“Dư địa giảm lãi suất không còn, giữ mức hiện nay trong năm 2024 đã là tích cực”

Theo chuyên gia, nhà điều hành muốn duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế nhưng hoàn toàn có thể đảo chiều khi chịu áp lực hai yếu tố là tỷ giá và lạm phát.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Các diễn giả chia sẻ tại hội thảo
Các diễn giả chia sẻ tại hội thảo

Chính sách có thể đảo chiều nếu chịu áp lực bởi hai yếu tố

Chia sẻ tại Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2024 với chủ đề “Theo dấu Dòng tiền” do Vietnambiz và Câu lạc bộ Giám đốc Tài chính Việt Nam phối hợp tổ chức chiều ngày 9/11, ông Nguyễn Xuân Thành, Chuyên gia kinh tế, Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright cho rằng, có hai động lực chính tác động đến tăng trưởng hai tháng cuối năm và năm 2024.

Đầu tiên là sự tích cực từ yếu tố xuất khẩu đã phục hồi và tăng trưởng. Xuất khẩu tháng 10/2023 so với tháng 10/2022 tăng hơn 5,9%. Các nhà xuất khẩu cho biết tồn kho giảm xuống, các đơn hàng đã có trở lại, đặc biệt là thị trường Mỹ. Các hãng tàu cũng lạc quan trở lại cho thấy tín hiệu xuất khẩu tốt lên và thông thường tháng 11, tháng 12 xuất khẩu thường tích cực. Hai nền kinh tế có sự sụt giảm xuất khẩu sâu nhất đầu năm nay là Việt Nam và Đài Loan đều cùng phục hồi.

Nhìn sang năm 2024, chuyên gia này đánh giá vẫn có rất nhiều bất trắc. Nếu như kinh tế toàn cầu trong đó có Mỹ hạ cánh mềm thì Việt Nam có thể phục hồi xuất khẩu sang thị trường này, nếu kinh tế Trung Quốc không quá xấu thì có thể tạo động lực xuất khẩu cho cả năm 2024. Nhưng vẫn còn rất nhiều bất trắc đối với tăng trưởng toàn cầu. Dù vậy, năm 2024 chúng ta vẫn sẽ có tăng trưởng xuất khẩu từ 5-7% chứ không âm.

Động lực tích cực thứ hai là giải ngân vốn đầu tư công từ cuối năm nay đến sang năm sau. Thị trường có thể có sự thắc mắc là giải ngân ít quá nhưng chúng ta phải hiểu là giải ngân vốn đầu tư công luôn có độ trễ khoảng 5 tháng.

Trong quý I năm nay, gần như không giải ngân được, quý II chuẩn bị thì tới quý III và quý IV mới là lúc tiền ra. Tốc độ giải ngân vốn đầu tư công năm nay đã cao hơn năm ngoái và do độ trễ của đầu tư công nên con số 32 tỷ USD sẽ ra tác động đến kinh tế vào cuối năm nay và đầu năm sau.

Ông Thành nêu, sắp tới, Quốc hội sẽ phê duyệt ngân sách năm 2024. Năm sau sẽ không có Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế sau COVID nên quy mô đầu tư công sẽ thấp đi chỉ còn khoảng 29 tỷ USD, nhưng đây vẫn là một con số lớn.

Bên cạnh đó, hai động lực với nền kinh tế sẽ đến từ xuất khẩu phục hồi, đơn hàng quay trở lại sẽ khiến cho lao động khu công nghiệp sẽ quay trở lại, tạo cú hích cho tiêu dùng. Nếu Quốc hội thông qua việc giảm thuế VAT 2% cũng là cú hích tiếp theo cho 6 tháng đầu năm 2024. Ở Việt Nam, những chính sách cho đối tượng thì sẽ khó giải ngân nhưng giảm thuế sẽ mang lại hiệu quả rất tốt.

Chuyên gia Fulbright cho biết, áp lực tỷ giá khiến Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải phát hành tín phiếu gây mất thanh khoản ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán nhưng kỳ hạn của tín phiếu chỉ có 28 ngày, đến giờ đã đáo hạn và đã bơm tiền trở lại.

“Đồng USD khó lên giá mạnh nữa, áp lực tỷ giá đối với VND không còn mạnh, tạo dư địa NHNN có thể duy trì chính sách tiền tệ mở rộng, nhưng hiện đã hết dư địa giảm tiếp lãi suất, điều quan trọng là mặt bằng lãi suất hiện nay duy trì được trong 2024 đã là tích cực”, ông Thành đánh giá.

Chia sẻ rõ hơn về định hướng chính sách, ông Thành cho rằng, định hướng chính sách của nhà điều hành luôn muốn duy trì chính sách tiền tệ hỗ trợ cho tăng trưởng bởi áp lực cho giai đoạn 2024 - 2025 là lấy lại đà tăng trưởng kinh tế để đạt mục tiêu cả nhiệm kỳ. Các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đều ưu tiên hỗ trợ tăng trưởng.

“Hiện tất cả ngân hàng trung ương đều điều hành chính sách theo hướng dò đường. Năm nay tín dụng có thể tăng 11% so với mục tiêu 14%, mục tiêu của năm sau là tăng 14 - 15% để hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng đạt 6,5% trở lên. Chính sách tiền tệ nới lỏng phải duy trì nhưng hoàn toàn có thể đảo chiều khi chịu áp lực hai yếu tố là tỷ giá và lạm phát”, ông Thành nêu.

Lãi suất cho vay sẽ giảm tới cuối năm và quý I/2024

Đồng quan điểm với ông Thành, ông Trần Hoài Nam, Phó tổng giám đốc HDBank cho rằng, hiện tại không còn dư địa để giảm lãi suất. Lãi suất cho vay có độ trễ hơn lãi suất tiền gửi, các ngân hàng thương mại đã có thời kỳ nâng lãi suất cho vay lên cao trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn cuối năm 2022, đầu năm 2023.

Bên cạnh đó, room tín dụng ở các ngân hàng đã được mở rộng trong giai đoạn vừa rồi, khi các yếu tố vĩ mô tiến triển tích cực hơn thì rõ ràng nhu cầu giải ngân vốn tín dụng tăng. Hiện các ngân hàng thương mại đều thừa thanh khoản.

“Lãi suất cho vay sẽ giảm dần từ nay đến cuối năm và sang quý I năm sau, còn sau đó rất khó để đưa ra dự báo trong thời gian dài, tùy thuộc vào biến động kinh tế vĩ mô trong nước và thế giới”, Phó tổng giám đốc HDBank nhận định.

Với Việt Nam, lạm phát và tỷ giá cũng hai vấn đề tạo sự quan tâm trong thời gian gần đây. Riêng lạm phát dù có tín hiệu tăng trở lại và thu hút sự quan tâm của công chúng nhưng nhiều chuyên gia đánh giá rủi ro lạm phát của Việt Nam vẫn được cho là thấp nhờ yếu tố cung tiền yếu.

Trong thời gian vừa qua, khó khăn về thanh khoản trong cuối năm 2022 đầu năm 2023, các ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi cùng với thị trường chứng khoán có chiều hướng giảm khiến kênh đầu tư này giảm sức hút. Bất động sản đóng băng thì tiền cũng không vào đây, bên cạnh việc nhà đầu tư rút tiền từ kênh trái phiếu. Do đó, tiền gửi vào ngân hàng nhiều, thanh khoản lớn.

Trong khi đó, việc NHNN phải ưu tiên ổn định tỷ giá thông qua việc hút tiền về đã khiến thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng mạnh.

Về điều này, ông Nam cho rằng, việc NHNN rút tiền về cũng là động thái hợp lý, giảm dư thừa thanh khoản trên thị trường. Điều này không ảnh hưởng nhiều tới các chỉ số khác hay thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, tâm lý của nhà đầu tư cá nhân chưa được chuyên nghiệp, thiếu bình tĩnh.

Chia sẻ nhận định về tăng trưởng năm 2024, ông Nguyễn Xuân Thành cho rằng, tăng trưởng GDP năm nay có thể đạt 5 - 5,5%, do đó mục tiêu 6 - 6,5% cho năm 2024 rất nhiều bất trắc.

“GDP có thể tăng trưởng tốt theo hướng đạt 6,7% nếu các chỉ số vĩ mô tích cực và chính sách tiền tệ không đảo chiều. Vấn đề của thị trường bất động sản chưa thể giải quyết được trong năm 2024, nếu kinh tế toàn cầu xấu đi và chính sách tiền tệ nới lỏng thì phải xem xét lại”, ông Thành chia sẻ.

Ông Trần Hoài Nam nhìn nhận, năm 2023 là một năm khó khăn để làm kinh doanh. Năm 2024 cũng là một năm khó khăn. Song, những cái gì khó quá đã ở lại sau lưng, có khả năng tăng trưởng GDP đạt 6% - 6,5% trong năm sau.

Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Giá gạo toàn cầu khó hạ nhiệt trước năm 2025, khiến giá gạo Việt Nam đứng vững ở mức cao

Giá gạo toàn cầu khó hạ nhiệt trước năm 2025, khiến giá gạo Việt Nam đứng vững ở mức cao

Theo báo cáo mới nhất về “Triển vọng Hàng hóa Toàn cầu” của Ngân hàng Thế giới (WB), giá gạo toàn cầu dự kiến ​​sẽ không giảm đáng kể trước năm 2025, do các biện pháp hạn chế xuất khẩu từ các nước sản xuất lớn, bao gồm Ấn Độ và mối đe dọa hiện tại từ EI Nino.

Doanh nghiệp phải có hợp đồng xây dựng vùng nguyên liệu mới đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo Lợi thế độc quyền xuất khẩu gạo thơm nhẹ của Việt Nam có thể bị mất vào tay Thái Lan
8/11 nhóm hàng hóa, dịch vụ tăng giá kéo CPI tháng 11 tăng 0,25% so với tháng trước

8/11 nhóm hàng hóa, dịch vụ tăng giá kéo CPI tháng 11 tăng 0,25% so với tháng trước

Giá dịch vụ y tế, học phí tại một số địa phương tăng kết hợp với giá gạo trong nước tiếp tục tăng theo giá gạo xuất khẩu là những nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2023 tăng 0,25% so với tháng trước, tăng 3,45% so với cùng kỳ năm 2022.

CPI tháng 10 tăng 3,59% so với cùng kỳ năm trước CPI 9 tháng tăng 3,16% so với cùng kỳ, "yên tâm" có thể kiểm soát lạm phát theo mục tiêu
Doanh nghiệp phải có hợp đồng xây dựng vùng nguyên liệu mới đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo

Doanh nghiệp phải có hợp đồng xây dựng vùng nguyên liệu mới đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo

Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn đã kiến nghị Bộ Công Thương bổ sung quy định “các doanh nghiệp phải có hợp đồng xây dựng vùng nguyên liệu mới đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo” vào Nghị định sửa đổi Nghị định 107 mà Bộ này đang lấy ý kiến.

Lợi thế độc quyền xuất khẩu gạo thơm nhẹ của Việt Nam có thể bị mất vào tay Thái Lan Giá gạo tại thị trường nội địa Trung Quốc đang rẻ hơn giá gạo xuất khẩu của Việt Nam
Thương nhân Thái Lan đang chào bán gạo Hom Puang được trồng từ giống lúa OM 5451 của Việt Nam

Lợi thế độc quyền xuất khẩu gạo thơm nhẹ của Việt Nam có thể bị mất vào tay Thái Lan

Hơn một tháng nay, các thương nhân Thái Lan chào bán ra thị trường các chủng loại gạo được cho là lợi thế độc quyền của Việt Nam như DT 8, OM 5451 và Jasmines 85. Điều này dẫn đến cạnh tranh phân khúc gạo thơm nhẹ giữa Thái Lan và Việt Nam càng trở nên gay gắt, nguy cơ mất thị trường vào tay doanh nghiệp Thái Lan đang hiện hữu.

Giá gạo tại thị trường nội địa Trung Quốc đang rẻ hơn giá gạo xuất khẩu của Việt Nam Giải pháp ngăn tối đa thất thoát sau thu hoạch lúa gạo
Giải pháp thu hút nguồn vốn cho chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam

Giải pháp thu hút nguồn vốn cho chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam

Việc chuyển đổi năng lượng để giảm phát thải nhà kính trong sản xuất nếu thực hiện chậm sẽ có thể ảnh hưởng đến mục tiêu thu hút FDI vào Việt Nam khi tiêu chuẩn sản xuất toàn cầu ngày càng được gia tăng.

Nguyên nhân phía sau làn sóng hạ giá bán ô tô điện trên quy mô toàn cầu Giá điện tăng thêm 4,5%, lợi nhuận nhóm thép, xi măng có thể giảm hơn 20%
Ảnh minh họa

HoREA: Các ngân hàng không hạ chuẩn nhưng nên “nới một chút” điều kiện vay vốn bất động sản

HoREA cho rằng rất cần thiết phải đổi mới cách hiểu và vận dụng thực hiện của các ngân hàng thương mại theo hướng không hạ chuẩn nhưng cần nới một chút các điều kiện vay vốn để hỗ trợ, tạo điều kiện cho các chủ đầu tư dự án bất động sản, nhà ở thương mại, người mua nhà, nhà đầu tư được tiếp cận tín dụng thuận lợi hơn trong tình hình thị trường bất động sản vẫn còn đang rất khó khăn hiện nay.

Hàng chục doanh nghiệp bất động sản bị Bình Định nhắc tên vì nợ thuế
Sau hơn 20 năm, giá cà phê xuất khẩu đã tăng 10 lần, sản lượng cà phê niên vụ mới tiếp tục giảm

Sau hơn 20 năm, giá cà phê xuất khẩu đã tăng 10 lần, sản lượng cà phê niên vụ mới tiếp tục giảm

Giá bán cà phê của người nông dân đã tăng 20 lần so với năm 2001, trong khi giá cà phê xuất khẩu đã tăng hơn 10 lần. Hiện, cây cà phê đang bị cạnh tranh bởi ba loại cây là tiêu, bơ và sầu riêng, nhưng đối tượng cạnh tranh chính là sầu riêng.

Xuất khẩu cà phê niên vụ 2022-2023 đạt mức cao kỷ lục, đạt 4,08 tỷ USD Nhu cầu tăng đẩy giá cà phê xuất khẩu tăng gần 10%
Xuất khẩu hồ tiêu năm 2023 sẽ đạt 250 ngàn tấn

Xuất khẩu hồ tiêu năm 2023 sẽ đạt 250.000 tấn, tồn kho chuyển sang 2024 đạt mức thấp nhất trong nhiều năm

Việt Nam đã xuất khẩu hết sản lượng hạt tiêu thu hoạch trong năm 2023, một phần xuất khẩu được lấy đi từ lượng nhập khẩu cũng như tồn kho từ năm trước, nên lượng tồn kho 2023 chuyển sang 2024 sẽ thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây, trong khi đó, sản lượng tiêu năm 2024 được cho là thấp hơn năm 2023.

Nông dân sẽ lợi hơn nếu khách ngoại chưa mua, chờ Việt Nam vào vụ thu hoạch tiêu Nguồn cung nội địa cạn kiệt kéo giảm lượng tiêu xuất khẩu trong các tháng cuối năm
Hội nghị “Tổng kết niên vụ cà phê 2022-2023, và phương hướng nhiệm vụ 2023-2024”

Xuất khẩu cà phê niên vụ 2022-2023 đạt mức cao kỷ lục, đạt 4,08 tỷ USD

Kết thúc niên vụ 2022-2023, xuất khẩu cà phê đạt 1,66 triệu tấn, giảm 4,5% so với niên vụ 2021-2022, nhưng kim ngạch đạt 4,08 tỷ USD, tăng 3,4% nhờ giá bán tăng cao. Đây là mức kim ngạch cao nhất trong các niên vụ từ trước đến nay.

Nhu cầu tăng đẩy giá cà phê xuất khẩu tăng gần 10% Nâng cao vai trò của phụ nữ trong toàn chuỗi cung ứng nông sản
Tọa đàm và hội nghị Tri ân khách hàng do TCSG tổ chức tại tỉnh Bình Dương

Hệ thống logistics của Tân Cảng Sài Gòn là điểm cộng thu hút đầu tư vào tỉnh Bình Dương

Bên cạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, … của tỉnh Bình Dương thì hệ thống logistics của Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn (TCSG) chính là điểm cộng góp phần thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước về với tỉnh này.

Tân Cảng Sài Gòn “bắt tay” cảng Phnompenh phát triển logistics tuyến Việt Nam – Campuchia Logistics sẽ trở thành “gà đẻ trứng vàng” cho các chủ đầu tư có tầm nhìn và tiềm lực kinh tế mạnh
MSVN: FDI và đầu tư công cùng hướng mốc 20 tỷ USD nhưng đầu tư tư nhân vẫn "im ắng"

MSVN: FDI và đầu tư công cùng hướng mốc 20 tỷ USD nhưng đầu tư tư nhân vẫn "im ắng"

Vốn FDI thực hiện trong 10 tháng đầu năm 2023 đạt 18 tỷ USD, mức cao nhất trong 5 năm; đầu tư công đạt 19 tỷ USD. Nhưng đầu tư khu vực tư nhân vẫn trầm lắng, tăng 2,3% trong 9 tháng đầu năm và chỉ bằng 1/6 tốc độ tăng trưởng của năm ngoái.

Sầu riêng giúp kim ngạch xuất khẩu rau quả sẽ cán đích trước 2 năm so với mục tiêu Tốc độ tăng GDP 2023 không đạt, Thủ tướng lý giải nguyên nhân và giải pháp
Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng tươi sang thị trường Trung Quốc đạt xấp xỉ 2,5 tỷ USD

Sầu riêng giúp kim ngạch xuất khẩu rau quả sẽ cán đích trước 2 năm so với mục tiêu

Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2023 là 4 tỷ USD, năm 2024 đạt 4,5 tỷ USD và năm 2025 đạt 5 tỷ USD. Tháng 10/2023, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt khoảng 650-700 triệu USD, luỹ kế 10 tháng đạt 4,9 tỷ USD. Dự báo, năm 2023, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt từ 5,5-5,8 tỷ USD.

Sầu riêng Việt Nam "đắt hàng", vì sao? Giá dầu sụt mạnh sau thông tin kinh tế mới từ Trung Quốc
Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Việt Nam trở lại danh sách giám sát về ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước nói gì?

Ngân hàng Nhà nước khẳng định, trong thời gian qua, tại các cuộc làm việc song phương với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đánh giá cao công tác điều hành chính sách tiền tệ và tỷ giá của Việt Nam.

Mỹ đưa Việt Nam trở lại danh sách giám sát ngoại hối Việt Nam có quy mô kinh tế số tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á
Các khách mời chia sẻ tại hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam”

Doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần xác định “thời điểm vàng” để ký hợp đồng

Doanh nghiệp Việt Nam cần nhận định các nguồn thông tin của các nước để đưa ra “thời điểm vàng” ký hợp đồng.

Hơn 200 khách mời tham dự hội thảo "Giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam" Sắp diễn ra hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam”
Đông đảo các khách mời tham quan và tìm hiểu về các sản phẩm, dịch vụ mà các doanh nghiệp mang đến hội thảo.

Kết nối giá trị chuỗi trong lĩnh vực lúa gạo tại Cần Thơ

Trong khuôn khổ hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam” sáng 3/11, các doanh nghiệp trong ngành cung ứng và xuất khẩu lúa, lưu tồn và bảo quản lúa gạo, đại diện ngân hàng đã mang đến những sản phẩm, dịch vụ và công nghệ mới để giới thiệu với các khách mời tham dự hội thảo.

Doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần xác định “thời điểm vàng” để ký hợp đồng Hơn 200 khách mời tham dự hội thảo "Giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam"
Sáng 3/11, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và BizLIVE phối hợp tổ chức hội thảo thường niên “Giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam” tại khách sạn Sheraton Cần Thơ.

Hơn 200 khách mời tham dự hội thảo "Giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam"

Hội thảo thu hút hơn 200 khách mời là lãnh đạo các bộ ngành, hiệp hội, các chuyên gia cùng đại diện các doanh nghiệp trong ngành cung ứng và xuất khẩu lúa gạo khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Sắp diễn ra hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam” Giá gạo Việt Nam đang cao nhất trong lịch sử xuất khẩu gạo
Sắp diễn ra hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam”

Sắp diễn ra hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam”

Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam” với sự tham gia của lãnh đạo các bộ, ngành, các chuyên gia và lãnh đạo các doanh nghiệp sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về thực trạng của ngành lúa gạo Việt Nam cũng như các giải pháp về công nghệ và vốn cho ngành lúa gạo Việt Nam.

Giá gạo Việt Nam đang cao nhất trong lịch sử xuất khẩu gạo Ấn Độ vẫn hạn chế xuất khẩu, Bulog sẽ mua thêm 2 triệu tấn gạo