Xuất khẩu thủy sản đặt mục tiêu kim ngạch khiêm tốn với 9 tỷ USD trong năm 2024

Xuất khẩu thủy sản đặt mục tiêu khá khiêm tốn, tương đương với năm 2023, bởi theo VASEP, trong tình hình có nhiều biến động như hiện nay chỉ có thể đưa ra con số như vậy, nếu thực tế thuận lợi có thể kim ngạch sẽ cao hơn 9 tỷ USD nhưng sẽ không vượt qua c

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP)
Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP)

Các thị trường xuất khẩu chính của thủy sản Việt Nam là Mỹ, châu Âu và khu vực Bắc Mỹ nên phải đi qua kênh đào Suez, căng thẳng biển Đỏ đang ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Để làm rõ vấn đề này chúng tôi đã trao đổi với ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP).

Phóng viên: Căng thẳng biển Đỏ đang và sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong năm nay, thưa ông?

Ông Trương Đình Hoè: Xuất khẩu thủy sản đang khó khăn nhất vẫn là thị trường châu Âu bởi phần lớn hàng hóa xuất sang thị trường này phải đi qua kênh đào Suez, ngoài ra việc giá cước tăng 30%, thời gian vận chuyển kéo dài cũng đang phát sinh tâm lý e ngại.

Song, căng thẳng biển Đỏ làm thiệt hại đến xuất khẩu thủy sản sang châu Âu cũng chỉ ở mức độ, vì tháng này chưa phải là tháng cao điểm xuất khẩu. Mặt khác, các nước cũng đã mua hàng xong và đang chờ giải phóng hàng tồn sau mùa lễ hội mới bắt đầu đặt hàng tiếp, nhưng phải đến giữa tháng 6 hoặc tháng 7/2024 mới có thể thấy sự phục hồi ở thị trường châu Âu, còn thời điểm hiện nay vẫn đang ở trạng thái khá khó khăn.

Thị trường Mỹ, chủ yếu ảnh hưởng đối với hàng hóa đến phía bờ Đông, còn bờ Tây thì không đi qua kênh đào Suez nhưng nhìn chung thị trường này cũng bị ảnh hưởng lớn.

Vấn đề bây giờ của xuất khẩu thủy sản là cân nhắc cái nào có thể giải quyết được thì làm vì tình hình chung của thị trường đang giằng co, có thể từ nay đến hết quý I/2024 vẫn chưa thấy được điểm khởi sắc cho vấn đề tiêu thụ, chúng ta cần chuẩn bị và chờ đợi. Tuy kinh tế nước Mỹ đang tốt lên nhưng tình hình tiêu thụ cũng khó trở lại bình thường giống như trước, vì cần có thời gian để người tiêu dùng cân nhắc quyết định chi tiêu mạnh tay hơn, mua bán nhiều hơn.

Mặc dù căng thẳng biển Đỏ gây khó khăn cho vận chuyển nhưng chưa cao độ như thời dịch COVID-19, lúc đó vừa không có tàu, không có container lại vừa chậm dỡ hàng ở các cảng đi và cảng đến, nhưng với sự cố gắng của các doanh nghiệp tất cả cũng đã xoay sở được.

Phóng viên: Xuất khẩu thủy sản sang các thị trường Mỹ, châu Âu và khu vực Bắc Mỹ gặp khó khăn vậy chúng ta có nên chuyển hướng thị trường?

Quảng cáo

Ông Trương Đình Hoè: Vấn đề chuyển hướng thị trường không phải bây giờ mới nói mà đã được cân nhắc từ rất lâu rồi, muốn chuyển hướng thị trường không phải “một sớm, một chiều” có thể làm được, về lâu dài đương nhiên vẫn phải tính đến nhưng không thể nào thực hiện trong thời điểm hiện nay.

Tôm Việt Nam đang cạnh tranh gay gắt với tôm Ecuador và tôm Ấn Độ tại thị trường Trung Quốc, hiện nay cước tàu từ Ecuador sang Trung Quốc đang tăng cao, lượng tôm Ecuador vào Trung Quốc giảm dẫn đến thiếu hụt, có thể tôm Việt Nam tranh thủ lấp vào chỗ trống này nhưng khi ổn định trở lại ai bán rẻ chắc chắn họ sẽ chọn mua. Do vậy, chỉ có thể chuyển hướng sang mặt hàng khác và chúng ta cũng đang xuất khẩu tương đối tốt mặt hàng cá tra.

Vấn đề ở thị trường Trung Quốc là phụ thuộc vào tình hình kinh tế, khi tình hình kinh tế nước này dần ổn định thì tâm lý tiêu dùng cũng vững hơn, các nhà nhập khẩu sẽ tăng mua hàng và một trong những chọn lựa ở thị trường Việt Nam là cá tra.

Trung Quốc vẫn là thị trường lớn cho thủy sản Việt Nam trong năm nay và trong năm 2023 thực tế sức mua từ Việt Nam cũng đã đứng đầu, chưa kể Hồng Kông nếu cộng thêm thị trường này vào thì chắc chắn Trung Quốc vẫn là thị trường mua lớn nhất, nhưng không phải là thị trường lớn nhất về nhập khẩu tôm.

Vì vậy, cần tiếp tục quan tâm để làm sao tăng thị phần bằng cách tăng cường các hoạt động về quảng bá cũng như các vấn đề về chất lượng an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan khác, nhất là những yếu tố mà thủy sản Việt Nam thuận lợi hơn, như trước đây xuất khẩu thủy sản chủ yếu xuất bằng đường bộ nên chỉ phục vụ được khu vực phía dưới, bây giờ xuất khẩu đường biển đang chiếm tỷ lệ rất cao, đây sẽ là yếu tố giúp đưa hàng vào sâu nội địa Trung Quốc và tạo ra nhiều cơ hội hơn ở thị trường này.

Phóng viên: VASEP hướng đến mục tiêu xuất khẩu thủy sản bằng với năm 2023, ông có thể cho biết vì sao lại đặt mục tiêu khiêm tốn như vậy?

Ông Trương Đình Hoè: Đầu năm những khó khăn và thách thức của ngành thủy sản vẫn còn, nhất là tình hình phục hồi kinh tế tại các thị trường trọng điểm, vì vậy chúng tôi đặt mục tiêu kim ngạch bằng với năm 2023, nếu thời gian sau thuận lợi xuất khẩu tốt lên kim ngạch lại đạt cao hơn, nhưng sẽ không vượt qua con số ngành từng đạt được trong năm 2022.

Trong số 9 tỷ USD này thì kim ngạch xuất khẩu tôm ước đạt 3,5 tỷ USD, cá tra 2 tỷ USD. Riêng xuất khẩu hải sản khả năng đạt 3,5 tỷ USD không là vấn đề, trong đó cá ngừ 1 tỷ USD, cá biển 1,5 tỷ USD chưa kể các sản phẩm khác, nhất là tại một số thị trường cận biên như Trung Quốc, các mặt hàng hải sản vẫn được ưa chuộng và cũng là thế mạnh của Việt Nam.

Nhìn chung bốn thị trường trọng điểm của thủy sản Việt Nam trong năm 2023 có đến ba thị trường là Mỹ (1,56 tỷ USD), Nhật Bản (1,52 tỷ USD), Trung Quốc và Hồng Kông (1,50 tỷ USD) đều đạt giá trị trên 1,5 tỷ USD, nếu thị trường Trung Quốc và Hồng Kông phục hồi tốt tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu có thể đạt khoảng 1,8-1,9 tỷ USD. Thị trường EU đạt gần 1 tỷ USD, các thị trường còn lại có thể đạt trên 3 tỷ USD là việc chúng ta có thể phấn đấu được.

Phóng viên: Trân trọng cám ơn ông!

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

70% căn hộ chung cư bán được ở Hà Nội có giá trên 4 tỷ đồng

9 tháng đầu năm 2024, các căn hộ trên 4 tỷ đồng chiếm 70% số lượng căn bán được, tăng mạnh từ mức 2% trong năm 2020. Các căn hộ từ 2 - 4 tỷ đồng chiếm 29% thị phần và chỉ 1% số căn hộ có giá dưới 2 tỷ đồng.

Lưu ý khi "bỏ tiền" mua chung cư Chuyên gia khuyên gì khi chung cư tăng giá cao nhất từ trước đến nay?

Thị trường ngày 04/10: Dầu tăng vọt, vàng ổn định, gạo lao dốc

Chốt phiên giao dịch ngày 03/10/2024, giá dầu tăng vọt hơn 3 USD/thùng khi xung đột Trung Đông làm dấy lên lo ngại về nguồn cung. Vàng giữ ổn định khi nhu cầu trú ẩn an toàn chống lại đồng đô la mạnh hơn.

“Thị trường chứng khoán khả năng sẽ lình xình trong 3-6 tháng tới, chưa thể có uptrend thế kỷ ngay” Nhìn lại thị trường toàn cầu quý 3: Yên Nhật tăng vọt, giá dầu lao dốc

Lợi nhuận toàn thị trường quý III/2024 dự báo tăng 19,5%, điểm sáng là bán lẻ và năng lượng

Trong khi lợi nhuận quý III/2024 của nhóm bán lẻ và năng lượng được dự báo duy trì tăng trưởng trên 300% so với cùng kỳ thì nhóm bất động sản và dầu khí có thể chứng kiến lợi nhuận "đi lùi" lần lượt là -3% và -11%.

Ngân hàng Nhà nước bơm thanh khoản mạnh nhất kể từ đầu năm 2023 HSBC giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 ở mức 6,5%

HSBC giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 ở mức 6,5%

Với niềm tin những khả năng tích cực tiềm tàng có thể bù đắp cho tổn thất kinh tế tạm thời do siêu bão Yagi gây ra, HSBC giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam cho cả năm 2024 và 2025 ở mức 6,5%.

GDP(PPP) Việt Nam được dự báo sắp vượt Úc, Ba Lan… tiến vào top 20 lớn nhất thế giới thì GDP bình quân (PPP) lọt top mấy? Bão Yagi làm thiệt hại hơn 40.000 tỷ đồng, vì sao một CTCK vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP?

Định giá đất là "nút thắt" lớn nhất để gỡ vướng cho các dự án BT

Những vướng mắc trong công tác định giá đất được đánh giá là vấn đề đặt ra lớn nhất khi Bộ KHĐT đề xuất tái khởi động các dự án đầu tư mới theo hình thức BT

Bộ Tài chính: Bảng giá đất hiện tại được tiếp tục áp dụng đến hết 2025 Chuyên gia nói gì về bảng giá đất của Tp.HCM, ai là người “chịu trận”?

Tác động của các tuyến Metro đã vận hành lên giá bất động sản tại Hà Nội như thế nào?

Chuyên gia Savills đánh giá, tuyến metro sẽ góp phần làm tăng giá trị của bất động sản dọc lộ trình của nó; quan trọng hơn, hệ thống metro giúp nâng cao đáng kể đời sống xã hội của người dân Thủ đô.

Nhà trong ngõ Hà Nội hình thành mặt bằng giá mới, căn nhà 5,5 tỷ đã tăng lên 6,5 tỷ đồng

Chuyên gia HSBC: Cùng với Ấn Độ, Việt Nam đang củng cố vị thế là nguồn lực sản xuất bổ sung thay Trung Quốc

Mexico, Việt Nam và Ấn Độ đang củng cố vị thế như những nguồn lực sản xuất bổ sung thay thế cho Trung Quốc, đặc biệt là sản xuất hàng hóa. Họ đang chứng kiến nhiều công ty chuyển phân khúc chuỗi cung ứng sang thị trường của mình, theo chuyên gia từ HSBC.

Chuyên gia HSBC chỉ ra những rủi ro không thể ngó lơ khi lập kế hoạch nghỉ hưu HSBC và Leader Energy công bố khoản vay 593 tỷ đồng hỗ trợ phát triển các dự án năng lượng tái tạo