Đề xuất phạt nặng khi sử dụng sai Quỹ bình ổn giá và vi phạm liên quan đến chứng thư thẩm định giá

Bộ Tài chính đề xuất tăng mức phạt tiền với những vi phạm trong lĩnh vực quản lý giá để đảm bảo tính răn đe, trong đó, hành vi sử dụng Quỹ bình ổn giá không đúng quy định của pháp luật chịu mức phạt cao nhất.

Đề xuất phạt nặng khi sử dụng sai Quỹ bình ổn giá đối với các mặt hàng như xăng dầu. Ảnh minh họa, nguồn - Int
Đề xuất phạt nặng khi sử dụng sai Quỹ bình ổn giá đối với các mặt hàng như xăng dầu. Ảnh minh họa, nguồn - Int

Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ về việc ban hành Nghị định quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá.

Theo Bộ Tài chính, thực tế triển khai Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn và Nghị định số 49/2016/NĐ-CP ngày 27/5/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2013/NĐ-CP, quy định ghép ba mảng lĩnh vực chính sách về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá, phí, lệ phí, hóa đơn phát sinh khó khăn nhất định trong việc tra cứu áp dụng.

Mặt khác, các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cần phải sửa đổi, hoàn thiện theo hệ thống Luật Giá cho phù hợp, trong đó một số hành vi cần điều chỉnh mức phạt còn thấp để đảm bảo tính răn đe.

Ngoài ra, Luật Giá số 16/2023/QH15 quy định đã có quy định giao Chính phủ quy định chi tiết về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá, việc đăng tải thông tin vi phạm pháp luật về giá, thẩm định giá trên phương tiện thông tin đại chúng. Quy định này được bổ sung mới nhằm củng cố tăng cường công tác kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giá.

Do đó, Bộ Tài chính cho rằng việc xây dựng nghị định là cần thiết phù hợp với thực tế phát sinh trong lĩnh vực giá và thẩm định giá.

Dự thảo Nghị định gồm 5 chương, 30 điều. Điểm rõ các nội dung cơ bản của dự thảo Nghị định, Bộ Tài chính cho biết về đăng tải thông tin vi phạm hành chính về giá, thẩm định giá trên phương tiện thông tin đại chúng, quy định này được bổ sung để quy định chi tiết khoản 3 Điều 72 Luật giá 2023.

Công khai vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá

Theo Bộ Tài chính, trên thực tế việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá có liên quan tới rất nhiều đối tượng trong xã hội, mỗi một hành vi vi phạm hành chính đều ảnh hướng lớn quyền lợi của đối tượng bị xâm phạm. Do đó, việc công bố các hành vi vi phạm, đối tượng vi phạm lên phương tiện thông tin đại chúng nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm và cảnh báo đến các đối tượng trong xã hội là vô cùng cần thiết.

Bên cạnh đó, về việc rà soát, sửa đổi, bổ sung các nhóm hành vi vi phạm các quy định về quản lý điều tiết giá và thẩm định giá gồm 20 nhóm hành vi.

Đáng chú ý, tại dự thảo, Bộ Tài chính đề xuất nhóm các hành vi có điều chỉnh tăng mức phạt tiền so với quy định hiện hành.

Xử phạt nặng việc sử dụng quỹ bình ổn giá sai quy định

Qua rà soát, Bộ Tài chính nhận thấy, đối với một số hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng quỹ bình ổn giá nếu không áp dụng mức phạt cao hơn hoặc mức phạt tối đa không đảm bảo được tính răn đe, chưa tương xứng với hậu quả thiệt hại gây ra.

Điều này dẫn đến tính trạng tuy không phổ biến nhưng với những lợi ích có được, các tổ chức, cá nhân sẵn sàng chịu phạt, vì vậy, đồng bộ với việc điều chỉnh tăng mức xử phạt đối với hành vi này là các quy định về khắc phục hậu quả và áp dụng hình thức xử phạt bổ sung.

Thời gian qua, tình trạng có doanh nghiệp lợi dụng sơ hở pháp luật, chiếm dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu gây nhiều quan ngại. Bởi quỹ này là tiền người dân đóng góp khi mua mỗi lít xăng dầu. Thế nhưng, không ít doanh nghiệp chỉ trích lập một phần, số tiền còn lại chiếm đoạt để chi tiêu trái phép không có khả năng hoàn trả, hoặc bị ngân hàng cấn nợ.

Quảng cáo

Theo đó, sẽ phạt tiền từ 120 - 150 triệu đồng đối với hành vi sử dụng Quỹ bình ổn giá không đúng quy định của pháp luật. Phạt tiền từ 50 - 70 triệu đồng đối với hành vi không công khai về Quỹ bình ổn giá theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau 05 ngày hoặc báo cáo sai lệch về Quỹ bình ổn giá.

Biện pháp khắc phục hậu quả cũng được quy định chi tiết đối với từng hành vi, đảm bảo tính răn đe và ngăn chặn việc phi phạm tái phạm.

Tăng mức phạt hành vi không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho hoạt động thẩm định giá

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng tăng nặng xử phạt với nhóm hành vi vi phạm quy định về mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp và trích lập dự phòng rủi ro nghề nghiệp gồm hành vi không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho hoạt động thẩm định giá đồng thời trích lập dự phòng rủi ro nghề nghiệp không đúng mức trích lập theo quy định.

Hành vi này tăng mức phạt từ cảnh cáo hoặc phạt tiền 500.000 đồng đến 1 triệu đồng lên mức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng, tức gấp hàng chục lần so với quy định hiện hành.

Hành vi không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho hoạt động thẩm định giá đồng thời không trích lập dự phòng rủi ro nghề nghiệp theo quy định, tăng mức phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng lên mức từ 15 - 20 triệu đồng. Việc tăng mức tiền phạt nhằm bảo đảm tính răn đe và ngăn ngừa hành vi vi phạm.

Bổ sung hình phạt khi loan tin gây bất ổn thị trường

Cũng tại dự thảo nghị định, một điểm đáng chú ý là Bộ Tài chính đề xuất nhóm hành vi bổ sung mới. Đó là nhóm hành vi vi phạm khác trong quản lý, điều tiết giá. Theo đó, hành vi loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ gây tâm lý hoang mang trong xã hội và bất ổn thị trường bị phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng.

Hành vi lợi dụng tình trạng khẩn cấp, sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ không phù hợp với biến động của giá thành toàn bộ so với điều kiện bình thường nhằm trục lợi bị phạt tiền 50 - 80 triệu đồng…

Thêm quy định về vi phạm quy định trong lĩnh vực thẩm định giá

Đáng lưu ý, hàng loạt nhóm hành vi vi phạm quy định trong lĩnh vực thẩm định giá cũng được Bộ Tài chính đề xuất bổ sung.

Theo đó, phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng đối với hành vi không thực hiện cập nhật chứng thư thẩm định giá vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá theo quy định của pháp luật thẩm định giá.

Dự thảo nghị định nêu rõ phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng đối với hành vi ký chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá không đúng với lĩnh vực chuyên môn, thông báo của cơ quan nhà nước về lĩnh vực được phép hành nghề; ký chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá khi không đáp ứng các điều kiện đăng ký hành nghề thẩm định giá theo quy định…

Hình thức xử phạt bổ sung là tước có thời hạn từ 30 - 50 ngày thẻ thẩm định viên về giá hoặc đình chỉ có thời hạn từ 30 - 50 ngày hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực.

Phạt tiền từ 40 - 50 triệu đồng đối với hành vi lập hoặc phát hành khống chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá, các tài liệu liên quan đến hoạt động thẩm định giá theo quy định của Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam hoặc hành vi phát hành chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá trong trường hợp doanh nghiệp thẩm định giá đang bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá; đi kèm hình phạt bổ sung…

Cũng trong dự thảo này, Bộ Tài chính đề xuất bổ sung, hoàn thiện một số quy định khác về công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân tự định giá, hành vi lập phương án giá hàng hóa, dịch vụ sai lệch về các yếu tố hình thành giá theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc lập phương án giá không đúng với mức giá phổ biến trên thị trường, hành vi bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân định giá, kê khai giá…

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Chính sách

Nghỉ hưu năm 2025, đóng BHXH đủ 15 năm, lương hưu mỗi tháng được nhận bao nhiêu?

Theo Điều 64 Luật BHXH năm 2024, từ 1/7/2025, người lao động đủ tuổi nghỉ hưu và khi nghỉ việc có thời gian đóng BHXH bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên thì cũng sẽ được hưởng lương hưu.

Gia tăng quyền năng nữ lao động trong các khu công nghiệp Năm nay, người lao động đi làm ngày lễ 2/9 sẽ được tính lương như thế nào? Có phải đóng thuế TNCN?

Bãi bỏ 28 văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực đất đai từ ngày 1/1/2025

Ngày 20/11, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 20/2024/TT-BTNMT bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, liên tịch ban hành.

Quy định mới nhất về tính thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng nhà đất theo Luật đất đai 2024 Luật đất đai có thể có hiệu lực sớm từ 1/7/2024, nhìn lại 6 tác động đến bức tranh bất động sản mà người dân, doanh nghiệp mong chờ

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc: “Chuẩn bị xử lý tiếp hai ngân hàng 0 đồng”

Thông tin trước Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết vừa qua đã xử lý được hai ngân hàng 0 đồng và chuẩn bị xử lý tiếp hai ngân hàng 0 đồng.

Vietcombank và MB sẽ được hưởng những ưu đãi gì khi nhận chuyển giao ngân hàng 0 đồng? “Số phận” hai ngân hàng 0 đồng vừa sáp nhập sẽ phát triển theo hướng nào?

CPI tháng 10 tăng 0,33%, duy nhất một nhóm hàng hóa ghi nhận chỉ số giá giảm so với tháng trước

Theo Tổng cục Thống kê, giá lương thực, thực phẩm tiếp tục tăng do ảnh hưởng bởi mưa bão, giá xăng dầu trong nước tăng theo giá thế giới, giá nhà ở thuê tăng là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2024 tăng so với tháng trước.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2024 tăng 0,29% Giá vàng "bất động" chờ đợi thông tin CPI tháng 9 của Mỹ

Thị trường bất động sản mất cân đối cung cầu, Chính phủ và các Bộ sẽ làm gì?

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Bộ Xây dựng cùng Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đưa ra những giải pháp nhằm ngăn chặn đầu cơ, thổi giá; phát triển nhà ở xã hội cũng như đưa thị trường bất động sản phát triển lành mạnh.

Nửa đầu năm 2024, Kho bạc Nhà nước huy động được 183.144 tỷ đồng từ trái phiếu chính phủ

Đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư được bầu làm Chủ tịch nước

Với 100% đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư giữ chức Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Sáng nay, Quốc hội họp bất thường, xem xét vấn đề nhân sự

Giải pháp để GDP Việt Nam đạt 800 tỷ USD vào năm 2030

Để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2026-2030 khoảng 7,5-8,5%/năm; đến năm 2030, GDP bình quân đầu người đạt 7.400-7.600 USD; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của năm 2025 và giai đoạn 2026-2030

HSBC giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 ở mức 6,5% GDP quý 3 tăng trưởng 7,4%

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% là hoàn toàn khả thi

Tính đến ngày 30/9, tín dụng tăng 9% so với cuối năm 2023 và tăng 16% so với cùng kỳ. Thông thường, tín dụng sẽ tăng mạnh vào những tháng cuối năm, vì vậy, năm nay mục tiêu tăng 15% là hoàn toàn khả thi.

Các tổ chức tín dụng dự kiến lãi suất cho vay sẽ tiếp tục giảm Ngân hàng Nhà nước sẽ sửa gói tín dụng 120.000 tỷ đồng mua nhà ở xã hội

Phó Thủ tướng Chính phủ “lệnh” gỡ khó phát triển điện gió ngoài khơi

Để sớm triển khai các dự án điện gió ngoài khơi nhằm bảo đảm thực hiện được mục tiêu Quy hoạch điện VIII đề ra, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn yêu cầu các bộ ngành liên quan giải quyết vướng mắc phát triển điện gió ngoài khơi.

Chuẩn bị triển khai thí điểm 2 dự án điện gió ngoài khơi và hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật Bộ Công an yêu cầu EVN cung cấp hồ sơ 32 nhà máy điện gió, điện mặt trời

ADB: Cần giảm bớt gánh nặng lên chính sách tiền tệ

Theo báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 9 vừa được công bố sáng nay (ngày 25/9), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế tích cực cho Việt Nam, với GDP ước đạt 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025. cần thiết

ADB: Châu Á – Thái Bình Dương cần gấp rút ứng phó với tình trạng già hóa dân số ADB cam kết tài trợ khí hậu kỷ lục 10 tỷ USD trong năm 2023