Ngân hàng Nhà nước cấp tập hút thanh khoản, rút về hơn 61.000 tỷ đồng trong 2 phiên đầu tuần

Liên tiếp trong hai phiên giao dịch đầu tuần, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã hút về lượng lớn thanh khoản VND thông qua nghiệp vụ thị trường mở.

Ảnh minh họa

Trong phiên 07/01, trên kênh cầm cố giấy tờ có giá (OMO), NHNN chào thầu 5.000 tỷ đồng, kỳ hạn 7 ngày, lãi suất ở mức 4,0%. Kết quả, có 5.000 tỷ đồng trúng thầu, trong khi có 16.989 tỷ đồng đáo hạn. Tính chung, NHNN đã hút ròng gần 12.000 tỷ qua kênh OMO đáo hạn.

Trên kênh tín phiếu, NHNN chào thầu ở hai kỳ hạn 07 ngày và 14 ngày, đấu thầu lãi suất. Có 16.600 tỷ đồng trúng thầu ở kỳ hạn 07 ngày, có 8.650 tỷ đồng trúng thầu ở kỳ hạn 14 ngày, đều với lãi suất 4,0%. Trong khi đó, Có 5.800 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn. Tính chung, NHNN đã hút ròng 19.450 tỷ đồng qua kênh tín phiếu.

Như vậy, NHNN hút ròng 31.439 tỷ đồng từ thị trường qua kênh thị trường mở trong phiên hôm qua. Trước đó, NHNN cũng đã hút ròng 29.660 tỷ đồng từ thị trường qua kênh thị trường mở trong phiên 06/01. Tổng cộng, Nhà điều hành đã hút ròng hơn 61.000 tỷ đồng kể từ đầu tuần.

Đến cuối phiên 7/1, chỉ còn 41.997,12 tỷ đồng lưu hành trên kênh OMO và có 83.030 tỷ đồng tín phiếu lưu hành trên thị trường. Tương ứng, NHNN đang ở trạng thái hút ròng 41.000 tỷ đồng.

NHNN tăng cường hút ròng sau khi bơm ra thị trường lượng lớn thanh khoản VND trong hai tuần trước và ngay sau Tết Dương Lịch với tổng lượng hỗ trợ lên tới gần 91.600 tỷ đồng.

Việc NHNN giảm quy mô OMO chào thầu và chuyển sang trạng thái hút ròng cho thấy xu hướng thắt chặt thanh khoản VND, nhằm giảm áp lực lên tỷ giá và dự trữ ngoại hối.

Quảng cáo

Kể từ đầu năm 2024 đến nay, NHNN liên tục can thiệp trên thị trường mở thông nhằm kiểm soát hành lang lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng. Theo đó, NHNN luôn phải duy trì kênh phát hành tín phiếu để giữ lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng không giảm quá sâu. Với các ngân hàng cần nguồn hỗ trợ, NHNN vẫn sẵn sàng cho vay qua kênh OMO nhưng các nhà băng này phải chấp nhận mức lãi suất không rẻ, ở mức 4%/năm.

Việc sử dụng song song hai công cụ tín phiếu và OMO nhằm phục vụ mục tiêu kép là vừa đảm bảo thanh khoản cho hệ thống ngân hàng, vừa giảm sức ép lên tỷ giá thông qua việc thu hẹp chênh lệch lãi suất USD - VND. Hoạt động hút ròng thường gia tăng trong những giai đoạn tỷ giá tăng cao như giai đoạn tháng 5-6/2024 hay tháng 10 và tháng 12/2024.

Bên cạnh việc kiểm soát hành lang lãi suất trên thị trường liên ngân hàng, NHNN luôn sẵn sàng cung ứng ngoại tệ cho thị trường khi cần thiết. Theo ước tính của giới quan sát, tổng lượng ngoại tệ mà NHNN đã đưa ra để can thiệp thị trường trong năm 2024 lên tới hơn 9 tỷ USD.

Ngoài ra, ngay từ đầu năm 2025, NHNN đã triển khai một cách tiếp cận mới trong việc can thiệp vào thị trường ngoại hối. Cụ thể, thay vì chỉ bán USD giao ngay với tỷ giá 25.450 VND, NHNN đã cung cấp các hợp đồng kỳ hạn (có kèm quyền chọn hủy) tại cùng mức tỷ giá 25.450 VND.

Theo giới phân tích, việc cung ứng các hợp đồng bán ngoại tệ kỳ hạn (có hủy ngang) cho thấy sự tự tin của NHNN trong việc giữ ổn định tỷ giá liên ngân hàng quanh mức 25.450 VND, đồng thời xóa bỏ kỳ vọng của thị trường về việc NHNN sẽ tăng giá bán can thiệp.

Phản ứng sau động thái của NHNN, tỷ giá USD trên thị trường liên ngân hàng đã giảm sâu trong phiên những phiên gần đây và xuống dưới mức giá bán can thiệp của Nhà điều hành..

Chốt phiên 07/01, tỷ giá USD trên thị trường liên ngân hàng giảm xuống còn 25.370 VND/USD, thấp hơn nhiều so với giá bán can thiệp của NHNN là 25.450 VND/USD.

Bộ phận Nghiên cứu thị trường Ngân hàng ACB nhận định, tỷ giá USD/VND trên liên ngân hàng đã giảm mạnh trong ngày giao dịch cuối tuần trước, về lại mức 25.400 khi thị trường tiếp tục kỳ vọng vào những biện pháp can thiệp giúp giữ ổn định tỷ giá từ nhà điều hành trong thời gian vừa qua.

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Lãnh đạo NHNN nói về 2 dòng ngoại tệ lớn chảy ra trong năm 2024

Lãnh đạo NHNN đánh giá, trong năm 2024, đồng VND mất giá khoảng 5,03% so với USD, nhưng là mức mất giá thấp so với các nước trong khu vực ASEAN, các nước có xuất khẩu lớn vào Mỹ. Mức mất giá của VND là hợp lý, đảm bảo các chỉ tiêu lớn về vĩ mô.

Ngân hàng Nhà nước bơm hơn 86.000 tỷ vào hệ thống ngân hàng trong tuần qua Doanh nghiệp Nhà nước thu gần 500 tỷ mỗi ngày từ bán khoáng sản, một công ty con “làm mưa, làm gió” trên sàn chứng khoán

Sẽ có kịch bản điều hành giá năm 2025 nhằm kiểm soát lạm phát

Theo Cục Quản lý giá, vẫn còn nhiều yếu tố cả bên ngoài và bên trong tác động đến mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2025. Thời gian tới Ban Chỉ đạo điều hành giá sẽ họp để đưa ra kịch bản điều hành giá cho năm 2025.

Lạm phát tăng vọt, Nga nâng lãi suất lần thứ 6 trong hơn 1 năm, dự kiến tiếp tục tăng thêm Thận trọng kiểm soát lạm phát những tháng cuối năm 2024

Những yếu tố nào tác động đến lạm phát năm 2025?

Theo lãnh đạo Tổng cục Thống kê, những yếu tố về xung đột quân sự, các sắc thuế mới của các nước lớn và các chi phí đầu vào trong nước tăng cao có thể tác động đến lạm phát của Việt Nam năm 2025.

Lạm phát tháng 6 tại Mỹ tăng khớp dự báo, hướng về mốc mục tiêu: Thời điểm Fed cắt giảm lãi suất đang đến gần? Lạm phát tăng vọt, Nga nâng lãi suất lần thứ 6 trong hơn 1 năm, dự kiến tiếp tục tăng thêm

NHNN triển khai thêm biện pháp can thiệp, tỷ giá USD hạ nhiệt

Động thái mới cho thấy kỳ vọng của NHNN về sự ổn định tỷ giá hối đoái quanh mức 25.450 VND, đồng thời xóa bỏ đồn đoán của thị trường về việc NHNN sẽ tăng giá bán can thiệp.

Dự báo xu hướng tỷ giá, lãi suất huy động, lãi suất cho vay trong năm 2025 Tỷ giá USD lại vượt ngưỡng chặn, NHNN tiếp tục bán ngoại tệ can thiệp, giảm hỗ trợ thanh khoản VND

GDP Việt Nam tăng 7,09% trong năm 2024

Báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê về tình hình kinh tế - xã hội năm 2024 cho biết, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 4/2024 ước tính tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước, cả năm 2024 ước tính tăng 7,09%.

VNDIRECT giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP năm 2024, hạ dự báo tăng trưởng năm 2025 xuống 6,6% Quy mô vốn hoá thị trường cổ phiếu đã đạt 67,2% GDP năm 2023