lúa gạo. Việt Nam là quốc gia có điều kiện thuận lợi để có thể sản xuất lúa gạo ba mùa/năm, tuy nhiên thời tiết nóng ẩm lại là thách thức.

Để giúp cho giai đoạn này phát huy tác dụng tốt nhất trong việc đảm bảo chất lượng lúa gạo, người nông dân Việt Nam sẽ cần đến công cụ lập kế hoạch sản xuất, đảm bảo công suất sấy và khả năng lưu trữ, thông khí trước khi sấy, quản lý chuỗi cung ứng và cuối cùng tăng cường khả năng quản lý và nguồn lực.

Việc tồn trữ lúa và bảo quản cần phải được thực hiện trong điều kiện nền nhiệt tối ưu nhất là bí quyết quan trọng để nâng cao chất lượng lúa gạo. Hệ sấy cần đảm bảo ẩm độ cho từng hạt lúa, ngoài ra việc lưu trũ và bảo quản hạt lúa trong nền nhiệt, ẩm độ và môi trường để đảm bảo chất lượng hạt lúa cũng vô cùng quan trọng.

Ông Jensen chia sẻ công nghệ của FTT giúp cho người nông dân sử dụng hệ thống giám sát tự động để ưu tiên thứ tự sản xuất tốt nhất; xử lý linh hoạt tất cả các nguyên liệu lúa nhập về ở dạng rời từ nhà máy cho đến khi đóng gói sản phẩm tiêu dùng cuối cùng; tích hợp tất cả các quy trình vào một hệ thống kiểm soát AI với tính năng ghi dữ liệu và sử dụng dữ liệu lịch sử sản xuất để không ngừng cải tiến quy trình sản xuất đồng thời cho phép truy cập nội tuyến vào nhiều địa điểm nhà máy sản xuất để quản lý cũng như hỗ trợ và giám sát vận hành

Tuy nhiên cũng theo ông Jensen, nông dân không thể hiện đại hóa công nghệ xử lý sau thu hoạch theo hướng hợp tác với nhau mà nông dân cần phải hợp tác vào cùng nhau trong những nhóm liên kết có sự đoàn kết cao trong những loại hình kiểu như liên đoàn hay tổ chức để có thể cùng hợp tác đầu tư, sử dụng công nghệ nhằm tăng cường tối đa hiệu quả lưu trữ bảo quản sản phẩm phục vụ tốt nhất cho tiêu dùng và xuất khẩu.

Ông Jensen cho biết ngành nông nghiệp ở Đan Mạch trước đây cũng từng gặp những vấn đề tương tự như Việt Nam bây giờ, và nhờ đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ mà sản xuất nông nghiệp mà ngành nông nghiệp Đan Mạch đã có thể phát triển mạnh.

Theo Tạp chí Doanh nghiệp và Kinh tế xanh Copy

Cùng chuyên mục Chính sách

GDP quý I/2025 của Việt Nam tăng 6,93%, cao nhất trong vòng 6 năm

Theo báo cáo mới nhất của Cục Thống kê, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2025 ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng cao nhất so với quý I các năm trong giai đoạn 2020-2025.

NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16% cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8% UOB: Tăng trưởng GDP 8% hoặc cao hơn là khả thi

Room ngoại tại ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc không vượt quá 49%

Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại ngân hàng thương mại nhận chuyển giao bắt buộc (không bao gồm các ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ) được vượt 30% nhưng không vượt quá 49% vốn điều lệ của ngân hàng thư

Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam “hở room” khối ngoại hơn 3% Ngân hàng Nhà nước nới thêm room tín dụng cho các ngân hàng

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu hoàn thành phần nổi cải tạo cảnh quan hồ Hoàn Kiếm vào dịp 2/9

Văn phòng UBND Hà Nội vừa ban hành kết luận của Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh về triển khai thực hiện quy hoạch, dự án đầu tư cải tạo không gian khu vực phía Đông hồ Hoàn Kiếm và phương án thiết kế, cải tạo Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục, quậ

Hà Nội phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch cải tạo 3 khu tập thể cũ ở quận Đống Đa TP.HCM phê duyệt đề án cải tạo, xây dựng lại hơn 500 chung cư cũ, hư hỏng

Hà Nội chốt kế hoạch xây 3 cây cầu gần 48.000 tỷ đồng

Chủ tịch UBND Hà Nội yêu cầu các sở, ban, ngành thành phố triển khai các thủ tục, bảo đảm đủ điều kiện khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa vào dịp 19/5.

Bộ Xây dựng yêu cầu thanh tra các dự án nhà ở tăng giá bất thường TP. Hà Nội yêu cầu xử lý triệt để tranh chấp tại Goldmark City

Hà Nội yêu cầu đề xuất phương án sắp xếp lại cơ sở nhà đất sau sáp nhập

Ngày 17/3, UBND TP.Hà Nội đã có Công văn số 948/UBND-KT về việc giao nhiệm vụ thực hiện việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất trên địa bàn theo quy định tại Nghị định số 03/2025/NĐ-CP.

Điều kiện để sở hữu nhà ở xã hội Hà Nội là gì? Hà Nội sẽ phá dỡ 1 công trình nổi tiếng ở khu vực Hồ Hoàn Kiếm, là kiến trúc "trong ký ức" dù từng bị chê

Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng

Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết: "Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng" của GS.TS. Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng.

Kỷ lục mới của kinh tế Việt Nam: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 đạt 786,29 tỷ USD Vốn giá rẻ liên tục được ngân hàng “bơm” ra nền kinh tế

Hà Nội cho phép nghiên cứu xây lại khu tập thể Thành Công cao tới 40 tầng

Lãnh đạo Hà Nội yêu cầu nghiên cứu phát triển cao tầng hơn đối với không gian "lõi" bố trí chung cư, tái định cư (tối đa 40 tầng), tính toán hài hòa diện tích sàn căn hộ thương mại dôi dư, tạo ra quỹ đất "thương phẩm" thương mại dịch vụ lớn hơn khi xây lạ

Hà Nội sắp có hàng nghìn căn nhà ở xã hội mới mở bán, người mua nhà cần chuẩn bị gì? Điều kiện để sở hữu nhà ở xã hội Hà Nội là gì?

Giải pháp đột phá cho nhà ở xã hội

"Bây giờ không hạn chế sinh con để chống già hóa dân số, nhưng nhà ở chỉ có 10 m2, 15 m2, 20 m2 thì làm sao sinh 3 được? Đây là động lực phát triển dân số chứ không chỉ là vấn đề ăn ở". Từ nhu cầu cấp bách này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ đ

Cam kết xây hàng trăm nghìn căn nhà ở xã hội, các “ông lớn” bất động sản đang làm đến đâu? Mục tiêu xây 1 triệu nhà ở xã hội: Khó đủ đường