Đón hệ thống KRX: Các cổ phiếu ngành Chứng khoán đang thể hiện thế nào?

Trước sự kiện vận hành hệ thống KRX, sóng cổ phiếu chứng khoán thực tế lại chưa xuất hiện ở nhiều doanh nghiệp có tên tuổi trong ngành.

leveraged-finance.jpeg

Nhiều cổ phiếu chứng khoán nhỏ đang “vượt mặt” các “ông lớn” về vận động giá

Ngày 5/5/2025, Hệ thống công nghệ thông tin mới (KRX) chính thức vận hành trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE), đánh dấu bước ngoặt hiện đại hóa thị trường chứng khoán Việt Nam.

Cuộc thử nghiệm toàn thị trường vào ngày 3/5 cho thấy hệ thống hoạt động ổn định, tạo kỳ vọng nâng cao hiệu quả giao dịch và thu hút nhà đầu tư.

Các công ty chứng khoán (CTCK) đã hoàn tất nâng cấp bảng giá và thông báo chuyển đổi hệ thống tới khách hàng. Tuy nhiên, cổ phiếu ngành chứng khoán vẫn chưa phản ánh tích cực trước sự kiện này.

Trước kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, nhóm cổ phiếu chứng khoán vẫn chưa vượt qua dư âm "cú sốc" thuế quan 2025. Theo thống kê sau phiên 29/4, 18/36 mã chứng khoán đang ở trong xu hướng giảm ngắn hạn, và 24/36 mã đã mất xu hướng tăng dài hạn.

don-he-thong-krx-cac-co-phieu-nganh-chung-khoan-dang-the-hien-the-nao_68177c45b2b5e.png
Nhóm cổ phiếu Chứng khoán tên tuổi đang chưa trở lại sóng tăng.

Đáng chú ý, các tên tuổi lớn như HCM (-13%), SSI (-11,9%), FTS (-11,4%) ghi nhận mức giảm trên 10% từ đầu năm. Trong khi đó, ORS giảm mạnh nhất do chịu tác động kép từ cả thuế quan và vấn đề trái phiếu của Bamboo Capital.

Ngược lại, các CTCK nhỏ lại nổi bật với mức tăng ấn tượng. APG tăng 85,9%, VUA tăng 46%, và VIG tăng 37,9%, phản ánh động thái mua gom từ các cổ đông lớn trong quá trình tái cơ cấu.

Tại Đại hội đồng cổ đông 2025, APG thông qua phát hành riêng lẻ 100 triệu cổ phiếu với giá tối thiểu 12.000 đồng/cổ phiếu cho nhà đầu tư chuyên nghiệp. Đây là những thông tin mới nhất sau khi Công ty rời trụ sở từ Hà Nội tới TP. Hồ Chí Minh vào cuối năm 2024.

Tương tự, VFS tăng 35% từ đầu năm và cũng đang có kế hoạch chào bán 120 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Nhiều khả năng Amber Holdings, với vai trò quan trọng trong cơ cấu cổ đông VFS, cũng góp phần thúc đẩy chiến lược tăng vốn của công ty.

Quảng cáo

Nhìn chung, sau 4 tháng đầu năm 2025, dấu ấn thực sự rõ nét trong vận động giá cổ phiếu ngành Chứng khoán đang đến từ sự chuyển mình của nhiều công ty chứng khoán nhỏ.

Lợi nhuận phục hồi trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt

Mặc dù thị trường chứng khoán Việt Nam chịu tác động từ cú sốc thuế quan tháng 4/2025, 38 công ty chứng khoán vẫn ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng trong quý I/2025. Tổng doanh thu hoạt động đạt 18.000 tỷ đồng, tương đương quý IV/2024, trong khi lợi nhuận sau thuế tăng mạnh 24,33% lên 6.090 tỷ đồng, chấm dứt chuỗi hai quý suy giảm liên tiếp. Kết quả này phản ánh sức bật của ngành, với điểm nhấn là sự mở rộng dư nợ cho vay và chiến lược cạnh tranh bằng phí giao dịch thấp.

loi-nhuan-ctck-tang-truong-tro-lai-sau-2-quy-thu-hep-cuoc-dua-van-con-nhieu-gay-can_681621a38cc64.png

TCBS nhanh chóng khẳng định vị thế dẫn đầu với lợi nhuận sau thuế vượt 1.000 tỷ đồng, theo sau là SSI với 843 tỷ đồng, vượt qua VPS (734 tỷ đồng) – công ty đứng đầu quý trước. Một loạt CTCK khác như VND, VIX, VCI, VPBankS, MBS, SHS, và HCM cũng ghi nhận lợi nhuận trên 200 tỷ đồng, cho thấy sự cạnh tranh quyết liệt trong ngành.

Doanh thu từ mảng cho vay margin đóng vai trò chủ đạo, chiếm gần 50% tổng doanh thu và đạt kỷ lục 6.000 tỷ đồng nhờ chiến lược zero-fee thu hút nhà đầu tư.

Trong khi đó, doanh thu từ phí môi giới tiếp tục suy giảm, xuống dưới 2.900 tỷ đồng. VPS dẫn đầu về phí môi giới với 580 tỷ đồng nhờ thị phần vượt trội, tiếp theo là SSI (310 tỷ đồng), HSC (164 tỷ đồng), và TCBS (152 tỷ đồng).

loi-nhuan-ctck-tang-truong-tro-lai-sau-2-quy-thu-hep-cuoc-dua-van-con-nhieu-gay-can_6816224a7c6da.png
Công ty chứng khoán thu được nhiều lãi nhất từ hoạt động cho vay

Về lãi từ margin, TCBS đứng đầu với 731 tỷ đồng, trong khi SSI, HSC và VPS mỗi công ty thu về hơn 500 tỷ đồng.

Quy mô dư nợ cho vay đạt mức kỷ lục 264.000 tỷ đồng, tăng 13,34% so với cuối 2024, đánh dấu quý thứ 8 liên tiếp mở rộng.

Theo chia sẻ từ ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Khối Nghiên cứu và Phát triển khách hàng cá nhân của Chứng khoán Yuanta Việt Nam, dư nợ của CTCK vẫn trong xu hướng mở rộng với động lực lớn từ cho vay deal - tập trung vào các nhà đầu tư lớn hoặc các giao dịch chiến lược.

Theo ông Minh, hầu hết các CTCK có mô hình và chính sách quản trị rủi ro chặt chẽ vẫn đang tìm thấy những cơ hội từ hoạt động cho vay, trong bối cảnh lãi suất từ cho vay margin không quá chênh lệch so với lãi suất tín dụng và thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn chưa thực sự phục hồi.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

GDP 2024 đạt 475 tỷ USD, Việt Nam cần bao lâu để vượt mốc 1.000 tỷ USD?

Dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy, quy mô GDP Việt Nam theo giá hiện hành vào năm 1986 ghi nhận ở mức 43 tỷ USD. Đến năm 2008, con số này đã tăng lên mức 125 tỷ USD, cao gấp 3 lần so với thời điểm 1986.

GDP Việt Nam ảnh hưởng ra sao sau quyết định áp thuế đối ứng của Mỹ? GDP quý I/2025 của Việt Nam tăng 6,93%, cao nhất trong vòng 6 năm

Đẩy nhanh tiến độ dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 54/CĐ-TTg ngày 30/4/2025 về việc đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Tp.HCM chưa đầu tư mở rộng vành đai 3 giai đoạn 2, dành vốn làm thêm cao tốc khác Bộ GTVT ưu tiên hơn 55.000 tỉ đồng mở rộng ngay 5 tuyến cao tốc này

Thuế đối ứng sẽ làm lãi suất ngân hàng thay đổi như thế nào?

Các chuyên gia cho rằng Ngân hàng Nhà nước vẫn còn dư địa điều hành chính sách tiền tệ. Cụ thể, nhà điều hành sẽ giảm lãi suất, kiểm soát cung tiền để ổn định tỷ giá, lạm phát.

Nâng mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2025 lên 16% NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16% cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Mỹ ra sao trong tháng 1/2025

Cập nhật mới nhất từ Cục Thống kê (Bộ Tài chính) cho thấy, trong tháng 1/2025, Việt Nam xuất sang Mỹ lượng hàng hóa trị giá khoảng 10,49 tỷ USD trong khi nhập khoảng 1,15 tỷ USD.

Kỷ lục mới của kinh tế Việt Nam: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 đạt 786,29 tỷ USD Tổng thống Donald Trump áp thuế 25% đối với tất cả các loại thép, nhôm nhập khẩu

Sắc đỏ bao trùm thị trường hàng hoá sau "cú sốc" thuế quan

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới vừa trải qua một tuần biến động rất mạnh và nhiều bất ngờ. Toàn bộ thị trường năng lượng và kim loại chìm trong sắc đỏ. Chỉ số MXV-Index lao dốc tới hơn 6,5% xuống mức

Mỹ nâng thuế nhập khẩu nhôm, thép từ Canada lên 50%, thị trường hàng hoá tăng mạnh Cổ phiếu GEX tiếp đà “thăng hoa”, VN-Index thoát hiểm phút cuối

Quý I/2025: Tín dụng tăng gấp 2,5 lần cùng kỳ, lãi suất cho vay tiếp tục giảm

Tính đến hết quý I/2025, tăng trưởng tín dụng đạt 3,93% gấp 2,5 lần so với mức 1,42% cùng kỳ năm trước. Lãi suất cho vay tiếp tục giảm 0,4% so với cuối năm 2024 cho thấy nỗ lực của hệ thống ngân hàng trong việc hỗ trợ nền kinh tế

TP. Hồ Chí Minh: Tín dụng năm 2024 tăng 11,34% Nâng mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2025 lên 16%