Nghị định thư xuất khẩu sầu riêng đông lạnh được ký, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng sẽ tăng thêm 300 triệu USD

Khi Nghị định thư xuất khẩu sầu riêng đông lạnh vào thị trường Trung Quốc được ký kết, sẽ đưa kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này tăng thêm từ 200 – 300 triệu USD/năm.

Trung Quốc chi 1 tỷ USD/năm để nhập khẩu sầu riêng đông lạnh

Nhu cầu tiêu thụ sầu riêng trên thị trường toàn cầu khoảng một triệu tấn/năm, trong đó thế giới chiếm thị phần từ 10 - 20%, còn lại khoảng 80% là Trung Quốc hoặc những nơi có cộng đồng người Hoa và người châu Á sinh sống.

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit), trong 4 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã xuất khẩu được 469 triệu USD sầu riêng tươi. Trong đó, thị trường Trung Quốc đạt 431 triệu USD, số còn lại là xuất đi các thị trường khác, như: Mỹ, EU và Thái Lan…

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Vinafruit cho biết, đáng chú ý, trong số các thị trường nhập khẩu sầu riêng từ Việt Nam có cả Thái Lan, nước xuất khẩu sầu riêng tươi và đông lạnh lớn trên thế giới, đặc biệt là vào thị trường Trung Quốc.

“Mặc dù, Thái Lan có giấy phép xuất khẩu sầu riêng tươi và đông lạnh vào thị trường Trung Quốc, nhưng vào các tháng 1, 2 và 3 họ không có hàng cho nên phải nhập khẩu sầu riêng đông lạnh từ Việt Nam để xuất sang Trung Quốc. Nghị định thư về xuất khẩu sầu riêng đông lạnh vào Trung Quốc đang được hai nước đàm phán, dự kiến có thể trong quý III/2024 sẽ kết ký xong, khi đó, kim ngạch xuất khẩu rau quả nói chung và sầu riêng nói riêng sẽ tăng rất nhiều. Dự kiến, giá trị xuất khẩu sầu riêng trong năm nay sẽ tăng ít nhất là 200 - 300 triệu USD”, ông Nguyên nói.

Năm 2023, Trung Quốc đã chi 1 tỷ USD để nhập khẩu sầu riêng đông lạnh. Trong đó, họ nhập khẩu chủ yếu từ Thái Lan và Malaysia, nếu năm nay Việt Nam tham gia vào phân khúc này có thể chỉ chiếm từ 20 – 30% và khi đó kim ngạch nhập khẩu sầu riêng đông lạnh của Trung Quốc sẽ tăng lên vượt mức 1 tỷ USD. Do mới tham gia vào phân khúc này nên Việt Nam không thể sánh bằng Thái Lan hay Malaysia, những nước đã xuất khẩu sầu riêng đông lạnh từ khá lâu và thị phần của họ ở Trung Quốc cũng đã định hình.

Mới đây, tại buổi làm việc giữa Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Hoàng Trung và ông Triệu Tăng Liên, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về thúc đẩy nông sản giữa hai nước qua các nghị định thư mới. Hiện hai bên cam kết sẽ sớm hoàn tất các thủ tục để ký Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với trái dừa tươi, sầu riêng đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc. Riêng mặt hàng chanh leo và ớt đã được hai bên thực hiện xuất khẩu thí điểm, Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn và Tổng cục Hải quan Trung Quốc sẽ thúc đẩy hoàn tất các thủ tục để sớm có thể ký 2 văn kiện này.

Quảng cáo

Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu sầu riêng tươi từ Việt Nam

Dẫn số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc, Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương cho biết, trong 4 tháng đầu năm 2024, nhập khẩu sầu riêng tươi của Trung Quốc đạt 202,5 nghìn tấn, trị giá 1,09 tỷ USD, giảm 35,2% về lượng và giảm 32% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Giá sầu riêng tươi nhập khẩu trung bình trong 4 tháng đầu năm nay đạt 5.394,6 USD/tấn, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2023.

Thái Lan là thị trường cung cấp sầu riêng tươi lớn nhất cho Trung Quốc, tuy nhiên, trong 4 tháng đầu năm nay, nhập khẩu sầu riêng tươi của Trung Quốc từ thị trường này giảm mạnh. Tỷ trọng nhập khẩu sầu riêng tươi từ Thái Lan giảm xuống còn 60% trong tổng lượng nhập khẩu, giảm 26,7 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2023. Xuất khẩu sầu riêng Thái Lan sang Trung Quốc trong giai đoạn này giảm một phần vì tình trạng nắng nóng và hạn hán đã ảnh hưởng đến sản lượng thu hoạch.

Việt Nam là thị trường cung cấp sầu riêng tươi lớn thứ 2 cho Trung Quốc. Đáng chú ý, Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu sầu riêng tươi từ Việt Nam trong 4 tháng đầu năm nay, đạt 79,3 nghìn tấn, trị giá 369,8 triệu USD, tăng 91,0% về lượng và tăng 81,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 39,2% tổng lượng sầu riêng tươi Trung Quốc nhập khẩu, tăng 25,9 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2023.

Sầu riêng Việt Nam được đánh giá là có lợi thế sản lượng dồi dào, thu hoạch rải vụ quanh năm, đặc biệt khi vào vụ không bị cạnh tranh với sầu riêng Thái Lan. Ngoài ra, một lợi thế của sầu riêng Việt Nam khi xuất khẩu sang Trung Quốc là thời gian vận chuyển nhanh và giá thành cạnh tranh. Đây là những yếu tố giúp cho sầu riêng Việt Nam tạo được bước tiến lớn tại Trung Quốc chỉ sau chưa đầy 2 năm được mở cửa tại thị
trường này.

Sầu riêng cũng là chủng loại quả xuất khẩu chính trong cơ cấu chủng loại quả xuất khẩu của Việt Nam. Việc đẩy mạnh xuất khẩu chủng loại trái cây này sẽ góp phần thúc đẩy xuất khẩu chủng loại quả của Việt Nam tăng trưởng tích cực trong năm 2024.

Tuy nhiên, để ngành rau quả Việt Nam phát triển bền vững cần chú trọng đầu tư các nhà máy chế biến trong đó có sầu riêng. Hiện nay, ngoài tiêu thụ tươi sầu riêng còn có đông lạnh, sấy khô và sản xuất nguyên liệu làm bánh.

Mới đây, Công ty Chánh Thu đã xây dựng nhà máy chế biến rau quả ở tỉnh Đắk Lắk, trước mắt nhà máy này sẽ cấp đông sầu riêng, sau này sẽ sản xuất các dạng nguyên liệu dùng làm bánh và puree. Cụ thể, cơm sầu riêng được tách hột và đánh thành dung dịch nhão dạng nguyên liệu, sau đó cấp đông và cho túi loại 5 kg, 10 kg… các nước nhập khẩu puree để làm bánh làm kẹo...

Trước làn sóng nông dân ồ ạt mở rộng diện tích sầu riêng, nhà nước cần khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu mở rộng các nhà máy chế biến rau quả. Khi có nhiều nhà máy chế biến rau quả đạt năng suất và đảm bảo tiêu thụ thì việc diện tích sầu riêng có tăng lên thêm cũng không đáng ngại.

Theo theo tạp chí Tài chính tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Thuế đối ứng sẽ làm lãi suất ngân hàng thay đổi như thế nào?

Các chuyên gia cho rằng Ngân hàng Nhà nước vẫn còn dư địa điều hành chính sách tiền tệ. Cụ thể, nhà điều hành sẽ giảm lãi suất, kiểm soát cung tiền để ổn định tỷ giá, lạm phát.

Nâng mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2025 lên 16% NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16% cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Mỹ ra sao trong tháng 1/2025

Cập nhật mới nhất từ Cục Thống kê (Bộ Tài chính) cho thấy, trong tháng 1/2025, Việt Nam xuất sang Mỹ lượng hàng hóa trị giá khoảng 10,49 tỷ USD trong khi nhập khoảng 1,15 tỷ USD.

Kỷ lục mới của kinh tế Việt Nam: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 đạt 786,29 tỷ USD Tổng thống Donald Trump áp thuế 25% đối với tất cả các loại thép, nhôm nhập khẩu

Sắc đỏ bao trùm thị trường hàng hoá sau "cú sốc" thuế quan

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới vừa trải qua một tuần biến động rất mạnh và nhiều bất ngờ. Toàn bộ thị trường năng lượng và kim loại chìm trong sắc đỏ. Chỉ số MXV-Index lao dốc tới hơn 6,5% xuống mức

Mỹ nâng thuế nhập khẩu nhôm, thép từ Canada lên 50%, thị trường hàng hoá tăng mạnh Cổ phiếu GEX tiếp đà “thăng hoa”, VN-Index thoát hiểm phút cuối

Quý I/2025: Tín dụng tăng gấp 2,5 lần cùng kỳ, lãi suất cho vay tiếp tục giảm

Tính đến hết quý I/2025, tăng trưởng tín dụng đạt 3,93% gấp 2,5 lần so với mức 1,42% cùng kỳ năm trước. Lãi suất cho vay tiếp tục giảm 0,4% so với cuối năm 2024 cho thấy nỗ lực của hệ thống ngân hàng trong việc hỗ trợ nền kinh tế

TP. Hồ Chí Minh: Tín dụng năm 2024 tăng 11,34% Nâng mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2025 lên 16%

GDP Việt Nam ảnh hưởng ra sao sau quyết định áp thuế đối ứng của Mỹ?

Mức thuế 46% đối với Việt Nam hay 34% với Trung Quốc giống như một mức trần để các quốc gia bắt đầu đàm phán với chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump về các chính sách mà sau đó các mức thuế trần này có thể giảm xuống, chuyên gia SSI cho biết.

Chính phủ yêu cầu tập trung cho mục tiêu GDP 2025 tăng tối thiểu 8% NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16% cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Dư nợ trái phiếu doanh nghiệp dự báo tăng 15-20% trong năm 2025

Theo FiinRatings dư nợ trái phiếu doanh nghiệp năm 2025 dự báo tăng trong bối cảnh các ngân hàng thương mại sẽ tiếp tục phải đẩy mạnh phát hành tăng vốn cấp 2; nhu cầu và áp lực tái tài trợ, tái cấu trúc vốn tăng cao của nhóm bất động sản, năng lượng...

Nam Long hoàn tất mua lại trước hạn 1.000 tỷ đồng trái phiếu Novaland chuyển đổi trái phiếu 300 triệu USD thành cổ phần với giá cao ngất ngưởng

Ngân hàng "chạy đua" tăng vốn điều lệ

Mùa đại hội cổ đông thường niên năm nay sẽ chứng kiến nhiều kế hoạch tăng vốn mạnh của các ngân hàng nhằm củng cố bộ đệm tài chính, tạo nền tảng vững chắc cho hoạt động kinh doanh và phát triển bền vững.

NHNN cho phép BIDV tăng vốn điều lệ thêm 1.238 tỷ đồng VietinBank muốn phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên 77.670 tỷ đồng