Hà Nội thu hồi, bãi bỏ 153 dự án chậm triển khai

Theo UBND TP. Hà Nội, thời gian qua, thành phố đã thu hồi đất, bãi bỏ quyết định với 153 dự án chậm triển khai trên địa bàn.

UBND TP Hà Nội vừa có báo cáo gửi HĐND thành phố về biện pháp đẩy nhanh tiến độ, xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách chậm triển khai trên địa bàn.

Tại báo cáo nói trên, UPBND TP. Hà Nội cho biết, trong thời gian qua, cơ quan quản lý đã thu hồi đất, bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất, chấm dứt hoạt động, dừng triển khai hoặc chấm dứt việc giao chủ đầu tư nghiên cứu lập quy hoạch với 153 dự án.

Theo thống kê, Hà Nội có 712 dự án chậm triển khai với tổng quy mô khoảng trên 11.300 ha đất. Đến ngày 15/6, 705 dự án trong số này đã có kết luận thanh tra, kiểm tra và chỉ đạo xử lý, giao các đơn vị tiếp tục giám sát, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ đầu tư, đưa đất vào sử dụng. 7 dự án còn lại đã có quyết định chủ trương nhưng chưa được nhà nước giao đất, cho thuê đất, Sở Kế hoạch và Đầu tư đang tiếp tục rà soát để đề xuất phương án xử lý.

UBND TP Hà Nội cũng thông tin đã đưa 410 dự án với tổng diện tích hơn 9.000 ha ra khỏi danh sách các dự án chậm triển khai, tiếp tục giám sát. Con số này tăng thêm 80 dự án so với cuối năm ngoái.

Trong đó, 155 dự án sau thanh tra, chủ đầu tư đã chủ động khắc phục các tồn tại. 12 dự án được đề nghị loại bỏ khỏi danh sách do trùng lặp, nhà đầu tư đề xuất nghiên cứu khi chưa có ý kiến của UBND TP. 44 dự án đang được nhà đầu tư thực hiện theo tiến độ và quy định pháp luật đầu tư.

Vừa qua, Hà Nội cũng gia hạn tiến độ thêm 24 tháng cho 295 dự án bởi nguyên nhân ảnh hưởng bất khả kháng từ đại dịch. Trong đó, chủ đầu tư của 110 dự án phải nộp thêm cho nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian gia hạn 24 tháng.

Một dự án có vị trí đắc địa phía Tây Hà Nội nhưng cũng "treo" hơn một thập kỷ qua tại Hà Nội

Cần xử lý tận gốc dự án “treo”

Theo Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên nhân dẫn đến tình trạng hàng trăm dự án tại Hà Nội dù treo nhiều năm vẫn chưa bị thu hồi là do còn có lợi ích nhóm.

Quảng cáo

Trước tình trạng Hà Nội có hàng trăm dự án chậm triển khai, “treo” nhiều năm, trong đó không ít là các dự án đô thị trong bối cảnh thành phố vẫn thiếu nhà ở, Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cho rằng có thể nguyên nhân chính đến từ việc đang có lợi ích nhóm, quyền lợi của chủ đầu tư đã được “gắn” với cơ quan, công chức quản lý, thừa hành luật pháp.

Giáo sư Đặng Hùng Võ

Nhận định về quá trình hình thành các dự treo tại Hà Nội, theo Giáo sư Đặng Hùng Võ trong các giai đoạn trước đây khi quy định về xin và cấp dự án còn tương đối “dễ” thì nhiều chủ đầu tư do có quan hệ dù không có tiền nhưng vẫn xin được dự án, có đất rồi thì thở phào nhẽ nhõm là đã có đất.

“Sau khi xin được đất thì chủ đầu tư mới túc tắc đi tìm kiếm nguồn vốn, có khi lâu quá thì cứ để đất đấy miễn là cơ quan nhà nước không sờ gáy và từ trước đến nay, Hà Nội cũng hiếm khi “sờ gáy” doanh nghiệp nào có dự án treo. Do đó, có những dự án đã giao đất đến 20 năm nhưng nếu chưa có sự đôn đốc thì doanh nghiệp cứ để đấy do cho rằng đã nộp tiền sử dụng và được giao đất rồi, đầu tư chậm ngày nào hay ngày đó, giá đất vẫn lên, lãi vốn gấp nhiều lần việc đầu tư dự án”, Giáo sư Đặng Hùng Võ cho biết.

Thực tế cho thấy, hiện nay, pháp luật đã có những quy định tương đối đầy đủ đối với việc giám sát và xử lý các dự án treo.

Cụ thể, theo Giáo sư Đặng Hùng Võ, UBND cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) có trách nhiệm theo dõi toàn bộ trách nhiệm việc thực thi pháp luật trên địa bàn, xử lý những trường hợp các dự án triển khai trái quy định của pháp luật, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo lên trên. Nhiều cấp cơ sở nói rằng không biết việc dự án vi phạm về tiến độ, giả sử như nếu cấp trên phê duyệt dự án mà không chuyển hồ sơ về thì cấp cơ sở phải lên cấp trên đòi hồ sơ về.

“Nếu dự án có cấp huyện cấp thì cấp tỉnh, thành phố sẽ kiểm tra, UBND cấp tỉnh cấp thì Thanh tra Chính phủ hay Bộ TN&MT, Bộ KH&ĐT, Bộ Xây dựng,… đều phải có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra. Với những dự án lớn hơn nữa thì có cả Quốc hội giám sát. Như vậy, chúng ta có vcó rất nhiều cơ quan tham gia thanh tra, kiểm tra nhưng thực tế công tác này lại chưa thật sự hiệu quả”, Giáo sư Đặng Hùng Võ nhận định.

Chia sẻ về giải pháp cho tình trạng trên, Giáo sư Đặng Hùng Võ cho rằng mấu chốt của vấn đề là cần có quy định để điều chỉnh những “khoảng hở” liên quan đến lợi ích bởi nếu chính quyền còn làm ngơ cho dự án treo thì chắc chắn phải có lợi ích nhóm ở đâu đó.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh thị trường bất động sản đang có tình trạng trạng mất cân đối cung cầu hiện nay thì việc để hàng trăm dự án treo cần sớm được xử lý. Chính phủ cần sớm chỉ đạo tổng rà soát về dự án treo trên cả nước.

“Trong quá trình rà soát, cần phân loại, tìm ra những cán bộ có trách nhiệm liên quan từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở, sai sót ở đâu thì xử lý ở đó. Không nghiêm khắc thì hệ thống chính quyền không thể mạnh được, những ai tiếp tay cho dự án treo thì cần phải xử lý, có như vậy mới có được thị trường bất động sản mới có thể phát triển lành mạnh được”, Giáo sư Đặng Hùng Võ khuyến nghị.

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Chính sách

CPI tháng 10 tăng 0,33%, duy nhất một nhóm hàng hóa ghi nhận chỉ số giá giảm so với tháng trước

Theo Tổng cục Thống kê, giá lương thực, thực phẩm tiếp tục tăng do ảnh hưởng bởi mưa bão, giá xăng dầu trong nước tăng theo giá thế giới, giá nhà ở thuê tăng là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2024 tăng so với tháng trước.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2024 tăng 0,29% Giá vàng "bất động" chờ đợi thông tin CPI tháng 9 của Mỹ

Thị trường bất động sản mất cân đối cung cầu, Chính phủ và các Bộ sẽ làm gì?

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Bộ Xây dựng cùng Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đưa ra những giải pháp nhằm ngăn chặn đầu cơ, thổi giá; phát triển nhà ở xã hội cũng như đưa thị trường bất động sản phát triển lành mạnh.

Nửa đầu năm 2024, Kho bạc Nhà nước huy động được 183.144 tỷ đồng từ trái phiếu chính phủ

Đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư được bầu làm Chủ tịch nước

Với 100% đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư giữ chức Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Sáng nay, Quốc hội họp bất thường, xem xét vấn đề nhân sự

Giải pháp để GDP Việt Nam đạt 800 tỷ USD vào năm 2030

Để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2026-2030 khoảng 7,5-8,5%/năm; đến năm 2030, GDP bình quân đầu người đạt 7.400-7.600 USD; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của năm 2025 và giai đoạn 2026-2030

HSBC giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 ở mức 6,5% GDP quý 3 tăng trưởng 7,4%

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% là hoàn toàn khả thi

Tính đến ngày 30/9, tín dụng tăng 9% so với cuối năm 2023 và tăng 16% so với cùng kỳ. Thông thường, tín dụng sẽ tăng mạnh vào những tháng cuối năm, vì vậy, năm nay mục tiêu tăng 15% là hoàn toàn khả thi.

Các tổ chức tín dụng dự kiến lãi suất cho vay sẽ tiếp tục giảm Ngân hàng Nhà nước sẽ sửa gói tín dụng 120.000 tỷ đồng mua nhà ở xã hội

Phó Thủ tướng Chính phủ “lệnh” gỡ khó phát triển điện gió ngoài khơi

Để sớm triển khai các dự án điện gió ngoài khơi nhằm bảo đảm thực hiện được mục tiêu Quy hoạch điện VIII đề ra, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn yêu cầu các bộ ngành liên quan giải quyết vướng mắc phát triển điện gió ngoài khơi.

Chuẩn bị triển khai thí điểm 2 dự án điện gió ngoài khơi và hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật Bộ Công an yêu cầu EVN cung cấp hồ sơ 32 nhà máy điện gió, điện mặt trời

ADB: Cần giảm bớt gánh nặng lên chính sách tiền tệ

Theo báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 9 vừa được công bố sáng nay (ngày 25/9), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế tích cực cho Việt Nam, với GDP ước đạt 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025. cần thiết

ADB: Châu Á – Thái Bình Dương cần gấp rút ứng phó với tình trạng già hóa dân số ADB cam kết tài trợ khí hậu kỷ lục 10 tỷ USD trong năm 2023

Bộ Xây dựng điểm mặt loạt nguyên nhân đẩy giá bất động sản tăng mạnh

Việc đấu giá quyền sử dụng đất với kết quả trúng đấu giá cao gấp nhiều lần giá khởi điểm sẽ có tác động làm tăng mặt bằng giá đất, giá bất động sản, giá nhà ở của khu vực lân cận và của địa phương…

Gần 5.000 tỷ đồng trái phiếu chảy về nhóm công ty bất động sản trong tháng 8/2024 Các “ông lớn” bất động sản quyết định mức giá của thị trường

Tăng trưởng từ 20-25%/năm, làm sao để quản lý thuế thương mại điện tử?

Trước sự tăng trưởng nhanh từ 20-25%/năm của thị trường thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam, thời gian qua, Tổng cục Thuế đã triển khai nhiều giải pháp lớn để tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động này.

Thép Formosa Hà Tĩnh lỗ gấp đôi lên gần 16.000 tỷ đồng trong năm 2023, 6T2024 khiến Hà Tĩnh giảm thu gần 70% một loại thuế lớn Apple, TikTok, Meta, Google… nộp thuế hơn 6.200 tỷ đồng tại Việt Nam

Thủ tướng: Phấn đấu tới 2025 có 2-3 ngân hàng trong nhóm 100 của châu Á

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu hệ thống ngân hàng thực hiện "6 tăng, 6 giảm, 6 tăng tốc, bứt phá" để cùng đất nước phát triển, phấn đấu đến cuối năm 2025 có ít nhất từ 2-3 ngân hàng thương mại nằm trong nhóm 100 ngân hàng lớn mạnh nhất trong

Thủ tướng chỉ đạo không tăng giá các mặt hàng đột ngột, cùng thời điểm tăng lương Thủ tướng chỉ đạo nóng, thúc tiến độ đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội