Giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia 5 tháng ước đạt 29%

Giải ngân vốn đầu tư công từ ngân sách trung ương thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) 4 tháng đạt 20%, ước hết tháng 5 đạt 29%. Trong đó, 12 tỉnh giải ngân vốn sự nghiệp là 0%.

Giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia 5 tháng ước đạt 29%

Đó là thông tin được đưa ra tại công văn số 5404/BTC-ĐT của Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thanh toán vốn đầu từ nguồn NSNN tháng 4, ước thực hiện tháng 5 kế hoạch năm 2024.

Theo báo cáo, ước lũy kế giải ngân đến hết tháng 5/2024 khoảng 7.555 tỷ đồng (đạt 27,76% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao): CTMTQG xây dựng nông thôn mới khoảng 2.411 tỷ đồng (đạt 31%), CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là 3.755 tỷ đồng (đạt 28%), CTMTQG giảm nghèo bền vững là 1.389 tỷ đồng (đạt 26%).

Một số tỉnh, thành phố đã tích cực cải thiện đáng kể tỷ lệ giải ngân; trong đó 9 tỉnh lũy kế giải ngân vốn đầu tư công từ ngân sách trung ương thực hiện các CTMTQG đến hết tháng 4/2024 đạt tỷ lệ từ 30% trở lên.

Bên cạnh đó, còn một số tỉnh, thành phố chưa chỉ đạo quyết liệt thực hiện giải ngân; trong đó 10 tỉnh lũy kế giải ngân vốn đầu tư công từ ngân sách trung ương thực hiện các CTMTQG đến hết tháng 4/2024 đạt tỷ lệ giải ngân rất thấp (dưới 10%).

Quảng cáo

Riêng Cà Mau, Bình Phước tỷ lệ giải ngân là 0%. Đây cũng là 2 tỉnh chưa thực hiện phân bổ kế hoạch vốn (Cà Mau chưa phân bổ vốn CTMTQG xây dựng nông thôn mới, Bình Phước chưa phân bổ vốn CTMTQG giảm nghèo bền vững).

Giải ngân vốn sự nghiệp từ ngân sách trung ương thực hiện các CTMTQG 4 tháng đạt 607 tỷ đồng, đạt 3% dự toán Thủ tướng Chính phủ giao (20.170 tỷ đồng): CTMTQG xây dựng nông thôn mới là 61 tỷ đồng (đạt 3%), CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là 317 tỷ đồng (đạt 3%), CTMTQG giảm nghèo bền vững là 229 tỷ đồng (đạt 3%).

12 tỉnh chưa thực hiện giải ngân vốn sự nghiệp gồm: Bình Phước, An Giang, Kiên Giang, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Bình Thuận, Khánh Hòa, Thái Nguyên, Yên Bái, Lâm Đồng, Đắc Nông.

Để đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư thực hiện các CTMTQG, Bộ Tài chính đã có các văn bản nhận xét phân bổ kế hoạch đầu tư năm 2024 của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Theo đó, Bộ Tài chính đã có ý kiến đề nghị các Tỉnh rà soát phân bổ vốn đầu tư thực hiện các CTMTQG như sau:

Phân bổ danh mục dự án thực hiện các CTMTQG đảm bảo theo đúng mục tiêu, đối tượng, địa bàn và nội dung hỗ trợ quy định tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 phê duyệt CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2023 phê duyệt CTMTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 phê duyệt CTMTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Bố trí vốn đối ứng ngân sách địa phương thực hiện theo đúng quy định tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 39/2021/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách địa phương thực hiện CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, số 02/2022/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện CTMTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, số 07/2022/QĐ-TTg ngày 25/3/2022 quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện CTMTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Thuế đối ứng sẽ làm lãi suất ngân hàng thay đổi như thế nào?

Các chuyên gia cho rằng Ngân hàng Nhà nước vẫn còn dư địa điều hành chính sách tiền tệ. Cụ thể, nhà điều hành sẽ giảm lãi suất, kiểm soát cung tiền để ổn định tỷ giá, lạm phát.

Nâng mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2025 lên 16% NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16% cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Mỹ ra sao trong tháng 1/2025

Cập nhật mới nhất từ Cục Thống kê (Bộ Tài chính) cho thấy, trong tháng 1/2025, Việt Nam xuất sang Mỹ lượng hàng hóa trị giá khoảng 10,49 tỷ USD trong khi nhập khoảng 1,15 tỷ USD.

Kỷ lục mới của kinh tế Việt Nam: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 đạt 786,29 tỷ USD Tổng thống Donald Trump áp thuế 25% đối với tất cả các loại thép, nhôm nhập khẩu

Sắc đỏ bao trùm thị trường hàng hoá sau "cú sốc" thuế quan

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới vừa trải qua một tuần biến động rất mạnh và nhiều bất ngờ. Toàn bộ thị trường năng lượng và kim loại chìm trong sắc đỏ. Chỉ số MXV-Index lao dốc tới hơn 6,5% xuống mức

Mỹ nâng thuế nhập khẩu nhôm, thép từ Canada lên 50%, thị trường hàng hoá tăng mạnh Cổ phiếu GEX tiếp đà “thăng hoa”, VN-Index thoát hiểm phút cuối

Quý I/2025: Tín dụng tăng gấp 2,5 lần cùng kỳ, lãi suất cho vay tiếp tục giảm

Tính đến hết quý I/2025, tăng trưởng tín dụng đạt 3,93% gấp 2,5 lần so với mức 1,42% cùng kỳ năm trước. Lãi suất cho vay tiếp tục giảm 0,4% so với cuối năm 2024 cho thấy nỗ lực của hệ thống ngân hàng trong việc hỗ trợ nền kinh tế

TP. Hồ Chí Minh: Tín dụng năm 2024 tăng 11,34% Nâng mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2025 lên 16%

GDP Việt Nam ảnh hưởng ra sao sau quyết định áp thuế đối ứng của Mỹ?

Mức thuế 46% đối với Việt Nam hay 34% với Trung Quốc giống như một mức trần để các quốc gia bắt đầu đàm phán với chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump về các chính sách mà sau đó các mức thuế trần này có thể giảm xuống, chuyên gia SSI cho biết.

Chính phủ yêu cầu tập trung cho mục tiêu GDP 2025 tăng tối thiểu 8% NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16% cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Dư nợ trái phiếu doanh nghiệp dự báo tăng 15-20% trong năm 2025

Theo FiinRatings dư nợ trái phiếu doanh nghiệp năm 2025 dự báo tăng trong bối cảnh các ngân hàng thương mại sẽ tiếp tục phải đẩy mạnh phát hành tăng vốn cấp 2; nhu cầu và áp lực tái tài trợ, tái cấu trúc vốn tăng cao của nhóm bất động sản, năng lượng...

Nam Long hoàn tất mua lại trước hạn 1.000 tỷ đồng trái phiếu Novaland chuyển đổi trái phiếu 300 triệu USD thành cổ phần với giá cao ngất ngưởng