Doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần xác định “thời điểm vàng” để ký hợp đồng

Doanh nghiệp Việt Nam cần nhận định các nguồn thông tin của các nước để đưa ra “thời điểm vàng” ký hợp đồng.

Các khách mời chia sẻ tại hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam”
Các khách mời chia sẻ tại hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam”

Ý kiến được đưa ra tại hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam” do Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) phối hợp cùng Diginews và BizLIVE tổ chức sáng nay (3/11) tại TP.Cần Thơ.

Giá gạo biến động, nhiều giao dịch của doanh nghiệp tê liệt

Là doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn nhất của tỉnh Đồng Tháp, ông Nguyễn Việt Anh, Tổng giám đốc Công ty TNHH Lương thực Phương Đông (ORICO) cho biết, thời gian qua thị trường gạo thế giới biến động lớn, giá gạo tăng liên tục, các giao dịch bị tê liệt.

“Việc giá biến động lớn luôn có hai mặt. Trên thực tế, doanh nghiệp Philippines chuyển qua mua gạo Thái Lan nhiều vì giá hợp lý hơn. Tôi cho rằng chúng ta đừng quá tự mãn khi giá chúng ta cao hơn. Bức tranh ngành gạo năm sau sẽ khác khi cộng hưởng yếu tố Ấn Độ”, ông Việt Anh nói.

Vị này nêu, giai đoạn đầu các doanh nghiệp xuất khẩu tên tuổi trong chuỗi đứt gãy nghiêm trọng, không lấy được hàng, dù họ có liên kết, dù có đặt cọc, nhưng không nhận được hàng dẫn tới thua lỗ. Trong khi đó chúng ta không có cơ quan pháp luật, chế tài nào đủ mạnh.

“Chúng ta cũng mừng cho nông dân tăng thu nhập giá lúa lên tới 8.000-9.000 đồng, lợi nhuận tăng nhiều. Nhưng cũng thấy chúng ta phát triển không bền vững lắm. Về lâu dài việc phát triển không bền có thể dẫn đến mất thị trường. Khách hàng Philippines chuyển sang Thái, khi họ ăn quen thì hơi khó quay lại gạo Việt Nam”, lãnh đạo ORICO đề cập.

Ông Việt Anh cho biết, 5, 6 năm nay chúng ta lấy hết thị trường láng giềng nhờ giá gạo hợp lý, có thị trường chúng ta chiếm lĩnh 80%. Như thị trường Ghana, Bờ Biển Ngà chúng ta chiếm lĩnh thị trường, gạo Thái Lan không xuất qua được. Nhưng cần lưu ý tăng giá gạo quá cao, mà bị mất thị trường thì thiệt hại cần nhìn nhận.

ong-anh-2124.jpg
Ông Nguyễn Việt Anh cho rằng việc tăng giá gạo có hai mặt

Khẳng định được chất lượng, người mua sẽ tự tìm đến

Trong bối cảnh biến động của thị trường, qua câu chuyện thực tiễn từ đại diện doanh nghiệp ORICO, dưới góc nhìn của nhà quản lý, bà Trần Thanh Bình, Trưởng phòng xuất nhập khẩu, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, với biến động nhanh, không riêng Việt Nam mà tất cả các nước đều bị bất ngờ.

Bà Bình đề cập, đội ngũ thương nhân không chỉ Phương Đông gặp khó khăn. Vài tháng vừa qua, các doanh nghiệp rút ra bài học để có kế hoạch đàm phán chủ động hơn trong việc tính toán lãi lỗ. Có doanh nghiệp lỗ nhưng cũng có doanh nghiệp đảm bảo được nguồn, đảm bảo độ tin cậy với đối tác nước sở tại.

“Các đối tác nhập khẩu đều nhìn ra được. Giá thóc 9.000 thì tính toán giá trên 600 USD, thời điểm ký 500 USD thì không thể ép doanh nghiệp được. Đó là một trong những thành công của doanh nghiệp Việt Nam, trong cái lỗ vẫn đảm bảo uy tín. 10 tháng xuất khẩu gạo đạt 7,1 triệu tấn, tương đương cả 2022 mà hiện còn 2 tháng cuối năm nữa. Đặt biệt trị giá tăng gần 35%, cho thấy giá bình quân xuất khẩu tăng, khẳng định được thương hiệu, giá trị gạo Việt”, lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu đánh giá.

Về việc khách hàng chuyển sang thị trường khác giá thấp hơn, bà Bình đặt vấn đề, liệu Thái Lan có thiết lập mãi mặt bằng giá thấp và cho biết, giá gạo Việt cao nhưng chất lượng tốt, và chuyện giá cao là do thị trường quyết định.

“Chính doanh nghiệp chủ động đi đàm phán, giá cao là mặt bằng chung. Gần 200 thương nhân hàng ngày thiết lập giá mới cho Việt Nam. Dù giá cao nhưng người mua vẫn tìm đến Việt Nam”, bà Bình nhấn mạnh.

Quảng cáo

Bà Bình bổ sung thêm, chất lượng một số chủng loại là khác nhau. Đặc thù chủng loại gạo Thái là như vậy. Nếu chúng ta có mua nhập khẩu giống thì không thể đưa ra giá như Thái Lan, đây là câu chuyện liên quan thổ nhưỡng, nước, khí hậu... Mỗi phân khúc sản phẩm là khác nhau, quan trọng khẳng định được chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm… Khi khẳng định được chất lượng, người mua sẽ tìm đến.

Chuẩn bị cho năm 2024, bà Bình cũng chia sẻ về những chính sách, định hướng thị trường để hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng những cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu.

Cụ thể, Bộ Công Thương hiện nay đang nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện Nghị định 107 về kinh doanh xuất khẩu gạo, tập trung vào 4 vấn đề.

Một là chế tài với thương nhân tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu gạo. Các doanh nghiệp là người hiểu rõ vì sao Bộ Công Thương đưa ra chế tài chặt chẽ, đó là giúp cho những doanh nghiệp tâm huyết, tập trung xuất khẩu gạo sẽ có cạnh tranh công bằng hơn, thực chất hơn. Theo đó, các doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước thực hiện nghiêm hoạt động kinh doanh, nếu không nghiêm sẽ bị xử phạt theo chế tài quy định.

Hai là điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo. Đây là nội dung mới. Hiện nay Bộ NN-PTNT có trình lên đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao. Bộ kiến nghị Bộ Công Thương trong việc bổ sung điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, theo đó đề nghị doanh nghiệp có hoạt động liên kết xây dựng vùng nguyên liệu. Hiện Bộ đang nghiên cứu xem xét các lợi ích hài hòa giữa người trồng lúa, doanh nghiệp.

Thứ ba, liên quan xúc tiến thương mại, cơ chế thị trường. Việt Nam là một trong hai nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Nhìn lại, chúng ta hay so sánh với Thái Lan. Hiện nay, Bộ Công Thương nhận được nhiều công thư, lời đề nghị xin gặp của các đại sứ quán. Các nước đối tác nhập khẩu mong muốn ký với Việt Nam, thể hiện vai trò của Việt Nam trong nguồn cung cấp gạo. Nhưng việc ký khung MOU sẽ không đi theo lối mòn, theo cơ chế thị trường tập trung. Việt Nam xây dựng khung giúp doanh nghiệp tiếp cận được thị trường đối tác, ổn định bền vững, thông thoáng hơn.

Cuối cùng, doanh nghiệp hiện nay cần lưu ý sản xuất xanh, nền nông nghiệp xanh hiện nay được chú ý trên thế giới với việc hạn chế thải carbon.

ba-binh-6211.jpg
Bà Trần Thanh Bình thông tin Bộ Công thương đang xây dựng, hoàn thiện Nghị định 107 về kinh doanh xuất khẩu gạo

Dự báo về năm 2024, bà Bình nhìn nhận, với thị trường Ấn Độ lệnh cấm dự báo vẫn còn, nếu sản lượng dồi dào thì nước này mới có thể dừng lệnh cấm. Trong khi đó, sản lượng của nước này đang giảm so với 2022, chỉ đáp ứng nhu cầu nội địa. Theo đó, doanh nghiệp Việt cần nhận định từ các nguồn thông tin các nước để đưa ra “thời điểm vàng” ký hợp đồng.

Cơ hội thị trường đi qua rất nhanh

Kết nối với hội thảo qua hình thức online, ông Phạm Quang Diệu, Kinh tế trưởng Agromonitor cho biết, năm 2023 dự kiến xuất khẩu vượt qua năm 2022, cán mốc 8 triệu tấn, là con số không tưởng tượng được vì 2, 3 năm trước chỉ 6,3 triệu tấn/năm.

Tuy nhiên phải nhìn nhận sâu hơn, quan trọng nhất là lợi ích chủ thể đạt được trong chuỗi giá trị. Câu chuyện cần nhìn nhận sâu là năng lực xuất khẩu của ngành lúa gạo Việt Nam từ khâu sản xuất đến kinh doanh xuất khẩu.

Nhận định về năm 2024, ông Diệu cho rằng còn nhiều bất trắc, không rõ ràng. Theo dự báo 2024 thương mại thế giới sẽ có điều chỉnh. Ấn Độ cắt giảm xuất khẩu, Thái Lan và Việt Nam cũng giảm. Hàm ý nếu nguồn cung xuất khẩu ra thị trường giảm thì có thể giá neo cao. Thị trường gạo là thị trường biến động nhạy cảm, chỉ cần ảnh hưởng thời tiết, chính sách có thể làm cho giá biến động mạnh.

“Cần linh hoạt, mềm dẻo, minh chứng cho thấy Việt Nam tận dụng cơ hội tốt để hưởng lợi. Nếu lo sợ quá an ninh lượng thực, giá cả bùng lên mà cấm xuất khẩu sẽ bỏ qua cơ hội. Nhìn lại giá gạo Thái Lan, giá đã giảm gần 100 USD, giá cả thay đổi nhanh, cơ hội thị trường đi qua rất nhanh”, ông Diệu nêu.

Ông Diệu cũng đề cập tới vấn đề vốn với doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Vị này nêu, vài năm trước, ông có thuyết phục kéo ngân hàng tham gia để khơi thông tín dụng hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Coi ngành gạo như ngành đem lại lợi nhuận cho ngân hàng chứ không nhìn gạo rủi ro lớn với dòng vốn.

“Ngành gạo và ngân hàng có thể bắt tay được nhiều hơn, tận dụng những cơ hội xuất khẩu. Năng lực trữ gạo Thái Lan lớn hơn chúng ta, họ có thể chờ thời bán. Chúng ta ký trước giao hàng sau, rủi ro nhiều.

5-7 năm trước, ít người hình dung sự nổi lên của xuất khẩu gạo Việt Nam phân khúc chất lượng cao, giá tốt như hiện nay. Chứng tỏ ngành gạo tiến lên mạnh với những đóng góp của nhà khoa học, người nông dân. Tôi nghĩ chúng ta có thể phát triển hơn nữa nếu có dòng vốn khơi thông, ông Diệu nhấn mạnh.

Theo Tạp chí Doanh nghiệp và Kinh tế xanh Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Đất nền phân lô phía Nam sẽ tăng giá bao nhiêu % sau Tết Nguyên đán?

Những lô đất giá tốt được nhà đầu tư ôm vào từ thời điểm giữa năm 2023 đã bắt đầu có lời trên dưới 10%. Khi đất nền bước vào nhịp phục hồi như dự báo, giá phân khúc này có thể tiếp tục tăng thêm một nhịp vào năm 2025.

Đất nền phân lô phía Nam có “đổi chiều” vào cuối năm, đây là dự báo bất ngờ của chuyên gia trong ngành TP.HCM: Đất nền trong dân giá 2 tỷ đồng sắp "biến mất"

VNDIRECT giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP năm 2024, hạ dự báo tăng trưởng năm 2025 xuống 6,6%

Theo chuyên gia VNDIRECT, thách thức có thể gia tăng trong năm 2025, đặc biệt nửa cuối năm nếu Tổng thống Mỹ thúc đẩy thực thi chính sách bảo hộ thương mại, kinh tế Việt Nam có thể phải đối mặt với một số trở ngại nhất định.

Giá vàng bốc hơi 8 triệu đồng, chuyên gia dự báo "xu hướng tích cực" Một công ty chứng khoán dự báo VN-Index có thể “thủng” 1.200 điểm

Ngân hàng Nhà nước nới thêm room tín dụng cho các ngân hàng

Việc điều chỉnh này được thực hiện trong điều kiện lạm phát được kiểm soát tốt dưới mức mục tiêu Quốc hội, Chính phủ đề ra và nhằm thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về điều hành TTTD linh hoạt, hiệu quả, kịp thời đáp ứng vốn cho nền

Những công ty chứng khoán còn ít room cho vay margin nhất sau quý IV/2023 Đất Xanh “khóa” room ngoại để chào bán 57 triệu cổ phiếu cho tối đa 9 nhà đầu tư nước ngoài

Nhà đầu tư "ôm" đất nền từ thời "sốt" đất ở Quảng Bình, Đà Nẵng, Phú Yên... giờ giá ra sao?

Giai đoạn 2021 - đầu năm 2022 sốt đất cục bộ ở một số tỉnh thành, nhiều nhà đầu tư đi ôm đất nền. Tuy nhiên, sau đó thị trường rơi vào trầm lắng, đất nền giảm giá, nhiều người phải cắt lỗ. Đến nay, ở khu vực miền Trung các tỉnh như Phú Yên, Quảng Bình...

VN-Index tăng gần 12 điểm, cổ phiếu bất động sản “thăng hoa” Bất động sản TP.HCM tăng trưởng dương trở lại, hấp dẫn nhà đầu tư

Bất động sản TP.HCM tăng trưởng dương trở lại, hấp dẫn nhà đầu tư

Vượt qua “vùng đáy”, thị trường bất động sản TPHCM đang dần lấy lại đà phát triển, tốc độ phục hồi tuy chậm nhưng chắc và dự kiến sẽ tăng tốc từ thời điểm cuối năm.

Gần 3.900 doanh nghiệp bất động sản được thành lập mới trong 10 tháng năm 2024 Đua nhau tăng bốc đầu, chuyện gì đang xảy ra với nhóm cổ phiếu bất động sản?