Giá rẻ kỷ lục, mặt hàng Trung Quốc dẫn đầu thế giới đổ bộ Việt Nam liên tục tăng trong 2 năm qua - hàng Việt gặp sức ép cực lớn

Từ đầu năm đến nay Việt Nam đã chi hơn 3 tỷ USD mặt hàng này từ Trung Quốc.

Giá rẻ kỷ lục, mặt hàng Trung Quốc dẫn đầu thế giới đổ bộ Việt Nam liên tục tăng trong 2 năm qua - hàng Việt gặp sức ép cực lớn

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu sắt thép về Việt Nam trong tháng 6 đạt hơn 1,2 triệu tấn với trị giá hơn 934 triệu USD, giảm 17% về lượng và giảm 17,3% về trị giá so với tháng trước đó. Lũy kế 6 tháng đầu năm nước ta nhập khẩu hơn 8,2 triệu tấn sắt thép, tương đương hơn 5,9 tỷ USD, tăng mạnh 48% về lượng và tăng 25% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Giá nhập khẩu trong tháng 6 đạt 727 USD/tấn, giảm 17% so với tháng 6/2023.

Xét về thị trường nhập khẩu, nước ta nhập khẩu nhiều nhất sắt thép từ Trung Quốc với 5,7 triệu tấn trong 6 tháng đầu năm, tương đương kim ngạch hơn 366 triệu USD, tăng mạnh 86% về lượng và tăng 59% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Giá nhập khẩu cũng ghi nhận mức giảm 14% so với cùng kỳ, đạt hơn 641 USD/tấn.

Đứng thứ 2 trong số các nhà cung cấp sắp thép cho Việt Nam là Nhật Bản với 878.851 tấn sắt thép, tương đương hơn 878 triệu USD, giảm 2% về lượng nhưng tăng mạnh 24% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Giá nhập khẩu bình quân đạt 1.000 USD/tấn, tăng mạnh 27% so với năm trước.

Hàn Quốc là nhà cung cấp sắt thép lớn thứ 3 của Việt Nam với 568.335 tấn, kim ngạch đạt hơn 540 triệu USD, tăng 11% về lượng nhưng trị giá chỉ tăng gần 1% so với cùng kỳ năm trước. Giá nhập khẩu đạt 951 USD/tấn, giảm 9% so với 6T/2023.

Về tình hình sản xuất trong nước, năm 2020, sản lượng thép thô của Việt Nam đạt 19,9 triệu tấn, giúp Việt Nam vươn lên vị trí thứ 14 trên thế giới và đứng đầu ASEAN về tiêu thụ thép thành phẩm với 23,3 triệu tấn. Đến năm 2023, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 12 thế giới về sản xuất thép thô với sản lượng đạt 20 triệu tấn.

Thép ngoại gây sức ép lên thép nội địa

Quảng cáo

Theo dữ liệu Hải quan, tính riêng tháng 6, Việt Nam nhập khẩu 886.000 tấn thép cuộn cán nóng (HRC), bằng 151% sản xuất trong nước. Đáng chú ý lượng thép nhập từ Trung Quốc chiếm 77%. Tính chung trong nửa đầu năm, sản lượng thép cán nóng nhập khẩu lên đến gần 6 triệu tấn, tăng 32% so với cùng kỳ 2023. Lượng nhập khẩu này bằng 173% so với sản xuất trong nước, trong đó lượng thép nhập từ Trung Quốc chiếm 74%, còn lại là từ Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản...

Giá trị kim ngạch nhập khẩu HRC 6 tháng đạt 3,46 tỷ USD, riêng Trung Quốc chiếm 2,5 tỷ USD. Về giá HRC nhập khẩu, sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc rất thấp, bình quân 560 USD/tấn, thấp hơn mức giá chào hàng trong nước khoảng 15-20 USD/tấn và thấp hơn các quốc gia khác từ 45- 108 USD/tấn.

Đại diện Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho hay, nhu cầu thép cán nóng tại Việt Nam khoảng 12-13 triệu tấn/năm. Công suất của các nhà máy sản xuất trong nước hiện khoảng 9 triệu tấn. Việc thép nhập khẩu ồ ạt tràn vào Việt Nam, sản lượng nhập có thời điểm gấp gần 200% sản xuất trong nước khiến thị phần bán hàng thép cán nóng của doanh nghiệp mất vào tay hàng nhập khẩu.

Thị phần bán hàng HRC của doanh nghiệp trong nước như Hòa Phát và Formosa giảm từ mức 42% năm 2021 xuống 30% vào 2023 và hiện đang tiếp tục suy giảm.

Các chuyên gia ngành thép cũng cho hay, ngành thép Việt Nam, đặc biệt là sản xuất thép chất lượng cao và thép HRC khá thiệt thòi, do bối cảnh trước đây trong nước chưa sản xuất được, nên các hiệp định, cam kết quốc tế đều có mức thuế nhập khẩu bằng 0%.

Trước tình trạng nhập khẩu thép cuộn cán nóng ồ ạt với giá rẻ, các doanh nghiệp và chuyên gia cũng cho rằng các cơ quan liên quan tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn quản lý kỹ thuật, quản lý chất lượng, hàng rào kỹ thuật, đồng thời có biện pháp phòng vệ hợp lý, từ đó, ngăn ngừa các sản phẩm thép không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn và môi trường tràn vào thị trường Việt Nam.

Về vấn đề này, Bộ Công Thương cho hay đang thẩm định hồ sơ của các doanh nghiệp trong nước đề nghị điều tra áp thuế chống bán phá giá với thép cán nóng nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ. Thời gian thẩm định theo quy định là 45 ngày kể từ ngày chính thức tiếp nhận hồ sơ đầy đủ (14/6/2024).

Bộ Công Thương đang xây dựng và dự kiến sẽ sớm trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược Phát triển ngành thép Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Bộ cũng đang hoàn tất dự thảo để báo cáo Chính phủ trình Quốc hội ban hành Luật Phát triển công nghiệp trọng điểm. Mục tiêu dài hạn là phát triển ngành công nghiệp thép trở thành ngành công nghiệp nền tảng quốc gia, đáp ứng được nhu cầu trong nước và tăng nhanh xuất khẩu.

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Bất động sản TP.HCM tăng trưởng dương trở lại, hấp dẫn nhà đầu tư

Vượt qua “vùng đáy”, thị trường bất động sản TPHCM đang dần lấy lại đà phát triển, tốc độ phục hồi tuy chậm nhưng chắc và dự kiến sẽ tăng tốc từ thời điểm cuối năm.

Gần 3.900 doanh nghiệp bất động sản được thành lập mới trong 10 tháng năm 2024 Đua nhau tăng bốc đầu, chuyện gì đang xảy ra với nhóm cổ phiếu bất động sản?

Giá chung cư Hà Nội tăng "sốc" nhưng "mới chỉ là khởi đầu cho một chu kỳ tăng trưởng mới"

Dù giá căn hộ sơ cấp trung bình trong quý 3/2024 đạt ngưỡng 72 triệu đồng/m² (chưa bao gồm VAT & KPBT), nhưng đây chỉ là khởi đầu của một chu kỳ tăng trưởng mới, 2025 thị trường căn hộ sẽ có thêm các dự án “hạng siêu sang” - giống như tại thị trường phía

70% căn hộ chung cư bán được ở Hà Nội có giá trên 4 tỷ đồng Vì sao giá chung cư mới ở Hà Nội liên tục tăng?

Ngân hàng Nhà nước ra chỉ đạo mới cho các ngân hàng về việc hỗ trợ doanh nghiệp

NHNN yêu cầu các TCTD tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp, nhiệm vụ theo chỉ đạo của NHNN trong năm 2024 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh,…

9 tháng đầu năm, 19 DN Nhà nước mang về 50.360 tỷ đồng lãi, hàng loạt "ông lớn" vượt kế hoạch cả năm Tỷ giá USD vượt giá bán can thiệp của Ngân hàng Nhà nước, đô la tự do tăng chóng mặt

Tiền gửi vẫn chảy mạnh vào ngân hàng

Theo số liệu mới nhất được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố, tính đến hết tháng 8/2024, lượng tiền gửi của dân cư đạt hơn 6,92 triệu tỷ đồng, tăng 6% so với cuối năm 2023.

Số dư tiền gửi sẵn sàng mua cổ phiếu có quý thứ 2 liên tiếp sụt giảm Loạt quy định mới về lãi suất tiền gửi, rút tiền gửi trước hạn sẽ có hiệu lực trong tháng 11

Người Việt có thể chi gần 50 tỷ USD "chốt đơn" trên các sàn TMĐT vào năm 2028

Theo khảo sát, những người tiêu dùng Việt Nam có thu nhập từ 30 triệu đồng/tháng trở lên gần như không phụ thuộc vào chương trình khuyến mãi, mà có thể mua sắm bất cứ lúc nào có nhu cầu.

Thị trường bất động sản thương mại châu Á - Thái Bình Dương vẫn yếu trong quý 1/ 2024 Bộ trưởng Tài chính: 5 tháng đầu năm thu 50.000 tỷ đồng tiền thuế từ sàn thương mại điện tử

Đồng đô la lên cao nhất 1 năm, tỷ giá USD ngân hàng xác lập kỷ lục mới

Tính từ đầu năm đến nay, giá USD tại các ngân hàng tăng khoảng 1.100 đồng, tương đương mức tăng 4,4%. Riêng trong tháng 10 và tháng 11, VND đã mất hơn 3% giá trị so với USD.

Tỷ giá USD/VND tăng lên mức cao nhất lịch sử, các ngân hàng liên tục niêm yết kịch trần Diễn biến mới của tỷ giá USD/VND sau khi Fed giảm lãi suất

TP. Hồ Chí Minh yêu cầu tăng cường quản lý nhà chung cư

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có ý kiến chỉ đạo về tăng cường thực hiện công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn Thành phố, theo Cổng thông tin điện tử UBND TP. Hồ Chí Minh.

Doanh số bán hàng của Vinhomes, Khang Điền, Nam Long dẫn đầu ngành bất động sản nhờ các dự án mới ra mắt ở Hà Nội và TP.HCM Ít ỏi nguồn cung, một loại hình BĐS tại Tp.HCM liên tục “cháy hàng”