Gói hỗ trợ lãi suất 2% đang tắc ở đâu?

Đến nay, số tiền hỗ trợ lãi suất mới chỉ đạt khoảng 781 tỷ đồng, trên tổng số tiền hỗ trợ dự kiến là 40.000 tỷ đồng.

Gói hỗ trợ lãi suất 2% chưa đạt hiệu quả như kỳ vọng.
Gói hỗ trợ lãi suất 2% chưa đạt hiệu quả như kỳ vọng.

Ngày 11/01/2022, Quốc hội ban hành Nghị quyết 43/2022/QH15 quy định một số chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có gói tín dụng ưu đãi lãi suất 2% với nguồn kinh phí từ ngân sách 40.000 tỷ đồng.

Tiếp đó, ngày 20/5/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 31/2022/NĐ-CP về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.

Tuy nhiên đến nay, việc triển khai được đánh giá là khá chậm trễ, chưa đạt yêu cầu.

Theo số liệu cập nhật mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đến cuối tháng 8/2023, doanh số hỗ trợ lãi suất (HTLS) đạt hơn 169.000 tỷ đồng, dư nợ HTLS đạt gần 57.000 tỷ đồng, số tiền HTLS lũy kế từ đầu chương trình đạt khoảng 781 tỷ đồng cho hơn 2.100 khách hàng.

“Thực tế triển khai cho thấy, chưa có một chương trình nào được triển khai khẩn trương, quyết liệt như chính sách HTLS theo Nghị quyết 43/2022/QH15 và Nghị định 31/2022/NĐ-CP. Tuy nhiên, kết quả HTLS còn thấp, chưa như kỳ vọng là do một số nguyên nhân đã được nhận diện qua quá trình triển khai thực tế và cũng được các địa phương, doanh nghiệp thừa nhận”, Thống đốc NHNN, bà Nguyễn Thị Hồng cho biết.

Trong đó, một trong những nguyên nhân quan trọng, theo lãnh đạo NHNN, là do khách hàng đủ điều kiện nhưng từ chối nhận HTLS, chủ yếu là do tâm lý e ngại thanh tra, kiểm tra của khách hàng (nhất là các doanh nghiệp), cân nhắc giữa lợi ích từ HTLS 2% và chi phí bỏ ra khi nhận HTLS (theo dõi hồ sơ, chứng từ, tuân thủ các thủ tục hậu kiểm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).

Ngoài ra, khách hàng cũng lo ngại trong trường hợp sau này nếu bị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định phải thu hồi số tiền HTLS thì rất khó xử lý vì lúc đó doanh nghiệp/khách hàng đã hạch toán lợi nhuận/chia cổ tức cho cổ đông.

“Trên thực tế, một số khách hàng đã được nhận HTLS, song hiện đã chủ động hoàn trả ngân hàng toàn bộ số tiền lãi đã được hỗ trợ”, lãnh đạo NHNN thông tin.

Quảng cáo

Bên cạnh đó, các NHTM và khách hàng cũng gặp khó khăn trong đánh giá việc đáp ứng quy định “có khả năng phục hồi” tại Nghị quyết 43/2022/QH15 và khoản 4 Điều 3 Nghị định 31/2022/NĐ-CP.

Cụ thể, qua báo cáo và khảo sát thực tế từ NHTM và các khách hàng, bản thân khách hàng mặc dù có khả năng trả nợ, song cũng không dám khẳng định “có khả năng phục hồi” (thường được thể hiện thông qua các tiêu chí định lượng như: doanh thu/sản lượng/lợi nhuận tăng hoặc các tiêu chí định tính như đánh giá diễn biến, chiều hướng kinh doanh của khách hàng) vì đánh giá này là rất khó trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt điều kiện kinh tế thế giới đang có nhiều bất ổn trong khi nền kinh tế nước ta có độ mở lớn, hoạt động của các doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào kinh tế quốc tế.

“Trường hợp khẳng định hoặc đánh giá các tiêu chí doanh thu, sản lượng, lợi nhuận tăng nhưng thực tế do tác động của nhiều yếu tố bất định dẫn tới các chỉ số này không tăng thì các NHTM và khách hàng e ngại sẽ bị các cơ quan thanh tra, kiểm tra sau này đánh giá trục lợi chính sách”, lãnh đạo NHNN cho biết.

Ngoài ra, một số khách hàng có doanh thu/lợi nhuận trong giai đoạn dịch cao hơn hiện tại nên rất khó để đánh giá đáp ứng tiêu chí “phục hồi”.

Nhiều hộ gia đình sản xuất, kinh doanh vay vốn tại các NHTM, tuy nhiên không có đăng ký hộ kinh doanh theo quy định nên không thuộc đối tượng được hỗ trợ (như Agribank có khoản 50% dư nợ khách hàng là hộ sản xuất, kinh doanh không có đăng ký kinh doanh).

Song song đó là tâm lý e ngại của các NHTM khi triển khai thực hiện chính sách này do thực tế hiện vẫn còn một số chương trình HTLS chưa được quyết toán số tiền mà các NHTM đã hỗ trợ lãi suất cho khách hàng.

Bên cạnh đó, NHTM cũng lo ngại trong trường hợp nếu phải thu hồi số tiền HTLS đã hỗ trợ khách hàng nhưng khách hàng đã tất toán khoản vay, không còn quan hệ với NHTM thì khó thu hồi số tiền này.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như khách hàng xuất khẩu lựa chọn vay USD để tận dụng lợi thế về lãi suất và nguồn thu bằng ngoại tệ sẽ không thuộc đối tượng được HTLS; khó khăn trong bóc tách chi phí vay vốn đa ngành nghề; khách hàng có dư nợ hiện hữu thuộc ngành được HTLS nhưng lại đang quá hạn nên tạm thời chưa được xem xét HTLS theo quy định,…

Cũng theo lãnh đạo NHNN, trong thời gian đầu triển khai chính sách (năm 2022), tình hình kinh tế - xã hội nói chung và tình hình hoạt động kinh doanh của các đối tượng, ngành, nghề được HTLS nói riêng đã có nhiều biến chuyển so với bối cảnh cơ sở của việc ban hành Nghị quyết 43/2022/QH15 và Nghị định 31/2022/NĐ-CP (theo Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12 năm 2022: tăng trưởng kinh tế năm 2022 phục hồi nhanh, đạt 8,02%, trong đó, cả 3 khu vực đều phục hồi, phát triển tốt, thu ngân sách nhà nước vượt 27,76% dự toán, xuất khẩu tăng 10,6%...), nhiều doanh nghiệp trong giai đoạn này đã trở lại hoạt động bình thường sau dịch nên nhu cầu hỗ trợ có thể thay đổi so với thời điểm ban hành chính sách.

Đối với các khó khăn, vướng mắc nêu trên, NHNN đã tổng hợp, đánh giá và có nhiều Tờ trình Báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ (từ tháng 11/2022) và đề xuất giải pháp trong thời gian còn lại triển khai chính sách.

Tại Thông báo số 316/TB-VPCP ngày 09/08/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ đạo NHNN chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục thực hiện quyết liệt và thúc đẩy triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.

Theo Tạp chí Doanh nghiệp và Kinh tế xanh Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Tài khoản chứng khoán mở mới sụt giảm

Số lượng tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư trong nước đã tăng thêm 106.580 tài khoản trong tháng 6/2024, thấp hơn 25.000 tài khoản so với mức tăng của tháng 5 trước đó. Tổng số lượng tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư trong nước tính đến cuối tháng 6

Việt Nam có hơn 7,2 triệu tài khoản chứng khoán cá nhân sau năm 2023 Tài khoản chứng khoán giảm mạnh tháng thứ 2 liên tiếp, công ty chứng khoán tiếp tục đóng hàng trăm nghìn tài khoản

Thị trường hàng hóa trầm lắng trong ngày nghỉ lễ Quốc khánh Mỹ

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu diễn biến khá trầm lắng trong ngày hôm qua (4/7) khi nhiều mặt hàng đóng cửa nghỉ lễ Quốc khánh Mỹ. Phần lớn các mặt hàng còn lại biến động giằng co tuy nhiên lực mu

Thị trường hàng hoá vẫn trên đà suy yếu Dữ liệu kinh tế Mỹ vững vàng kéo thị trường hàng hoá hồi phục

Kinh tế Nga tăng trưởng mạnh mẽ bất chấp lệnh trừng phạt của phương Tây, chính phủ phải tìm cách 'hãm phanh'

Giới chức Nga đang lo ngại một quả bong bóng bất động sản đang bị thổi phồng trên thị trường tài chính nước này. Do đó, chính phủ sẽ quyết định rút lại một chương trình trợ cấp quy mô lớn.

Nhiều yếu tố hỗ trợ triển vọng kinh tế nửa cuối năm 2024 Lạm phát được kiểm soát, phù hợp để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế

Nhiều yếu tố hỗ trợ triển vọng kinh tế nửa cuối năm 2024

Sự phục hồi nhu cầu ngành bán dẫn, tăng trưởng ổn định ở Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á, cũng như khả năng nới lỏng chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương lớn sẽ là các yếu tố hỗ trợ cho triển vọng kinh tế Việt Nam trong nửa cuối năm 2024.

Nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới dự kiến giảm tốc trong 2 năm vì một lý do 1 loại củ giá rẻ bán đầy chợ Việt đang làm "điêu đứng" nền kinh tế quốc gia lớn thứ 5 thế giới, giá tăng 165% chỉ trong một năm qua

Cục Hàng không yêu cầu các hãng bay bổ sung tàu bay, có chính sách ưu đãi về giá vé

Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng hàng không rà soát, điều chỉnh cách thức hiển thị thông tin, làm rõ những khoản mục cấu thành mà khách hàng phải trả trong giá vé thể hiện, không gây nhầm lẫn cho hành khách trong khi mua vé.

Người dân không còn "đi du lịch bằng mọi giá", cổ phiếu các hãng hàng không sẽ ra sao? Hãng hàng không nào bay đúng giờ nhất 11 tháng năm 2023?

Giá dầu nối dài đà tăng do căng thẳng Trung Đông gia tăng

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), kết thúc tuần giao dịch 24 – 30/6, thị trường hàng hoá ghi nhận nhiều mặt hàng có mức biến động lớn. Mặc dù xu hướng giá trái chiều ở 4 nhóm mặt hàng, nhưng lực bán áp đảo hơn đã kéo chỉ số MXV-Index giảm 0,06% x

Giá dầu suy yếu, chỉ số giá hàng hoá rời mức đỉnh hơn một năm Thời tiết bất lợi khiến nguồn cung khan hiếm và giá dầu tăng đẩy giá cao su tự nhiên tăng cao

GDP quý II/2024 tăng trưởng tích cực, ước đạt 6,93%

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II/2024 tăng trưởng tích cực, với tốc độ tăng ước đạt 6,93% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, GDP tăng 6,42%.

Standard Chartered điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 GDP danh nghĩa của Trung Quốc được dự báo sẽ ngang bằng với Mỹ trong 2024 và vượt qua trong thập kỷ tới

Thị trường ngày 29/6: Giá dầu giảm nhẹ, đồng, quặng sắt tăng, lúa mì giảm 16% trong tháng

Phiên cuối tuần, giá dầu giảm nhẹ nhưng tính chung cả tháng tăng 6%, lạm phát của Mỹ hạ nhiệt khiến vàng thay đổi ít, đồng tăng. Lúa mì giảm 16% trong tháng.

Thị trường rực lửa, VN-Index “bốc hơi” gần 30 điểm phiên đầu tuần Dữ liệu kinh tế Mỹ vững vàng kéo thị trường hàng hoá hồi phục

18 ngân hàng Việt Nam lọt Top 500 tổ chức lớn nhất Đông Nam Á

Tạp chí Fortune vừa công bố bảng xếp hạng 500 tổ chức lớn nhất Đông Nam Á - The Southeast Asia 500 năm 2024, trong đó có 18 ngân hàng của Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) được xếp hạng cao nhất trong 18 ngân hàng

Điểm tên những nhóm ngành có khả năng tăng trưởng lợi nhuận mạnh trong quý II/2024 Loạt công ty vừa nhận quyết định xử phạt của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước Thông tin lạm phát Mỹ sẽ ảnh hưởng lớn đến diễn biến giá vàng tuần này