Đẩy mạnh chế biến sâu, tập trung khâu nuôi giúp ngành tôm nâng sức cạnh tranh

Đầu năm 2024, căng thẳng Biển Đỏ, giá cước vận tải tăng vọt, khiến ngành tôm đối mặt nhiều khó khăn. Tuy vậy, VASEP vẫn đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 4 tỷ USD, tăng 5% so với năm 2023.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Nhận diện những thách thức trong năm 2024

Bà Phùng Thị Kim Thu, Chuyên gia ngành Tôm, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, xuất khẩu tôm khép lại năm 2023 với giá trị xuất khẩu đạt 3,4 tỷ USD, giảm 22% so với năm 2022. Lạm phát tăng cao tại các thị trường chính khiến nhu cầu nhập khẩu giảm. Sản lượng tôm toàn cầu tăng, sản xuất và xuất khẩu tôm của Ecuador tăng trưởng bùng nổ, gây dư cung và giá tôm thế giới giảm mạnh. Đây được coi là những nguyên nhân chính khiến xuất khẩu tôm sụt giảm trong năm 2023.

Song, năm 2024 ngành tôm dự báo vẫn chưa hết khó vì mới đây Hiệp hội Chế biến tôm Mỹ (ASPA) nộp đơn đề nghị điều tra thuế chống trợ cấp đối với tôm nhập khẩu trong đó có Việt Nam. Chưa rõ kết quả thế nào, nhưng xuất khẩu tôm sang Mỹ - thị trường lớn nhất của tôm Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng trong nửa đầu năm 2024.

Căng thẳng biển Đỏ khiến giá cước vận tải biển đi Mỹ tăng, cũng là một trở ngại cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ. Mặt khác, kinh tế thế giới tuy đã thoát đáy nhưng phục hồi chậm.

“Hiện nay tôm Việt vẫn tiếp tục cạnh tranh khốc liệt với Ecuador, Ấn Độ về giá và nguồn cung, giá tôm thế giới chưa thể phục hồi nhanh do tồn kho còn nhiều. Chi phí thức ăn nuôi tôm lớn và tăng cao, đồng thời dịch bệnh trên tôm nuôi chưa kiểm soát. Đây là những thách thức đặt ra cho ngành tôm Việt Nam năm 2024. Trên chặng đường vượt khó này, ngành tôm cần phải tìm cách nâng cao năng lực cạnh tranh, và một trong những giải pháp được xác định đó là đẩy mạnh chế biến hàng giá trị gia tăng (chế biến sâu) và tập trung nhiều hơn cho khâu nuôi”, bà Thu nói.

Cần đẩy mạnh hàng chế biến sâu

TS Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Sao Ta (Fimex VN) cho biết, hiện nay Việt Nam và Thái Lan là nước có trình độ chế biến tôm đẳng cấp cao nhất trên thế giới. Nhờ trình độ chế biến cao nên tôm Việt Nam đang có thị phần lớn nhất tại những thị trường ưa chuộng các sản phẩm chế biến sâu như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và Anh. Đồng thời, các sản phẩm giá trị gia tăng cũng giúp tôm Việt Nam duy trì được thị phần tại Mỹ trước sức ép cạnh tranh rất gay gắt của tôm Ecuador, Ấn Độ và Indonesia.

Ngay tại Trung Quốc – thị trường chuyên nhập khẩu tôm nguyên liệu để chế biến các sản phẩm phục vụ người tiêu dùng nội địa, một số sản phẩm tôm chế biến của Việt Nam cũng đang thâm nhập tốt. Điển hình như sản phẩm tôm sú luộc (hấp) với màu đỏ bắt mắt của một số nhà máy Việt Nam hiện đang được Trung Quốc mua rất nhiều.

Quảng cáo

“Để giữ được vị thế, duy trì khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, ngành tôm Việt Nam cần tiếp tục phát huy thế mạnh là năng lực chế biến sâu. Nếu duy trì và phát huy được thế mạnh này, tôm Việt Nam hoàn toàn có thể tiếp tục giữ được vị trí số 1 tại các thị trường quan trọng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và Anh, đồng thời duy trì được thị phần ở Mỹ, Trung Quốc và nâng cao thị phần tại EU”, ông Lực nói.

Sản phẩm tôm chế biến sâu hiện chiếm 40-45% tổng giá trị xuất khẩu tôm hàng năm. Với công nghệ chế biến ngày càng phát triển, nhu cầu từ các thị trường gia tăng, việc phát triển các sản phẩm tôm chế biến sâu sẽ ngày càng được thúc đẩy theo chủ trương của Chính phủ và Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn.

Ngày 16/8/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1408/QĐ TTg phê duyệt Đề án phát triển ngành Chế biến thủy sản giai đoạn 2021-2030. Mục tiêu của Đề án là phát triển chế biến thủy sản hiện đại, hiệu quả và bền vững, đáp ứng được nhu cầu, quy định của thị trường tiêu thụ; nâng cao năng lực cạnh tranh và tiếp tục hội nhập sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành trung tâm chế biến thủy sản và đứng trong số 5 nước hàng đầu thế giới vào năm 2030.

Trình độ chế biến chung của các doanh nghiệp tôm Việt thuộc mức cao trên thế giới và đây là một lợi thế cạnh tranh lớn. Các sản phẩm tôm giá trị gia tăng (GTGT) nổi bật của Việt Nam có thể kể đến như tôm bao bột, tôm chiên, tôm tẩm gia vị, tôm xẻ bướm, tôm xiên que, tôm tempura, tôm nobashi, há cảo tôm, sủi cảo tôm gừng, tôm thẻ thịt duỗi tẩm bột chiên đông lạnh, tôm thẻ xiên que đông lạnh…

Cần tập trung vào khâu nuôi nhiều hơn trong năm 2024

Trong công văn báo cáo số 01/BC-VASEP gửi Thủ tướng Chính phủ về kết quả sản xuất xuất khẩu thủy sản 2023 - cơ hội, thách thức trong 2024 và các kiến nghị giải pháp củng cố, gia tăng năng lực cạnh tranh ngành hàng, VASEP báo cáo Thủ tướng về thực trạng giá thức ăn đang cao, tác động rất lớn đến hoạt động nuôi và giá thành nguyên liệu – là một nhân tố chính khiến sản phẩm thủy sản nuôi của Việt Nam đang rất khó cạnh tranh với các quốc gia khác (Ecuador, Ấn Độ…).

VASEP kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có chính sách kiểm soát giá thức ăn nhằm ổn định giá thành nguyên liệu, tăng sức cạnh tranh cho thủy sản Việt Nam.

Chi phí thức ăn nuôi tôm chiếm 30-40% chi phí nuôi. Do giá thức ăn tôm cao, hơn 30.000 đồng/kg nên khi tăng 3.000 – 5.000 đồng/kg thì xem như tăng 10-15%. Ngoài chi phí thức ăn, thì chi phí điện tăng đáng kể (chiếm 10% chi phí nuôi tôm, đặc biệt đối với nuôi công nghệ cao), nhưng giá điện nuôi tôm đang được tính theo giá dịch vụ và theo nhiều mức giá khác nhau nên ảnh hưởng đến giá thành nuôi nguyên liệu. Do đó, VASEP xin kiến nghị tính điện 1 giá cho cơ sở nuôi tôm.

Một mấu chốt quan trọng của mặt hàng tôm nuôi là vấn đề giống. Nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu sản xuất đạt chất lượng, giảm giá thành sản xuất, VASEP kiến nghị Bộ chủ quản tăng cường kiểm soát chất lượng con giống tôm nuôi, đảm bảo không có con giống kém chất lượng, dịch bệnh ra thị trường.

“Nắm bắt cơ hội nhưng thách thức cũng không ít, ngành tôm cần sự chung tay của Chính phủ, chính quyền địa phương, các mắt xích trong toàn chuỗi. Ngành chế biến phải không ngừng tiếp cận xu thế người tiêu dùng, thị trường để có sản phẩm mới đáp ứng kịp thời nhất. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh mạnh từ các nước sản xuất đối thủ, hiện tại ngành tôm nên tập trung vào khâu nuôi nhiều hơn để chất lượng và giá thành ổn định, giúp tăng khả năng cạnh tranh của con tôm Việt”, đại diện VASEP nói.

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Chính sách

Tín dụng tiếp tục “chảy” vào lĩnh vực sản xuất

Tính đến cuối tháng 5/2025, tính dụng tăng trưởng 6,52% được tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp tục là hai ngành có tỉ trọng lớn.

Nâng mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2025 lên 16% NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16% cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Tổng thống Mỹ thông báo đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, vào lúc 10h25 sáng 2/7 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đăng trên mạng xã hội Truth Social rằng ông vừa có một thỏa thuận thương mại với Việt Nam.

HAGL muốn bán 13,3 triệu cổ phiếu HNG trả nợ, sếp Bamboo Capital bán thỏa thuận 20 triệu cổ phiếu BCR Mỹ - Trung Quốc đạt được thỏa thuận dừng áp thuế trong 90 ngày

Cục Thuế hướng dẫn sử dụng số định danh thay mã số thuế từ ngày 1/7

Từ ngày 1/7 tới đây, người Việt Nam đã được cấp số định danh cá nhân theo quy định của Luật Căn cước công dân sẽ sử dụng số này thay cho mã số thuế trong các giao dịch với cơ quan thuế. Không chỉ cá nhân mà cả hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doa

Bitexco, Hải Phát, TNR Holdings, Fecon… vào danh sách 42 doanh nghiệp bị kiểm tra chuyên ngành của Tổng cục Thuế Tổng cục Thuế yêu cầu tăng cường công tác quản lý hóa đơn điện tử

Bộ Tài chính yêu cầu địa phương xử lý tài sản công xong trước 1/7/2025

Bộ Tài chính yêu cầu các tỉnh, thành khẩn trương hoàn tất xử lý tài sản công dôi dư trước ngày 1/7/2025 khi nhiều địa phương đang chậm tiến độ và thiếu phương án cụ thể sau sắp xếp đơn vị hành chính.

Giữa mùa nắng nóng, một doanh nghiệp bia địa phương tri ân "ngụm bia" cổ tức tiền tỷ lệ cao, Sabeco "nhận quà" chục tỷ Bộ Tài chính yêu cầu các địa phương sớm tính đơn giá thuê đất

Xăng, nước ngọt, điều hòa công suất lớn vào diện chịu thuế

Sáng ngày 14/6, với 94,98% đại biểu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), bổ sung một số hàng hóa – dịch vụ vào diện chịu thuế.

Không nhượng bộ ông Trump, Trung Quốc nâng thuế lên 84% trả đũa Mỹ Rủi ro thuế quan tác động đến phát hành trái phiếu doanh nghiệp phi tài chính năm 2025

Tổng bí thư Tô Lâm: Xoá bỏ thế độc quyền Nhà nước về thương hiệu vàng miếng

Xóa bỏ thế độc quyền Nhà nước về thương hiệu vàng miếng một cách có kiểm soát trên nguyên tắc Nhà nước vẫn quản lý hoạt động sản xuất vàng miếng, nhưng có thể cấp phép cho nhiều doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia sản xuất vàng miếng.

Giá vàng nhẫn, vàng SJC sáng 27/5 tiếp đà giảm Giá vàng trong nước 28/5 tiếp đà giảm mạnh

Gói 500 nghìn tỷ đồng: Ưu đãi tối thiểu 2 năm

Thông tin về gói tín dụng 500 nghìn tỷ cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, thời gian ưu đãi tối thiểu 2 năm...

NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16% cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8% Quý I/2025: Tín dụng tăng gấp 2,5 lần cùng kỳ, lãi suất cho vay tiếp tục giảm

GDP quý I/2025 của Việt Nam tăng 6,93%, cao nhất trong vòng 6 năm

Theo báo cáo mới nhất của Cục Thống kê, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2025 ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng cao nhất so với quý I các năm trong giai đoạn 2020-2025.

NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16% cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8% UOB: Tăng trưởng GDP 8% hoặc cao hơn là khả thi

Room ngoại tại ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc không vượt quá 49%

Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại ngân hàng thương mại nhận chuyển giao bắt buộc (không bao gồm các ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ) được vượt 30% nhưng không vượt quá 49% vốn điều lệ của ngân hàng thư

Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam “hở room” khối ngoại hơn 3% Ngân hàng Nhà nước nới thêm room tín dụng cho các ngân hàng

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu hoàn thành phần nổi cải tạo cảnh quan hồ Hoàn Kiếm vào dịp 2/9

Văn phòng UBND Hà Nội vừa ban hành kết luận của Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh về triển khai thực hiện quy hoạch, dự án đầu tư cải tạo không gian khu vực phía Đông hồ Hoàn Kiếm và phương án thiết kế, cải tạo Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục, quậ

Hà Nội phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch cải tạo 3 khu tập thể cũ ở quận Đống Đa TP.HCM phê duyệt đề án cải tạo, xây dựng lại hơn 500 chung cư cũ, hư hỏng

Hà Nội chốt kế hoạch xây 3 cây cầu gần 48.000 tỷ đồng

Chủ tịch UBND Hà Nội yêu cầu các sở, ban, ngành thành phố triển khai các thủ tục, bảo đảm đủ điều kiện khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa vào dịp 19/5.

Bộ Xây dựng yêu cầu thanh tra các dự án nhà ở tăng giá bất thường TP. Hà Nội yêu cầu xử lý triệt để tranh chấp tại Goldmark City

Hà Nội yêu cầu đề xuất phương án sắp xếp lại cơ sở nhà đất sau sáp nhập

Ngày 17/3, UBND TP.Hà Nội đã có Công văn số 948/UBND-KT về việc giao nhiệm vụ thực hiện việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất trên địa bàn theo quy định tại Nghị định số 03/2025/NĐ-CP.

Điều kiện để sở hữu nhà ở xã hội Hà Nội là gì? Hà Nội sẽ phá dỡ 1 công trình nổi tiếng ở khu vực Hồ Hoàn Kiếm, là kiến trúc "trong ký ức" dù từng bị chê