Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đang phục hồi và có tăng trưởng

7 tháng đầu năm, xuất khẩu các mặt hàng thủy sản chủ lực tôm, cá tra, cá ngừ,… đều giảm khá mạnh so với cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, tốc độ giảm xuất khẩu 2 mặt hàng chủ lực là tôm và cá tra đã chậm lại đáng kể, tháng 8 tăng trưởng 10%.

Nhà máy chế biến cá tra - Ảnh minh họa
Nhà máy chế biến cá tra - Ảnh minh họa

Mặc dù kim ngạch xuất khẩu thủy sản tại các thị trường trọng điểm chưa được như mong muốn, nhưng theo thống kê mới đây của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong tháng 8/2023 đã tăng 10,2% so với tháng 7 và đạt 858,783 triệu USD. Tuy nhiên, luỹ kế 8 tháng, kim ngạch xuất khẩu thủy sản còn giảm 24% so với năm 2022 và đạt 5,789 tỷ USD.

Xuất khẩu thủy sản sang các thị trường chủ lực đều sụt giảm

Tháng 7/2023, xuất khẩu tôm của Việt Nam chỉ đạt 315 triệu USD, giảm 13,2% về lượng và giảm 16,8% về trị giá so với tháng 7/2022. Nhưng là mức giảm thấp nhất kể từ đầu năm 2023 do xuất khẩu sang Hoa Kỳ và Trung Quốc phục hồi. Trong đó, xuất khẩu tôm sang Hoa Kỳ tăng tháng đầu tiên sau khi liên tục giảm trong 6 tháng đầu năm và xuất khẩu sang Trung Quốc tăng tháng thứ 2 liên tiếp.

Song, mức tăng xuất khẩu ở thị trường Hoa Kỳ và Trung Quốc chưa bù đắp được mức giảm xuất khẩu sang Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, Anh, Úc ...

Tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2023, Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ 3 cho Hàn Quốc. 7 tháng năm 2023, nhập khẩu thủy sản của Hàn Quốc từ Việt Nam đạt 440,87 triệu USD, giảm 12,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Thị phần thủy sản Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của Hàn Quốc giảm từ 13,3% trong 7 tháng năm 2022 xuống còn 12,3% trong 7 tháng đầu năm 2023.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Trung Quốc là thị trường được kỳ vọng sẽ tăng nhập khẩu cá tra Việt Nam khi mở cửa hoàn toàn sau dịch COVID-19. Tuy nhiên, nhu cầu thực sự tại thị trường này chưa tăng mạnh do khó khăn về kinh tế, tình trạng thất nghiệp, thu nhập của người dân sụt giảm. Song, mức độ sụt giảm đang được thu hẹp dần, và có thể kỳ vọng vào những tháng cuối năm khi kinh tế khả quan dần và người dân đã thích nghi hoàn toàn với bối cảnh mới. Giá trung bình xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm giảm từ 8% - 14% so với cùng kỳ năm 2022, dao động ở mức 1,9 - 2,35 USD/kg.

Trong khi nhu cầu từ thị trường Trung Quốc chưa tăng như mong muốn thì thị trường Mỹ cũng không khá hơn. Theo bà Lê Hằng, Giám đốc Truyền thông VASEP, thị trường Mỹ cũng không mấy khả quan đối với xuất khẩu cá tra do những biến động về kinh tế, lạm phát ở mức cao, lượng tồn kho cao khiến lượng xuất khẩu năm 2023 giảm. Giá xuất khẩu cá tra sang cường quốc này dao động từ 2,97 - 3,1 USD/kg, giảm từ 25% - 37% so với cùng kỳ năm ngoái.

Quảng cáo

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản có thể đạt xấp xỉ 9 tỷ USD

Nhận định về tình hình thương mại thủy sản, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP cho biết, mức sụt giảm xuất khẩu đang thu hẹp dần là dấu hiệu cho thấy tình hình xuất khẩu thủy sản đang dần khả quan.

So sánh với năm 2022, thời điểm giá xuất khẩu tăng từ 15-20%, thậm chí có mặt hàng tăng tới 18% nên người mua phải mua giá cao, còn hiện nay giá xuất khẩu đang khá thấp nên so từ đầu năm tới nay mức giảm vẫn còn đến 24%, nhưng trong đó yếu tố giá chiếm từ 15-20%.

“Hoạt động xuất khẩu thủy sản chịu sự tác động bởi tình hình kinh tế thế giới. Song, có thể chắc chắn một điều là nhu cầu thủy sản trên thị trường sẽ không thể cao, đặc biệt là Trung Quốc, do thị trường này đang nằm trong trạng thái “hết sức khó” cho thủy sản Việt Nam”, ông Hòe nói.

Trong năm 2022, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu thủy sản khá lớn, cho nên rất khó dự đoán, nhưng chủ yếu là mức giảm của tháng 8 so với tháng 7 và so những tháng trước đã bắt đầu được rút ngắn. Đây là tín hiệu tích cực để dự báo tình hình cuối năm sẽ được cải thiện hơn, và kim ngạch xuất khẩu năm 2023 có thể đạt từ 8-9 tỷ USD.

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 9 tỷ USD là một kỳ vọng rất lạc quan, vì 8 tháng đầu năm chỉ đạt 5,8 tỷ USD còn lại 4 tháng cuối năm hy vọng mỗi tháng đạt 700 triệu USD, được như vậy xuất khẩu thủy sản sẽ xấp xỉ 9 tỷ USD. Nếu đạt được 9 tỷ USD thì vẫn thấp hơn năm 2022 tới 2 tỷ USD, là mức giảm khá nhiều.

Theo VASEP, toàn ngành thủy sản đã cố gắng hết sức nhưng do ảnh hưởng bởi kinh tế toàn cầu và Việt Nam là một quốc gia có tỷ lệ mở khá lớn nên xuất khẩu thủy sản chắc chắn sẽ bị tác động. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình kinh tế như hiện nay nếu so sánh với các ngành khác thì thủy sản cũng không quá bi đát.

“Nền kinh tế Việt Nam có độ mở rất nhanh và mở rất rộng, trước những tác động của thị trường toàn cầu chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng. Đó là chưa kể do nhiều yếu tố trên toàn cầu tác động như chiến tranh làm giá nguyên liệu đầu vào ngành thủy sản tăng mạnh, đẩy chi phí giá thành tăng thêm làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm thủy sản, trong khi giá bán ra lại sụt giảm nhiều so với năm 2022”, Tổng thư ký VASEP nói.

Theo ông Hòe, trong bối cảnh này ngành thủy sản Việt Nam không có con đường nào khác ngoài việc phải tìm cách tối ưu hóa các lĩnh vực. Quan trọng là chờ đợi và kỳ vọng cho sự phục hồi vào năm 2024. Vì thông thường tháng 12 các đối tác nước ngoài sẽ nghỉ chuẩn bị Noel và các lễ tết cuối năm nên các doanh nghiệp sẽ kết thúc giao hàng vào cuối tháng 11, tuy nhiên, hiện nay dịch vụ logistics giao hàng cũng khá nhanh nhẹn, VASEP kỳ vọng nhu cầu tại các thị trường trong các tháng cuối năm sẽ tăng và đẩy tăng trưởng xuất khẩu tăng lên thêm.

Theo Tạp chí Doanh nghiệp và Kinh tế xanh Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

CPI tháng 8 ổn định, duy nhất một nhóm hàng hóa ghi nhận giảm so với tháng trước

Theo tổng cục Thống kê, trong tháng 8, giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng giảm đan xen, trong đó giá lương thực, thực phẩm, giá nhà ở thuê tăng so với tháng 7/2024, giá xăng dầu trong nước giảm theo giá thế giới.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2024 tăng 0,17% Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2024 tăng 0,48%

Xuất hiện nhóm đầu tư âm thầm “gom hàng”, chờ bảng giá đất điều chỉnh

“Nếu có tiền mua gom lúc này, chờ thời gian nữa bảng giá đất điều chỉnh ban hành, thị trường hồi phục, giá đất sẽ bật tăng trở lại…”, một nhà đầu tư bất động sản lâu năm tại Tp.HCM phân tích.

Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM nói gì về bảng giá đất mới sắp áp dụng Bộ Tài chính: Bảng giá đất hiện tại được tiếp tục áp dụng đến hết 2025

Những sự kiện tài chính thế giới đáng chú ý trong tuần 2-6/9/2024

Số liệu việc làm của Mỹ nổi bật trong số những chương trình nghị sự khi các thị trường chuẩn bị cho một tháng 9 đầy biến động: Pháp đang tìm cách vượt qua giai đoạn hỗn loạn về chính trị, Đức chuẩn bị cho các cuộc thăm dò dư luận trước bầu cử, các nhà

Công bố 10 sự kiện chứng khoán nổi bật năm 2023 KAFI, FTS, MBS, VND có thể đối mặt với rủi ro tái cấp vốn khi các sự kiện tiêu cực xảy ra

Đề xuất mở rộng các tỷ lệ hạn chế đầu tư của quỹ đại chúng

Bộ Tài chính đề xuất mở rộng hạn chế đầu tư từ 10% lên 15% đối với đầu tư vào chứng khoán của một tổ chức phát hành; từ 30% lên 35% đối với đầu tư vào các công ty trong cùng một nhóm công ty có quan hệ sở hữu với nhau

Thị trường "nhiễu" do cơ cấu ETF, dòng tiền tiếp tục ưu ái Midcap và Penny Cổ phiếu FTS được lọt vào rổ danh mục ETF của VanEck, ước tính được mua thêm 3,2 triệu cổ phiếu

Trung Quốc được dự đoán sẽ 'gom' vàng trở lại, khiến giá vàng tiếp tục phá đỉnh

Kitco News dẫn lời các chuyên gia trong ngành cho biết, nhu cầu vàng của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng lên trong những tháng tới, trong bối cảnh mối lo ngại về diễn biến của nền kinh tế và đồng nội tệ rớt giá.

Ngoài nỗ lực phi đô la hoá của nhiều quốc gia, một nỗi lo ngại 'sâu sắc' đang đẩy giá vàng tăng cao kỷ lục Vàng nhẫn tăng giá, đạt mức cao nhất từ trước đến nay

Đất nền phân lô phía Nam có “đổi chiều” vào cuối năm, đây là dự báo bất ngờ của chuyên gia trong ngành

Thị trường đất nền sẽ chỉ khởi sắc ở những khu vực gần trung tâm các đô thị hoặc vùng ven các đô thị. Còn những đất nền có vị trí vùng sâu, vùng xa sẽ khó hồi phục hay tạo sốt như những năm trước đây.

Giá bất động sản có thời điểm vượt xa giá trị thực và khả năng chi trả của người dân Đề xuất mức phạt tối đa đến 1 tỷ đồng với vi phạm trong kinh doanh bất động sản

KAFI, FTS, MBS, VND có thể đối mặt với rủi ro tái cấp vốn khi các sự kiện tiêu cực xảy ra

VIS Rating đánh giá, thị trường ngành chứng khoán 6 tháng đầu năm tương đối tích cực, tuy nhiên, một số công ty như KAFI, FTS, MBS, VND thường có 20-50% nguồn vốn vay từ khách hàng tổ chức và cá nhân, có thể phải đối mặt với rủi ro tái cấp vốn, bởi khi cá

Tách Trung tâm điều độ hệ thống điện Quốc gia khỏi EVN, thành lập công ty mới vốn điều lệ 776 tỷ đồng Chân dung tân Chủ tịch công ty có vốn điều lệ 776 tỷ vừa tách khỏi EVN