Mức thưởng Tết Nguyên đán năm 2025 cao nhất 1,908 tỷ đồng thuộc doanh nghiệp FDI

Mức thưởng Tết Nguyên đán năm 2025 cao nhất là 1,908 tỷ đồng, thuộc về vị trí quản lý cấp cao doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc lĩnh vực điện tử công nghệ thông tin tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Mức thưởng Tết Nguyên đán năm 2025 cao nhất là 1,908 tỷ đồng, thuộc về vị trí quản lý cấp cao doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc lĩnh vực điện tử công nghệ thông tin tại Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Int)

Đây là thông tin được Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 12 vừa được tổ chức chiều 8/1/2025.

Trả lời báo chí tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 12 về tình hình lương thưởng Tết và công tác đảm bảo an sinh xã hội dịp Tết Nguyên đán cho người lao động, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi cho biết, chủ trương, chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị là "không ai bị bỏ lại phía sau" và tất cả người dân có Tết vui tươi, ngập tràn ấm áp.

Theo Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi Năm 2024, tiền lương bình quân ước đạt 8,88 triệu đồng/ tháng, tăng 4% so với năm 2023. Trong đó, công ty TNHH do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có mức lương bình quân 10,91 triệu đồng/tháng. Lương của doanh nghiệp liên doanh là 8,1 triệu đồng/tháng và lương của doanh nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 9,28 triệu đồng/tháng.

Về tiền lương, thưởng Tết Dương lịch năm 2025, do Tết Dương lịch gần ngay với Tết Nguyên đán nên nhiều doanh nghiệp có kế hoạch tập trung cho Tết Nguyên đán. Theo đó, mức thưởng bình quân là 1,46 triệu đồng/người/tháng. Trong đó công ty nhà nước nắm giữ 100% vốn có tiền thưởng là 1,95 triệu đồng/người, doanh nghiệp liên doanh là 1,13 triệu đồng, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 2,01 triệu đồng. Mức thưởng Tết Dương lịch năm 2025 cao nhất là 1,8 tỷ đồng, thuộc vị trí quản lý cấp cao trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phòng buôn bán thực phẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Về thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, mức thưởng bình quân là 7,72 triệu đồng, tăng 13% so với thưởng Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Trong đó, công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là 7,66 triệu đồng, doanh nghiệp liên doanh là 6,76 triệu đồng, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 8,24 triệu đồng. Mức thưởng Tết Nguyên đán năm 2025 cao nhất là 1,908 tỷ đồng, thuộc về vị trí quản lý cấp cao doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc lĩnh vực điện tử công nghệ thông tin tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Về quà Tết đối với người có công với cách mạng, Chủ tịch nước đã ban hành quyết định về mức quà Tết của Chủ tịch nước, trong đó người có công mức 300.000 đồng; 600.000 đồng cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng và thương binh nặng. Tại địa phương sẽ có quà riêng của cấp xã, cấp tỉnh.

Quảng cáo

Đối với đối tượng bảo trợ xã hội và người nghèo, phần lớn các địa phương đều có kế hoạch chăm lo Tết cho đối tượng bảo trợ xã hội và người nghèo với mức 300.000 đồng/hộ. Thành phố Hồ Chí Minh đang ở mức 1,15 triệu đồng/hộ và nhiều thành phố có mức hỗ trợ cao hơn mức trung bình.

Thủ tướng Chính phủ đã quyết định cấp, xuất cấp 7.500 tấn gạo để hỗ trợ cho khoảng 500.000 người dân, những người gặp khó khăn do thiên tai, lũ lụt, đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo, cận nghèo… Tổng mức chi cho đảm bảo an sinh xã hội dịp Tết tổng ước tính là 10.000 tỷ đồng chi trực tiếp cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, các đối tượng bảo trợ xã hội và các đối tượng khó khăn.

Từ nay đến Tết không còn nhiều, Bộ Lao động đề nghị một số việc như sau:

Thứ nhất, kiến nghị và các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, đặc biệt các địa phương thực hiện kịp thời việc chi trả lương hưu và trợ cấp cho các chính sách, đối tượng bảo trợ xã hội đúng, đủ theo quy định. Đẩy mạnh phương thức chi trả không dùng tiền mặt, bảo đảm tiện ích đối với người dân và theo đúng tinh thần Đề án 06. Tập trung rà soát, nắm chắc tình hình của các đối tượng chính sách và những người có hoàn cảnh khó khăn như hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào địa phương bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo... để quan tâm, chăm lo chu đáo đời sống vật chất và tinh thần, kịp thời có chính sách hỗ trợ phù hợp.

Thứ hai, nắm chắc và rà soát, tổng hợp số hộ, số nhân khẩu có nguy cơ bị thiếu đói trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và giáp hạt đầu năm 2025. Chủ động bố trí ngân sách, huy động nguồn lực để hỗ trợ kịp thời, bảo đảm không ai không có Tết.

Thứ ba, thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, đặc biệt những địa phương tập trung có nhiều lao động. Tạo thuận lợi cho người lao động nghỉ Tết và trở lại làm việc sau Tết. Theo dõi, tình hình để bảo đảm người lao động được chi trả đầy đủ tiền lương, thưởng. Bố trí nghỉ Tết đúng chế độ, đặc biệt quan tâm, hỗ trợ người lao động bị giảm sâu về thu nhập, mất việc, thiếu việc làm, ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh và lũ lụt….

Thứ tư, tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em ở vùng thiểu số, miền núi, trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh, bảo đảm tất cả trẻ em đều có Tết vui tươi, ấm áp. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện phòng, chống tai nạn thương tích ở trẻ em, phòng chống bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em và phòng chống bạo lực, bạo hành gia đình. Trong dịp Tết, tổ chức các hoạt động vui tươi, giải trí lành mạnh, an toàn, tiết kiệm cho trẻ em, bảo vệ trẻ em khỏi các sản phẩm, đồ chơi độc hại và tệ nạn xã hội.

Thứ năm, các địa phương tăng cường theo dõi, kiểm tra thường xuyên các cơ sở cai nghiện, quan tâm thực hiện đúng chế độ cho cán bộ viên chức tại các cơ sở này. Quan tâm, chăm lo các đối tượng, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng học viên kích động, bỏ trốn, phá hoạt cơ sở vật chất gây mất ổn định tình hình chính trị xã hội tại địa phương.

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Chính sách

Gói 500 nghìn tỷ đồng: Ưu đãi tối thiểu 2 năm

Thông tin về gói tín dụng 500 nghìn tỷ cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, thời gian ưu đãi tối thiểu 2 năm...

NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16% cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8% Quý I/2025: Tín dụng tăng gấp 2,5 lần cùng kỳ, lãi suất cho vay tiếp tục giảm

GDP quý I/2025 của Việt Nam tăng 6,93%, cao nhất trong vòng 6 năm

Theo báo cáo mới nhất của Cục Thống kê, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2025 ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng cao nhất so với quý I các năm trong giai đoạn 2020-2025.

NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16% cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8% UOB: Tăng trưởng GDP 8% hoặc cao hơn là khả thi

Room ngoại tại ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc không vượt quá 49%

Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại ngân hàng thương mại nhận chuyển giao bắt buộc (không bao gồm các ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ) được vượt 30% nhưng không vượt quá 49% vốn điều lệ của ngân hàng thư

Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam “hở room” khối ngoại hơn 3% Ngân hàng Nhà nước nới thêm room tín dụng cho các ngân hàng

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu hoàn thành phần nổi cải tạo cảnh quan hồ Hoàn Kiếm vào dịp 2/9

Văn phòng UBND Hà Nội vừa ban hành kết luận của Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh về triển khai thực hiện quy hoạch, dự án đầu tư cải tạo không gian khu vực phía Đông hồ Hoàn Kiếm và phương án thiết kế, cải tạo Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục, quậ

Hà Nội phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch cải tạo 3 khu tập thể cũ ở quận Đống Đa TP.HCM phê duyệt đề án cải tạo, xây dựng lại hơn 500 chung cư cũ, hư hỏng

Hà Nội chốt kế hoạch xây 3 cây cầu gần 48.000 tỷ đồng

Chủ tịch UBND Hà Nội yêu cầu các sở, ban, ngành thành phố triển khai các thủ tục, bảo đảm đủ điều kiện khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa vào dịp 19/5.

Bộ Xây dựng yêu cầu thanh tra các dự án nhà ở tăng giá bất thường TP. Hà Nội yêu cầu xử lý triệt để tranh chấp tại Goldmark City

Hà Nội yêu cầu đề xuất phương án sắp xếp lại cơ sở nhà đất sau sáp nhập

Ngày 17/3, UBND TP.Hà Nội đã có Công văn số 948/UBND-KT về việc giao nhiệm vụ thực hiện việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất trên địa bàn theo quy định tại Nghị định số 03/2025/NĐ-CP.

Điều kiện để sở hữu nhà ở xã hội Hà Nội là gì? Hà Nội sẽ phá dỡ 1 công trình nổi tiếng ở khu vực Hồ Hoàn Kiếm, là kiến trúc "trong ký ức" dù từng bị chê

Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng

Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết: "Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng" của GS.TS. Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng.

Kỷ lục mới của kinh tế Việt Nam: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 đạt 786,29 tỷ USD Vốn giá rẻ liên tục được ngân hàng “bơm” ra nền kinh tế

Hà Nội cho phép nghiên cứu xây lại khu tập thể Thành Công cao tới 40 tầng

Lãnh đạo Hà Nội yêu cầu nghiên cứu phát triển cao tầng hơn đối với không gian "lõi" bố trí chung cư, tái định cư (tối đa 40 tầng), tính toán hài hòa diện tích sàn căn hộ thương mại dôi dư, tạo ra quỹ đất "thương phẩm" thương mại dịch vụ lớn hơn khi xây lạ

Hà Nội sắp có hàng nghìn căn nhà ở xã hội mới mở bán, người mua nhà cần chuẩn bị gì? Điều kiện để sở hữu nhà ở xã hội Hà Nội là gì?

Giải pháp đột phá cho nhà ở xã hội

"Bây giờ không hạn chế sinh con để chống già hóa dân số, nhưng nhà ở chỉ có 10 m2, 15 m2, 20 m2 thì làm sao sinh 3 được? Đây là động lực phát triển dân số chứ không chỉ là vấn đề ăn ở". Từ nhu cầu cấp bách này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ đ

Cam kết xây hàng trăm nghìn căn nhà ở xã hội, các “ông lớn” bất động sản đang làm đến đâu? Mục tiêu xây 1 triệu nhà ở xã hội: Khó đủ đường