Hóa đơn tiền điện tăng gấp đôi, EVNHANOI nói gì?

Theo Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội, việc giá điện tháng 2 tăng là do đang thay đổi lịch ghi chỉ số công tơ, chuyển từ đầu tháng sang cuối tháng.

Thông tin về số tiền điện phải thanh toán tháng 2/2024 của một khách hàng của EVNHANOI - Ảnh chụp màn hình
Thông tin về số tiền điện phải thanh toán tháng 2/2024 của một khách hàng của EVNHANOI - Ảnh chụp màn hình

Những ngày đầu tháng 3, nhiều khách hàng sử dụng điện của các đơn vị điện lực thuộc Tổng công ty Điện lực Hà Nội (EVNHANOI) cảm thấy "choáng" khi nhận thông báo hóa đơn tiền điện tháng 2/2024 tăng gấp đôi so với hóa đơn của lần thanh toán liền trước.

Trên mạng xã hội, một số người lo ngại rằng hóa đơn tiền điện được tính cộng dồn 2 tháng thì bậc tính giá điện cũng tăng theo, khiến tiền điện tăng vọt.

topic-375-5713.png
Một topic trên mạng xã hội bàn về việc giá điện tháng 2 tăng "sốc"

Tuy nhiên, theo lý giải của EVNHANOI, việc giá điện tháng 2 tăng là do bắt đầu từ ngày 29/2/2024 đơn vị này triển khai thay đổi lịch ghi chỉ số công tơ về ngày cuối tháng, thay vì đầu tháng như trước đây. Theo đó, số ngày tính tiền điện của đợt này tăng từ 30 ngày lên thành 57 ngày (số tiền điện khách hàng phải trả cho cả tháng 1 và tháng 2) nên hoá đơn tiền điện gần gấp đôi so với tháng trước.

Quảng cáo

Cùng với việc điều chỉnh ngày ghi chỉ số công tơ, số kWh để hưởng giá điện bậc 1, bậc 2 cũng được thay đổi, từ 50kWh (theo quy định) được giãn rộng tới 92kWh; bậc 3, bậc 4 được giãn rộng từ 100 số lên 184 số.

hoa-don-tien-dien-2412-7039.jpg
Ví dụ về cách tính kỳ hóa đơn tiền điện của một khách hàng thuộc khu vực ghi điện ngày 03 hàng tháng, kể từ tháng 02/2024 chuyển về ghi điện ngày cuối tháng.

Trước băn khoăn của người tiêu dùng về lượng điện tiêu thụ của khách hàng trong thời gian tăng thêm sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi khách hàng khi tính giá điện sử dụng theo bậc thang, EVNHANOI cam kết quyền lợi của khách hàng luôn được đảm bảo do mức sử dụng điện sinh hoạt của từng bậc được điều chỉnh theo số ngày thực tế của kỳ ghi chỉ số công tơ trong tháng có thay đổi.

Khách hàng có thể kiểm tra sản lượng điện, sử dụng công cụ tính hóa đơn tiền điện trực tuyến để tra cứu và tính hóa đơn tiền điện hằng tháng. Lượng điện năng ghi nhận để tính hóa đơn tiền điện trong tháng dịch chuyển sẽ nhiều hơn so với hóa đơn tiền điện của những tháng trước. Các tháng tiếp theo đó sẽ trở lại bình thường.

Ông Nguyễn Đình Thắng, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, Sở đã có văn bản chỉ đạo, thống nhất trên toàn địa bàn thành phố về việc thay đổi ghi chỉ số công tơ điện của EVNHANOI, bởi đây là việc làm cần thiết, đảm bảo tính thống nhất trong quản lý, giảm thiểu được những sai sót trong quá trình ghi chỉ số và thanh quyết toán hoá đơn cũng như đảm bảo công bằng cho toàn bộ khách hàng sử dụng điện. Đây là chủ trương đã có và Tổng công ty Điện lực Hà Nội đã báo cáo các cấp để thống nhất triển khai đồng bộ, thông tin tuyên truyền cho người dân.

Trước đó, điện lực nhiều địa phương, như TP. Hồ Chí Minh, Quảng Bình, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Hưng Yên... đã đổi lịch ghi chỉ số công tơ về cuối tháng. Do cộng dồn ngày nên tình trạng hóa đơn tiền điện tăng vọt tại tháng đầu thay đổi lịch này cũng xảy ra tại nhiều nơi.

Theo lộ trình của EVN, đến năm 2025, điện lực các địa phương sẽ hoàn thành việc đổi ngày ghi chỉ số điện vào cuối tháng, khi quá trình "phủ" công tơ điện tử, đo đếm từ xa hoàn tất.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Thuế đối ứng sẽ làm lãi suất ngân hàng thay đổi như thế nào?

Các chuyên gia cho rằng Ngân hàng Nhà nước vẫn còn dư địa điều hành chính sách tiền tệ. Cụ thể, nhà điều hành sẽ giảm lãi suất, kiểm soát cung tiền để ổn định tỷ giá, lạm phát.

Nâng mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2025 lên 16% NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16% cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Mỹ ra sao trong tháng 1/2025

Cập nhật mới nhất từ Cục Thống kê (Bộ Tài chính) cho thấy, trong tháng 1/2025, Việt Nam xuất sang Mỹ lượng hàng hóa trị giá khoảng 10,49 tỷ USD trong khi nhập khoảng 1,15 tỷ USD.

Kỷ lục mới của kinh tế Việt Nam: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 đạt 786,29 tỷ USD Tổng thống Donald Trump áp thuế 25% đối với tất cả các loại thép, nhôm nhập khẩu

Sắc đỏ bao trùm thị trường hàng hoá sau "cú sốc" thuế quan

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới vừa trải qua một tuần biến động rất mạnh và nhiều bất ngờ. Toàn bộ thị trường năng lượng và kim loại chìm trong sắc đỏ. Chỉ số MXV-Index lao dốc tới hơn 6,5% xuống mức

Mỹ nâng thuế nhập khẩu nhôm, thép từ Canada lên 50%, thị trường hàng hoá tăng mạnh Cổ phiếu GEX tiếp đà “thăng hoa”, VN-Index thoát hiểm phút cuối

Quý I/2025: Tín dụng tăng gấp 2,5 lần cùng kỳ, lãi suất cho vay tiếp tục giảm

Tính đến hết quý I/2025, tăng trưởng tín dụng đạt 3,93% gấp 2,5 lần so với mức 1,42% cùng kỳ năm trước. Lãi suất cho vay tiếp tục giảm 0,4% so với cuối năm 2024 cho thấy nỗ lực của hệ thống ngân hàng trong việc hỗ trợ nền kinh tế

TP. Hồ Chí Minh: Tín dụng năm 2024 tăng 11,34% Nâng mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2025 lên 16%

GDP Việt Nam ảnh hưởng ra sao sau quyết định áp thuế đối ứng của Mỹ?

Mức thuế 46% đối với Việt Nam hay 34% với Trung Quốc giống như một mức trần để các quốc gia bắt đầu đàm phán với chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump về các chính sách mà sau đó các mức thuế trần này có thể giảm xuống, chuyên gia SSI cho biết.

Chính phủ yêu cầu tập trung cho mục tiêu GDP 2025 tăng tối thiểu 8% NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16% cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Dư nợ trái phiếu doanh nghiệp dự báo tăng 15-20% trong năm 2025

Theo FiinRatings dư nợ trái phiếu doanh nghiệp năm 2025 dự báo tăng trong bối cảnh các ngân hàng thương mại sẽ tiếp tục phải đẩy mạnh phát hành tăng vốn cấp 2; nhu cầu và áp lực tái tài trợ, tái cấu trúc vốn tăng cao của nhóm bất động sản, năng lượng...

Nam Long hoàn tất mua lại trước hạn 1.000 tỷ đồng trái phiếu Novaland chuyển đổi trái phiếu 300 triệu USD thành cổ phần với giá cao ngất ngưởng

Ngân hàng "chạy đua" tăng vốn điều lệ

Mùa đại hội cổ đông thường niên năm nay sẽ chứng kiến nhiều kế hoạch tăng vốn mạnh của các ngân hàng nhằm củng cố bộ đệm tài chính, tạo nền tảng vững chắc cho hoạt động kinh doanh và phát triển bền vững.

NHNN cho phép BIDV tăng vốn điều lệ thêm 1.238 tỷ đồng VietinBank muốn phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên 77.670 tỷ đồng