Kiến nghị bỏ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu vì làm khổ doanh nghiệp

Tại hội nghị lấy ý kiến xây dựng nghị định mới về kinh doanh xăng dầu do Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam (VINPA) tổ chức ngày 7/5, lãnh đạo Petrolimex, PVOil đã kiến nghị bỏ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu vì việc duy trì quỹ khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.

Theo đại diện doanh nghiệp, việc duy trì Quỹ Bình ổn giá xăng dầu khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn (ảnh minh họa)
Theo đại diện doanh nghiệp, việc duy trì Quỹ Bình ổn giá xăng dầu khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn (ảnh minh họa)

Theo ông Trịnh Quang Khanh, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký VINPA, Nghị định 83/2014 về kinh doanh xăng dầu từ khi có hiệu lực đến nay đã được sửa đổi bởi các Nghị định 08/2018, Nghị định 95/2021, Nghị định 80/2023. Trong thời gian gần 10 năm thực hiện, nguồn cung xăng dầu cơ bản đáp ứng đủ cho nhu cầu kinh tế xã hội và tiêu dùng của người dân.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều quy định cần sửa đổi để đáp ứng tình hình thực tiễn đã có nhiều thay đổi. Đơn cử như cơ cấu nguồn xăng dầu trong nước đã đáp ứng được 70%, nhiều văn bản quy phạm pháp luật mới có liên quan đến xăng dầu được ban hành hoặc được sửa đổi, bổ sung như Luật Giá, Luật Quản lý ngoại thương… dẫn tới một số quy định điều hành thị trường xăng dầu có nhiều thay đổi…

Tại hội nghị, ông Trần Ngọc Năm - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) nhận định, thời gian qua, Quỹ Bình ổn gần như không cần trích chi sử dụng và thị trường vẫn diễn ra bình thường. Do vậy, việc duy trì quỹ khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.

"Trong khi duy trì quỹ, doanh nghiệp rất khổ do phải làm bảng kê lượng xuất bán, báo cáo, kiểm kê rồi thanh, kiểm tra. Như với Petrolimex, một năm thực hiện 11 triệu m3/tấn, số lượng rất lớn, kể cả dùng máy tính cũng có độ chênh lệch. Chỉ cần sai lệch nhỏ thì bị quy là sai phạm. Rất khổ", ông Trần Ngọc Năm nói.

Quảng cáo

Từ thực tế đó, đại diện Petrolimex kiến nghị bỏ Quỹ Bình ổn. Đối với trường hợp vẫn giữ Quỹ Bình ổn để ổn định vĩ mô, ông Trần Ngọc Năm kiến nghị không để quỹ ở doanh nghiệp, cơ quan quản lý phải giữ quỹ.

"Sai phạm vừa rồi của các đầu mối là do quản lý quỹ, nhưng khi thực hiện giữ quỹ thì thủ tục phải đơn giản. Tiền trích nộp thì nộp vào ngay, chi ra cũng cần chi ngay. Đừng đưa ra các hàng rào kỹ thuật để rồi nộp vào rồi lấy ra khó. Chúng tôi thiên về hướng ủng hộ bỏ quỹ”, Phó Tổng Giám đốc Petrolimex nói.

Cùng với kiến nghị bỏ Quỹ Bình ổn, đại diện Petrolimex cũng cho rằng, cần xem lại cách tính giá cơ sở cũng như bổ sung quy định trích chi Quỹ Bình ổn trong công thức giá; quy định tính dự trữ bình quân 30 ngày dựa trên sản lượng của năm trước chưa hợp lý; cần xem lại việc tăng dự trữ từ 20 ngày lên 30 ngày; quy định cho phép được ký hợp đồng với 3 đại lý là quy định rất rủi ro... Bởi theo ông Trần Ngọc Năm, những quy định này, sẽ là vấn đề rất lớn với các doanh nghiệp, bản thân Petrolimex dù có tiềm lực cũng không thể dễ dàng thực hiện.

Đồng tình với quan điểm này, ông Cao Hoài Dương - Chủ tịch HĐQT PVOil cũng cho rằng, hiện đang có rất nhiều nghị định, thông tư khác ràng buộc doanh nghiệp. Vì vậy, dự thảo nghị định mới về kinh doanh xăng dầu chỉ nên đưa ra các danh mục vấn đề để quản lý.

Về vấn đề dự trữ, ông Cao Hoài Dương cho rằng, dự trữ 30 ngày, 50 ngày là trách nhiệm của nhà nước và nhà nước cần bỏ tiền ra, không thể đổ lên vai của doanh nghiệp. Trách nhiệm của doanh nghiệp với nhà nước là thuế.

Cùng với đó, Chủ tịch HĐQT PVOil cũng lưu ý xăng dầu là lĩnh vực nhạy cảm với các đơn vị thanh tra, do đó, không nên thanh tra quá nhiều, một năm doanh nghiệp phải đón nhiều đoàn thanh tra, rất mệt mỏi cho doanh nghiệp.

Về Quỹ Bình ổn xăng dầu, Chủ tịch HĐQT PVOil cũng cho rằng, cần mạnh dạn bỏ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và xem lại cách tính toán giá cơ sở.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Copy

Cùng chuyên mục Chính sách

Bãi bỏ 28 văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực đất đai từ ngày 1/1/2025

Ngày 20/11, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 20/2024/TT-BTNMT bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, liên tịch ban hành.

Quy định mới nhất về tính thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng nhà đất theo Luật đất đai 2024 Luật đất đai có thể có hiệu lực sớm từ 1/7/2024, nhìn lại 6 tác động đến bức tranh bất động sản mà người dân, doanh nghiệp mong chờ

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc: “Chuẩn bị xử lý tiếp hai ngân hàng 0 đồng”

Thông tin trước Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết vừa qua đã xử lý được hai ngân hàng 0 đồng và chuẩn bị xử lý tiếp hai ngân hàng 0 đồng.

Vietcombank và MB sẽ được hưởng những ưu đãi gì khi nhận chuyển giao ngân hàng 0 đồng? “Số phận” hai ngân hàng 0 đồng vừa sáp nhập sẽ phát triển theo hướng nào?

CPI tháng 10 tăng 0,33%, duy nhất một nhóm hàng hóa ghi nhận chỉ số giá giảm so với tháng trước

Theo Tổng cục Thống kê, giá lương thực, thực phẩm tiếp tục tăng do ảnh hưởng bởi mưa bão, giá xăng dầu trong nước tăng theo giá thế giới, giá nhà ở thuê tăng là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2024 tăng so với tháng trước.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2024 tăng 0,29% Giá vàng "bất động" chờ đợi thông tin CPI tháng 9 của Mỹ

Thị trường bất động sản mất cân đối cung cầu, Chính phủ và các Bộ sẽ làm gì?

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Bộ Xây dựng cùng Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đưa ra những giải pháp nhằm ngăn chặn đầu cơ, thổi giá; phát triển nhà ở xã hội cũng như đưa thị trường bất động sản phát triển lành mạnh.

Nửa đầu năm 2024, Kho bạc Nhà nước huy động được 183.144 tỷ đồng từ trái phiếu chính phủ

Đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư được bầu làm Chủ tịch nước

Với 100% đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư giữ chức Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Sáng nay, Quốc hội họp bất thường, xem xét vấn đề nhân sự

Giải pháp để GDP Việt Nam đạt 800 tỷ USD vào năm 2030

Để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2026-2030 khoảng 7,5-8,5%/năm; đến năm 2030, GDP bình quân đầu người đạt 7.400-7.600 USD; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của năm 2025 và giai đoạn 2026-2030

HSBC giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 ở mức 6,5% GDP quý 3 tăng trưởng 7,4%

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% là hoàn toàn khả thi

Tính đến ngày 30/9, tín dụng tăng 9% so với cuối năm 2023 và tăng 16% so với cùng kỳ. Thông thường, tín dụng sẽ tăng mạnh vào những tháng cuối năm, vì vậy, năm nay mục tiêu tăng 15% là hoàn toàn khả thi.

Các tổ chức tín dụng dự kiến lãi suất cho vay sẽ tiếp tục giảm Ngân hàng Nhà nước sẽ sửa gói tín dụng 120.000 tỷ đồng mua nhà ở xã hội

Phó Thủ tướng Chính phủ “lệnh” gỡ khó phát triển điện gió ngoài khơi

Để sớm triển khai các dự án điện gió ngoài khơi nhằm bảo đảm thực hiện được mục tiêu Quy hoạch điện VIII đề ra, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn yêu cầu các bộ ngành liên quan giải quyết vướng mắc phát triển điện gió ngoài khơi.

Chuẩn bị triển khai thí điểm 2 dự án điện gió ngoài khơi và hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật Bộ Công an yêu cầu EVN cung cấp hồ sơ 32 nhà máy điện gió, điện mặt trời

ADB: Cần giảm bớt gánh nặng lên chính sách tiền tệ

Theo báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 9 vừa được công bố sáng nay (ngày 25/9), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế tích cực cho Việt Nam, với GDP ước đạt 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025. cần thiết

ADB: Châu Á – Thái Bình Dương cần gấp rút ứng phó với tình trạng già hóa dân số ADB cam kết tài trợ khí hậu kỷ lục 10 tỷ USD trong năm 2023

Bộ Xây dựng điểm mặt loạt nguyên nhân đẩy giá bất động sản tăng mạnh

Việc đấu giá quyền sử dụng đất với kết quả trúng đấu giá cao gấp nhiều lần giá khởi điểm sẽ có tác động làm tăng mặt bằng giá đất, giá bất động sản, giá nhà ở của khu vực lân cận và của địa phương…

Gần 5.000 tỷ đồng trái phiếu chảy về nhóm công ty bất động sản trong tháng 8/2024 Các “ông lớn” bất động sản quyết định mức giá của thị trường