Hoàn thành hệ thống thông tin quản lý nhà ở và thị trường bất động sản vào năm 2025

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 179/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Xây dựng đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Quyết định số 179/QĐ-TTg đặt mục tiêu dến năm 2030, khoảng 350.000 hộ nghèo sẽ được hỗ trợ nhà ở (ảnh minh họa)
Quyết định số 179/QĐ-TTg đặt mục tiêu dến năm 2030, khoảng 350.000 hộ nghèo sẽ được hỗ trợ nhà ở (ảnh minh họa)

Quyết định 179 nêu rõ, định hướng đến năm 2045, ngành Xây dựng bảo đảm đủ sức thiết kế, thi công các công trình xây dựng hiện đại, phức tạp trong các lĩnh vực với mọi quy mô và có khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường hoạt động ra nước ngoài. Phát triển ngành vật liệu xây dựng đạt trình độ là ngành công nghiệp hiện đại. Tỷ lệ đô thị hoá thuộc nhóm trung bình cao của khu vực ASEAN và châu Á.

Đồng thời, hệ thống đô thị liên kết thành mạng lưới đồng bộ, thống nhất, cân đối giữa các vùng, miền, có khả năng chống chịu, thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường, kiến trúc tiêu biểu giàu bản sắc, xanh, hiện đại, thông minh. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị phát triển đồng bộ, đáp ứng nhu cầu và tốc độ phát triển đô thị. Phát triển nhà ở đáp ứng đủ theo nhu cầu về xây mới và cải tạo nhà ở của người dân; thị trường bất động sản phát triển bền vững, lành mạnh, minh bạch.

Đến năm 2030, khoảng 350.000 hộ nghèo sẽ được hỗ trợ nhà ở

Quyết định nêu rõ các chỉ tiêu cụ thể đối với từng lĩnh vực. Trong đó, đối với lĩnh vực nhà ở, đến năm 2025, diện tích nhà ở bình quân đầu người toàn quốc phấn đấu đạt khoảng 27 m2 sàn/người, trong đó diện tích nhà ở bình quân đầu người tại khu vực đô thị đạt 28 m2 sàn/người và tại khu vực nông thôn đạt 26 m2 sàn/người.

Đến năm 2030, diện tích nhà ở bình quân đầu người toàn quốc phấn đấu đạt khoảng 30 m2 sàn/người, trong đó diện tích nhà ở bình quân đầu người tại khu vực đô thị đạt 32 m2 sàn/người và tại khu vực nông thôn đạt 28 m2 sàn/người. Đến năm 2030, phấn đấu tăng tỷ lệ nhà ở kiên cố trên toàn quốc đạt 85% - 90%, trong đó tại khu vực đô thị đạt 100%, khu vực nông thôn đạt 75% - 80%, không để phát sinh nhà ở đơn sơ trên toàn quốc, đặc biệt là khu vực đô thị; 90% nhà ở trên toàn quốc có hệ thống cấp điện, cấp nước, thoát nước thải đồng bộ và được đấu nối vào hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực.

Đến năm 2030, phấn đấu hoàn thành đầu tư, xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp. Thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho khoảng 350.000 hộ nghèo (tại khu vực nông thôn khó khăn về nhà ở; hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo; hộ nghèo dân tộc miền núi) và khoảng 162.000 hộ người có công cần hỗ trợ nhà ở.

Đối với lĩnh vực quản lý thị trường bất động sản, khai thác, sử dụng bất động sản hiệu quả, đặc biệt là bất động sản đất đai, khai thác tối đa nguồn lực từ đất đai, nhà và công trình trên đất phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phát triển đa dạng các loại bất động sản đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm cân đối cung - cầu của từng phân khúc, từng địa phương và trong từng giai đoạn.

Thu hút các nguồn lực xã hội, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển hàng hóa bất động sản, đặc biệt là đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá rẻ, các công trình sản xuất, kinh doanh, các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tại các đô thị.

Đối với lĩnh vực quy hoạch xây dựng, kiến trúc hoàn thành rà soát, cơ bản phủ kín quy hoạch phân khu các khu vực trung tâm, khu vực dự kiến phát triển và khu vực dự kiến thành lập mới đơn vị hành chính đô thị (quận, phường).

Mặt khác, quy hoạch xây dựng nông thôn: rà soát, điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng xã để thực hiện mục tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 là ít nhất 10% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, không còn xã đạt dưới 15 tiêu chí.

Mục tiêu đến năm 2025, các đô thị hoàn thành xây dựng Quy chế quản lý kiến trúc; phấn đấu đến năm 2030, 80% các đô thị và điểm dân cư nông thôn có Quy chế quản lý kiến trúc được phê duyệt, ban hành.

Đối với lĩnh vực phát triển đô thị, phấn đấu tỷ lệ đô thị hoá đến năm 2025 đạt tối thiểu 45%, đến năm 2030 đạt trên 50%. Tỷ lệ đất xây dựng đô thị trên tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 1,5 -1,9% vào năm 2025, đến năm 2030 đạt khoảng 1,9 - 2,3%.

Số lượng đô thị toàn quốc đến năm 2025 khoảng 950 - 1.000 đô thị, đến năm 2030 khoảng 1.000 - 1.200 đô thị. Đến năm 2025, 100% các đô thị hiện có và đô thị mới có quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, chương trình cải tạo, chỉnh trang, tái thiết và phát triển đô thị; bảo đảm tối thiểu 100% đô thị loại III trở lên hoàn thiện tiêu chí phân loại đô thị về cơ sở hạ tầng đô thị, nhất là hạ tầng về y tế, giáo dục, đào tạo và công trình văn hoá cấp đô thị. Đến năm 2030, hình thành một số trung tâm đô thị cấp quốc gia, cấp vùng đạt các chỉ tiêu về y tế, giáo dục và đào tạo, văn hóa cấp đô thị tương đương mức bình quân của các đô thị thuộc nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN.

Đối với lĩnh vực quản lý hoạt động xây dựng, nâng cao năng lực xây dựng, làm chủ việc thiết kế, thi công các công trình có quy mô lớn và yêu cầu kỹ thuật phức tạp (không gian ngầm, công trình ngầm, dạng điểm, dạng tuyến có chiều sâu dưới 30 m, chiều cao trên 150 m…). Chú trọng thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả tăng trưởng của ngành Xây dựng. Thúc đẩy nâng cao năng suất lao động, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, khoa học quản lý, quản trị doanh nghiệp; cải thiện tích cực tỷ lệ đóng góp năng suất các nhân tố tổng hợp trong tăng trưởng ngành.

Huy động tối đa các nguồn lực, tạo môi trường thuận lợi cho các chủ thể tham gia các hoạt động đầu tư xây dựng, nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng, chất lượng công trình xây dựng; tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý đầu tư xây dựng phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế.

Phấn đấu tốc độ tăng bình quân về giá trị sản xuất xây dựng: 8 - 10%/năm. Phấn đấu mức độ tăng năng suất lao động ngành xây dựng giai đoạn 2021 - 2025 đạt mức bình quân 8%/năm và giai đoạn 2026 - 2030 đạt mức bình quân là 10%/năm.

Tăng tỷ trọng phát triển nhà ở theo dự án và nhà ở chung cư

Để hiện thực hóa các mục tiêu nêu trên, Quyết định đã đưa ra 16 nhiệm vụ, giải pháp, bao gồm:

Thứ nhất, tập trung hoàn thiện, nâng cao chất lượng hệ thống thể chế, công cụ quản lý trong các lĩnh vực của ngành Xây dựng, phù hợp với cơ chế thị trường, thực tiễn của Việt Nam và hội nhập quốc tế.

Thứ hai, đổi mới phương pháp quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị - nông thôn, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị đảm bảo tính khoa học, hội nhập, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Bảo tồn, phát huy giá trị các di sản kiến trúc dân tộc.

Thứ ba, hoàn thiện các quy định pháp luật, công cụ quản lý để kiểm soát chặt chẽ quá trình phát triển đô thị hiệu quả, gắn kết với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nông thôn.

Thứ tư, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ, hiện đại, liên kết chặt chẽ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật vùng, gắn với nhiệm vụ bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Thứ năm, giải quyết cơ bản yêu cầu về nhà ở cho người dân, mở rộng các loại hình nhà ở, có chính sách hỗ trợ, đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội.

Trong đó, Quyết định nêu rõ cần tập trung thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045, Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030" và các Chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương. Tăng cường chức năng quản lý nhà nước trong quản lý phát triển nhà ở, điều tiết đảm bảo cân đối cung - cầu nhà ở.

Đồng thời, đa dạng hóa các loại hình nhà ở; tăng tỷ trọng phát triển nhà ở theo dự án và nhà ở chung cư; có chính sách hỗ trợ đẩy mạnh phát triển nhà ở cho thuê, nhà ở giá rẻ. Đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà ở giá thấp theo hướng giảm phụ thuộc vào ngân sách nhà nước; tạo nguồn vốn cho các đối tượng thu nhập thấp, khó khăn về nhà ở được vay ưu đãi, dài hạn để có chỗ ở ổn định.

Thứ sáu, tăng cường quản lý để thị trường bất động sản phát triển ổn định, minh bạch thông tin, phù hợp quy luật cung cầu. Trong đó, Phó Thủ tướng yêu cầu tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu, đến năm 2025 hoàn thành Hệ thống thông tin quản lý nhà ở và thị trường bất động sản đảm bảo kết nối và liên thông với cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai. Xây dựng cơ chế minh bạch đánh giá giá trị bất động sản; nghiên cứu, hoàn thiện chính sách thuế, phí về bất động sản để khuyến khích sử dụng nhà, đất có hiệu quả.

Thứ bảy, huy động tối đa các nguồn lực, tạo môi trường thuận lợi cho các chủ thể tham gia các hoạt động đầu tư xây dựng, nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng, chất lượng công trình xây dựng.

Thứ tám, từng bước phát triển ngành vật liệu xây dựng thành một ngành kinh tế mạnh, trên cơ sở khai thác hợp lý, có hiệu quả tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường, sinh thái.

Thứ chín, phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của ngành Xây dựng.

Thứ mười, phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.

Ngoài ra là các giải pháp quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, tác động của dịch bệnh; phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp ngành Xây dựng; hoàn thành sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước; đổi mới các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc; đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong tất cả các lĩnh vực ngành; tập trung phòng, chống tham nhũng; nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế; và tăng cường công tác thông tin, truyền thông.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn

Cùng chuyên mục Chính sách

Vietnam Pavilion tại Milan Design Week

Đồ gỗ Việt Nam chính thức vào sân chơi thiết kế và thương hiệu ngành nội thất toàn cầu

Lần đầu tiên góp mặt tại Tuần lễ thiết kế Milan 2024 (Italia) - sân chơi quốc tế của ngành nội thất, nơi hội tụ các thương hiệu lớn và các nhà thiết kế khắp nơi trên thế giới - các sản phẩm gỗ và mỹ nghệ Việt Nam đã tạo được dấu ấn đậm nét.

NOBLE HOUSE của Mỹ phá sản: Là đối tác lớn chiếm 50% doanh thu của một nhà xuất khẩu gỗ Việt với giá trị hàng trăm tỷ đồng
Họp báo HCMC FOODEX 2024

HCMC FOODEX 2024 hướng đến mục tiêu “Kết nối giá trị cùng phát triển” và phải xứng tầm thương hiệu thành phố

Trong khuôn khổ của chương trình Triển lãm Quốc tế ngành Lương thực thực phẩm TP. Hồ Chí Minh 2024 (HCMC FOODEX 2024), B2B là hoạt động không thể thiếu và năm nay không chỉ B2B mà có cả B2C. Do vậy, thời gian triển lãm kéo dài đến 4 ngày thay vì 3 ngày như trước đây để người tiêu dùng có dịp tham gia trải nghiệm các sản phẩm của các doanh nghiệp.

Căng thẳng biển Đỏ và dư lượng hóa chất làm giảm lượng gạo xuất khẩu đi châu Âu Hạn hán nghiêm trọng đe dọa vị trí số 1 về xuất khẩu cà phê Robusta của Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương nghiên cứu tuyến đường sắt kết nối 2 sân bay lớn nhất cả nước

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương nghiên cứu tuyến đường sắt kết nối 2 sân bay lớn nhất cả nước

Mới đây, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương nghiên cứu tuyến đường sắt kết nối sân bay Tân Sơn Nhất với sân bay Long Thành. Đây là hai sân bay bay có quy mô diện tích và công suất lớn nhất của cả nước.

Bộ GTVT ưu tiên hơn 55.000 tỉ đồng mở rộng ngay 5 tuyến cao tốc này Thủ tướng chỉ đạo nóng về cao tốc 2 làn xe
Thủ tướng chỉ đạo sớm đưa vốn vào nền kinh tế để thúc đẩy tăng trưởng

Thủ tướng chỉ đạo sớm đưa vốn vào nền kinh tế để thúc đẩy tăng trưởng

Đến nay vẫn còn 6 bộ, cơ quan trung ương và 12 địa phương chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư theo quy định để trình cấp có thẩm quyền giao bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 từ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022 và giao vốn kế hoạch năm 2024 để thực hiện nhiệm vụ, dự án.

VNDirect dự thảo chính sách đền bù cho nhà đầu tư sau sự cố tin tặc tấn công Được Chính phủ ứng tiền mạnh tay, cổ phiếu Đầu tư công vẫn thể hiện sóng "yếu"
10 điểm mới của Luật Kinh doanh bất động sản 2023

10 điểm mới của Luật Kinh doanh bất động sản 2023

Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) được thông qua tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV (Luật Kinh doanh BĐS 2023) là dự án Luật rất quan trọng, góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, minh bạch, bền vững hơn. Tuy nhiên, tác động tích cực này phụ thuộc nhiều vào khâu hướng dẫn và thực tế triển khai thực hiện sau này. Người mua nhà cũng sẽ phải chấp nhận rủi ro nhất định.

Quy định mới nhất về tính thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng nhà đất theo Luật đất đai 2024 10 điểm mới của Luật Đất đai và tác động đến người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế
Chưa điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh tính thuế thu nhập cá nhân

Chưa điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh tính thuế thu nhập cá nhân

Theo Bộ Tài chính, do biến động CPI chưa đến 20% cũng như chờ sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân nên hiện chưa đề xuất điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh.

Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu chính sách giãn, giảm thuế, phí và lệ phí cho người dân và doanh nghiệp Mỹ tăng nhẹ thuế chống bán phá giá đối với nhà xuất khẩu cá tra Việt Nam so với mức thuế sơ bộ kỳ POR19
Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu chính sách giãn, giảm thuế, phí và lệ phí cho người dân và doanh nghiệp

Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu chính sách giãn, giảm thuế, phí và lệ phí cho người dân và doanh nghiệp

Năm 2024, Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các giải pháp chính sách về thu ngân sách, từ đó có các giải pháp về chính sách thuế phù hợp để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Bộ trưởng Tài chính nói gì về phản ánh hoàn thuế VAT chậm, gây thiệt hại cho doanh nghiệp? Đề xuất giảm 2% thuế VAT cho ngân hàng
Chuyên gia đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng SJC

Chuyên gia đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng SJC

Các chuyên gia, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng SJC và đề nghị triển khai các giải pháp quyết liệt nâng hạng thị trường chứng khoán…

Giá vàng miếng tại hầu hết các đơn vị mất mốc 80 triệu đồng/lượng Giá vàng thế giới tuần này chịu tác động mạnh nhất bởi những yếu tố gì?
Ngân hàng Nhà nước đề xuất cấm ngân hàng bán bảo hiểm liên kết đầu tư

Ngân hàng Nhà nước đề xuất cấm ngân hàng bán bảo hiểm liên kết đầu tư

Ngân hàng Nhà nước cho rằng, đối với sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư, cần thiết quy định theo hướng không cho phép ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hoạt động này do sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng với các sản phẩm huy động vốn, ủy thác đầu tư.

Dòng vốn FDI vào mạnh mang đến cơ hội lớn cho ngân hàng nội Năm 2024 sẽ thanh tra 6 doanh nghiệp bảo hiểm
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Phạm Thanh Hà kiến nghị bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng. Ảnh: Int

Ngay sau công điện của Thủ tướng, NHNN đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng

Ngày sau Công điện của Thủ tướng yêu cầu tăng cường các biện pháp quản lý thị trường vàng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Phạm Thanh Hà kiến nghị bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng.

Giá vàng thế giới lập kỷ lục mới khi FED lần đầu tiên nói về 3 lần hạ lãi suất Giá vàng miếng "giằng co" dưới mốc 82 triệu đồng/lượng
Hiệp hội bất động sản TP.HCM đề xuất 9 nhóm giải pháp tăng nguồn cung nhà ở xã hội. Ảnh minh họa.

Chủ tịch HoREA đề xuất 9 nhóm giải pháp tăng nguồn cung nhà ở xã hội

Thông tin với MarketTimes, Hiệp hội bất động sản TP. HCM đề xuất tới các cơ quan chức năng 9 nhóm giải pháp cần sớm được xem xét nhằm tăng nguồn cung nhà ở xã hội.

Một loại hình bất động sản mới hình thành không bao giờ lo "ế" Một doanh nghiệp bất động sản vừa hút thành công gần 2.900 tỷ đồng trái phiếu, lãi suất 12%/năm
Đề xuất tăng 15% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội là vượt khả năng cân đối của dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024

Bộ Tài chính bác đề xuất tăng lương hưu 15% vì vượt ngân sách

Phản hồi đề xuất tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội lên 15%, Bộ Tài chính cho biết điều này vượt khả năng cân đối của dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024 đã được Quốc hội quyết định. Do vậy, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội xác định mức điều chỉnh, đề xuất mức tăng trên cơ sở khả năng cân đối của ngân sách Nhà nước.

Một số chính sách mới của Chính phủ có hiệu lực từ tháng 3/2024 Những điểm đáng chú ý của chính sách tiền lương mới từ ngày 1/7
"Chính phủ cần điều tiết giá bất động sản"

"Chính phủ cần điều tiết giá bất động sản"

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội Hoàng Thanh Tùng, khi Luật Đất đai và Nhà ở có hiệu lực, Chính phủ cần giải pháp điều tiết giá bất động sản do chi phí làm dự án tăng.

Quy định mới nhất về tính thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng nhà đất theo Luật đất đai 2024 10 điểm mới của Luật Đất đai và tác động đến người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế
Bộ Tài chính lý giải ngưỡng chịu thuế của hộ, cá nhân kinh doanh lên mức 150 triệu đồng

Bộ Tài chính lý giải ngưỡng chịu thuế của hộ, cá nhân kinh doanh lên mức 150 triệu đồng

Theo Bộ Tài chính, việc đề xuất nâng doanh thu của hộ, cá nhân kinh doanh từ 100 triệu lên mức 150 triệu đồng/năm phải chịu thuế GTGT là căn cứ vào chỉ số lạm phát và tình hình thực tế.

Gelex đặt mục tiêu lãi trước thuế 1.921 tỷ đồng năm 2024, chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 15% Giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài khi áp thuế suất tối thiểu toàn cầu