Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị mở đầu cho giai đoạn phát triển mạnh mẽ tiếp theo của doanh nhân Việt Nam

Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị xác định đội ngũ doanh nhân vị trí, vai trò quan trọng, là một trong những lực lượng nòng cốt góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Nghị quyết 41 ngày 10/10/2023 về xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới - Ảnh: VGP.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Nghị quyết 41 ngày 10/10/2023 về xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới - Ảnh: VGP.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa chính thức ký ban hành Nghị quyết số 41-NQ/TW về xây dựng và phát triển vai trò của đội ngũ doanh nhân trong thời kỳ mới, thay Nghị quyết 09 được ban hành cách đây gần 12 năm (ngày 9/12/2011).

Nghị quyết 41 tiếp tục kế thừa quan điểm xác định đội ngũ doanh nhân có vị trí, vai trò quan trọng và bổ sung thêm "đội ngũ doanh nhân là một trong những lực lượng nòng cốt" góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; xây dựng và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Tăng cường liên kết, hợp tác trong đội ngũ doanh nhân, giữa doanh nhân với công nhân, nông dân, trí thức cùng thực hiện mục tiêu phát triển đất nước.

Nghị quyết cũng đề ra mục tiêu cụ thể là phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý, có tầm nhìn, trí tuệ, đạo đức, tinh thần kinh doanh, làm giàu chính đáng, năng động, sáng tạo, năng lực quản trị tiên tiến, tuân thủ pháp luật, có đạo đức, văn hóa kinh doanh mang bản sắc dân tộc; có trách nhiệm xã hội, ý thức bảo vệ môi trường, đóng góp xứng đáng cho các mục tiêu phát triển đất nước.

Về mục tiêu cụ thể, nghị quyết nêu rõ, đến năm 2030 phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam có quy mô, năng lực và trình độ đáp ứng mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Phấn đấu ngày càng có nhiều doanh nghiệp đạt tầm khu vực, một số doanh nghiệp đạt tầm thế giới; một số doanh nghiệp lớn có vai trò dẫn dắt trong các ngành, lĩnh vực then chốt.

Một số doanh nghiệp có vị thế, vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu, làm chủ một số chuỗi giá trị công nghiệp, nông nghiệp, có năng lực cạnh tranh quốc tế trong các ngành công nghiệp nền tảng, ưu tiên, mũi nhọn.

Về tầm nhìn đến năm 2045, nghị quyết nêu rõ việc phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam có quy mô, năng lực và trình độ đáp ứng mục tiêu quốc gia phát triển, thu nhập cao, có vị thế, uy tín khu vực và quốc tế; một bộ phận doanh nghiệp có thương hiệu thế giới, dẫn dắt một số chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu.

Tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho doanh nhân

Nghị quyết của Bộ Chính trị chỉ rõ 7 nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện các mục tiêu trên. Trong đó, nhiệm vụ, giải pháp đầu tiên là nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của đội ngũ doanh nhân trong thực hiện mục tiêu phát triển đất nước.

Thứ hai là hoàn thiện chính sách, pháp luật, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, an toàn, bình đẳng cho doanh nhân, doanh nghiệp phát triển và cống hiến.

Cụ thể, khẩn trương rà soát, thể chế hóa kịp thời, đầy đủ, đồng bộ đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển đội ngũ doanh nhân, cộng đồng doanh nghiệp.

Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện thể chế phát triển, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, pháp luật về sở hữu, quyền tự do kinh doanh, bảo hộ quyền tài sản hợp pháp, khởi nghiệp, bổ sung chế tài kinh tế phù hợp để xử lý vi phạm, không hình sự hóa quan hệ kinh tế...

Bảo đảm khuôn khổ pháp luật ổn định, đồng bộ, thống nhất, minh bạch, bình đẳng, nhất là trong tiếp cận nguồn lực về đất đai, tài chính, công nghệ.

Thực hiện phương thức đối tác công - tư; thúc đẩy đổi mới sáng tạo, lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, đối tượng phục vụ; kiểm soát, xóa bỏ đặc quyền, độc quyền trong sản xuất, kinh doanh...

Thứ ba là phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh ngang tầm mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước trong thời kỳ mới. Như ban hành chiến lược phát triển đội ngũ doanh nhân quốc gia, ngành, địa phương gắn với mục tiêu tổng quát, mục tiêu đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 về xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ doanh nhân trong thời kỳ mới.

Có chính sách đột phá để hình thành, phát triển doanh nghiệp dân tộc, doanh nghiệp quy mô lớn, có vai trò dẫn dắt một số ngành, lĩnh vực then chốt, trọng yếu, có vị thế quan trọng trong chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu, làm chủ một số chuỗi giá trị công nghiệp, nông nghiệp.

Có chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa mở rộng quy mô, nâng cao sức cạnh tranh, năng lực sản xuất, phát triển mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng đổi mới sáng tạo, kinh tế số, kinh tế xanh..., bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Khơi dậy tinh thần khởi nghiệp trong toàn xã hội, nhất là các lĩnh vực mới, trong thế hệ trẻ. Có chính sách ưu tiên hỗ trợ doanh nhân nữ, doanh nhân dân tộc thiểu số, doanh nhân hoạt động ở những địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn,...

Thứ tư là xây dựng đạo đức, văn hóa kinh doanh, phát huy tinh thần dân tộc, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Thứ năm là tăng cường đoàn kết, hợp tác, liên kết giữa doanh nhân với công nhân, nông dân, trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Thứ sáu là phát huy vai trò của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các tổ chức đại diện đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp.

Thứ bảy, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trong xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân.

Nghị quyết 41 tôn vinh, cổ vũ đội ngũ doanh nhân lớn mạnh

Tại Hội nghị toàn quốc các hiệp hội doanh nghiệp và giới doanh nhân Việt Nam, kỷ niệm 19 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam diễn ra vào ngày 11/10, đánh giá về Nghị quyết 41, ông Đỗ Ngọc An, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương cho biết bên cạnh việc kế thừa những nội dung còn nguyên giá trị của Nghị quyết 09-NQ/TW, Nghị quyết 41 cũng đưa ra những nội dung mới trong quan điểm, định hướng, mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp.

Trong đó, về quan điểm, Nghị quyết 41 xác định đội ngũ doanh nhân có vị trí, vai trò quan trọng. Đây là điểm tương tự Nghị quyết 09 nhưng có bổ sung thêm “là một trong những lực lượng nòng cốt” góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế, xây dựng và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Nghị quyết 41 cũng tôn vinh, cổ vũ đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, có tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, khát vọng cống hiến, thượng tôn pháp luật, góp phần phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Đồng thời, nghị quyết đã xác định quan điểm phát huy sức mạnh của đội ngũ doanh nhân Việt Nam, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, an toàn, bình đẳng để doanh nghiệp phát triển và cống hiến là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị và đội ngũ doanh nhân.

Trong khi đó, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công cho rằng Nghị quyết mới của Bộ Chính trị có những nội dung mới về quan điểm, định hướng và giải pháp phát triển của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong giai đoạn sắp tới. Đây không chỉ là những nội dung mới mà còn rất quyết liệt, rất trúng mong đợi của giới doanh nhân và xã hội.

Chủ tịch VCCI khẳng định, nghị quyết chắc chắn sẽ mở đầu cho một giai đoạn phát triển mạnh mẽ tiếp theo của các doanh nhân nước ta, góp phần để xây dựng đội ngũ doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh, đủ sức gánh vác nhiệm vụ tiên phong thực hiện mục tiêu và khát vọng đưa nước ta trở thành quốc gia phát triển, thu nhập cao vào năm 2045.

Theo Tạp chí Doanh nghiệp và Kinh tế xanh

Cùng chuyên mục Chính sách

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, phấn đấu đạt cao nhất các chỉ tiêu, mục tiêu năm 2023 - Ảnh: VGP

Thủ tướng: Thị trường chứng khoán thanh khoản tốt, tăng dần đều, trở nên lành mạnh hơn

Cùng với xu hướng tốt lên của thị trường chứng khoán, Thủ tướng đánh giá các phản ứng chính sách của nhà điều hành cũng ngày càng kịp thời, nhất là các phản ứng trước tình hình thay đổi lãi suất của Fed.

NHNN ngừng phát hành tín phiếu, bơm trả hệ thống ngân hàng lượng lớn thanh khoản Thủ tướng yêu cầu hoàn thành việc xuất hóa đơn bán lẻ xăng dầu theo từng lần bán ngay trong tháng 12/2023
Mới có 2 doanh nghiệp xăng dầu xuất lẻ hóa đơn, Bộ Tài chính đề nghị các địa phương phối hợp chỉ đạo

Mới có 2 doanh nghiệp xăng dầu xuất lẻ hóa đơn, Bộ Tài chính đề nghị các địa phương phối hợp chỉ đạo

Bộ Tài chính vừa có Công văn 13348/BTC-TCT gửi Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW về việc phối hợp chỉ đạo công tác quản lý, sử dụng hoá đơn điện tử (HĐĐT) đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Doanh nghiệp xăng dầu xin chưa xuất hoá đơn điện tử từng lần Thủ tướng yêu cầu hoàn thành việc xuất hóa đơn bán lẻ xăng dầu theo từng lần bán ngay trong tháng 12/2023
Ảnh minh hoạ

Doanh nghiệp xăng dầu xin chưa xuất hoá đơn điện tử từng lần

Chi phí đầu tư hạ tầng hoá đơn điện tử lên tới 1 tỷ đồng cho mỗi cây xăng, do đó, doanh nghiệp kiến nghị phải có lộ trình thực hiện và tuỳ thuộc vào nguồn lực tài chính của doanh nghiệp.

Động thái mới của Uỷ ban Chứng khoán quyết định tiến trình nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam VinFast nhận khoản tài trợ 500 triệu USD từ Tập đoàn Tài Chính Phát triển Quốc tế Mỹ
Đại lý phân phối trái phiếu phải là các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam

Quy định mới về phát hành riêng lẻ trái phiếu Chính phủ

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 83/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán.

Xi măng Công Thanh âm vốn gần 5.800 tỷ, chi phí lãi vay 9.000 tỷ, 2 ngân hàng lớn gánh 7.300 tỷ vay nợ Sau gạo và lúa mì, thêm một loại nông sản khiến nông dân nhiều nước lao đao: giá giảm sốc, Việt Nam tăng nhập khẩu hơn 2 tỷ USD
Một số chính sách mới của Chính phủ có hiệu lực từ tháng 12/2023

Một số chính sách mới của Chính phủ có hiệu lực từ tháng 12/2023

Bổ sung nhóm đối tượng được ngân sách Nhà nước đóng bảo hiểm y tế; Sửa đổi thời hạn và lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước; Quy trình tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác hành vi bạo lực gia đình qua Tổng đài... là những chính sách mới của Chính phủ có hiệu lực từ tháng 12/2023.

Các đối tác cam kết hỗ trợ Việt Nam 15,5 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng ING: FED sẽ cắt giảm lãi suất 6 lần trong năm 2024
Thủ tướng yêu cầu hoàn thành việc xuất hóa đơn bán lẻ xăng dầu theo từng lần bán ngay trong tháng 12/2023

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành việc xuất hóa đơn bán lẻ xăng dầu theo từng lần bán ngay trong tháng 12/2023

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 1284/CĐ-TTg ngày 1/12/2023 về tăng cường công tác quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Làng giềng của Việt Nam trở thành thị trường xe điện hấp dẫn nhất Đông Nam Á: Thu hút hơn 1,4 tỷ USD đầu tư, hơn 10 hãng ô tô chuẩn bị đặt chân Bật tăng 8,9% trong 1 tháng, S&P 500 khiến phe hoài nghi Phố Wall ngỡ ngàng
Bế mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV sau 22,5 ngày làm việc

Bế mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV sau 22,5 ngày làm việc

Sáng nay (ngày 29/11), sau 22,5 ngày làm việc nghiêm túc, khẩn trương, khoa học, dân chủ và trách nhiệm cao; Quốc hội đã họp phiên bế mạc kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV.

Đại biểu Quốc hội: Cần nâng mức đặt cọc đấu giá đất lên hơn 20% Quốc hội thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi): Chốt không quy định thời hạn sở hữu chung cư
Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Ảnh: Media Quốc hội

Đại biểu Quốc hội: Cần nâng mức đặt cọc đấu giá đất lên hơn 20%

Đối với mức tiền đặt trước để tham gia đấu giá tài sản, đặc biệt là đấu giá đất, đại biểu Quốc hội cho rằng có thể xem xét mức tối đa lên hơn 20% giá khởi điểm để minh bạch hóa và ngăn chặn tình trạng bỏ cọc.

Chuẩn bị đấu giá 10 thửa đất gần sân bay Nội Bài, giá khởi điểm từ 23 triệu đồng/m2 Một quận của Hà Nội chuẩn bị đấu giá 16 lô đất, giá khởi điểm thấp nhất 159,1 triệu đồng/m2
Yêu cầu địa phương báo cáo thưởng Tết năm 2024 trước ngày 25/12

Yêu cầu địa phương báo cáo thưởng Tết năm 2024 trước ngày 25/12

Các cơ quan liên quan tổng hợp, báo cáo số liệu về tình hình tiền lương, nợ lương năm 2023; kế hoạch thưởng theo kết quả sản xuất kinh doanh và tình hình quan hệ lao động trong doanh nghiệp dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán năm 2024; gửi số liệu về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trước ngày 25/12.

Lại "nóng" giá vé máy bay dịp Tết Nguyên đán 2024
Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) đã chính thức được thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025

Thông qua Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), quy định tiền đặt cọc không quá 5%

Sáng nay (28/11), với 94,13% tổng số đại biểu Quốc hội bỏ phiếu tán thành (465 ý kiến), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) đã chính thức được thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025, bảo đảm đồng bộ về chính sách với dự thảo Luật Nhà ở.

Dòng tiền đang chuẩn bị đổ mạnh vào lĩnh vực bất động sản?
Quốc hội chốt Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được xây nhà ở xã hội; không quy định thời hạn sở hữu chung cư

Quốc hội thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi): Chốt không quy định thời hạn sở hữu chung cư

Sáng nay ( ngày 27/11), với 423 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 85,63%), Quốc hội đã thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi), có hiêu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

Quốc hội chốt chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 ở mức 6,0-6,5% Quốc hội chốt bội chi ngân sách nhà nước năm 2024 là gần 400.000 tỷ đồng
Đề xuất giá điện bậc thang mức cao nhất hơn 3.600 đồng/kWh, rút xuống còn 5 bậc

Đề xuất giá điện bậc thang mức cao nhất hơn 3.600 đồng/kWh, rút xuống còn 5 bậc

Dự kiến biểu giá điện mới gồm 5 bậc thay vì 6 bậc như hiện nay với bậc thấp nhất từ 0-100 kWh, cao nhất từ 701 kWh trở lên. Trong đó, giá điện bậc 5 (cho kWh từ 701 trở lên) được đề xuất là 3.612,22 đồng/kWh.

Giá điện tăng thêm 4,5%, lợi nhuận nhóm thép, xi măng có thể giảm hơn 20% Giá điện tăng 4,5% giúp doanh thu của EVN tăng thêm 3.200 tỷ đồng trong năm 2023
Nghị định số 80/2023/NĐ-CP bổ sung các quy định, biện pháp quản lý, giám sát chặt chẽ hơn đối với Quỹ Bình ổn giá xăng dầu

Theo quy định mới, giá xăng dầu cơ sở sẽ được tính thế nào?

Nhiều quy định mới về thời gian điều hành giá, công thức tính giá cơ sở, thu hồi giấy phép kinh doanh, siết quản lý quỹ bình ổn,... vừa được Chính phủ đưa ra tại Nghị định số 80/2023/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước; góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, kiểm soát chỉ số giá CPI và hài hòa lợi ích các bên.

Xuất hiện hai "cá mập" mạnh tay gom hàng, dầu Nga bất ngờ đắt hàng trở lại, xuất khẩu lập kỷ lục trong tháng 10 "Trả điểm quá tay" sau phiên đáo hạn phái sinh, dòng tiền đẩy mạnh hoạt động lướt sóng
Tăng trưởng xanh là xu thế không thể đảo ngược của doanh nghiệp

Tăng trưởng xanh là xu thế không thể đảo ngược của doanh nghiệp

Tăng trưởng xanh và phát triển bền vững có quan hệ hữu cơ, mật thiết với nhau, vừa là quan điểm vừa là mục tiêu xuyên suốt trong các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 10 năm.

FMO đầu tư gói tín dụng 90 triệu USD cùng LTG phát triển nông nghiệp xanh bền vững Diễn biến mới về điều kiện chuyển nhượng tại Gem Sky World của Đất Xanh
Tín dụng bất động sản chiếm 21,46% tổng dư nợ đối với nền kinh tế

Tín dụng bất động sản chiếm 21,46% tổng dư nợ đối với nền kinh tế

Đến 30/9/2023, tổng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực BĐS của các TCTD đạt 2,74 triệu tỷ đồng, tăng 6,04% so với 31/12/2022, chiếm tỷ trọng 21,46% tổng dư nợ đối với nền kinh tế, trong đó: Tín dụng tập trung vào mục đích tiêu dùng/tự sử dụng chiếm 64% và dư nợ đối với hoạt động kinh doanh BĐS chiếm tỷ trọng 36% dư nợ tín dụng lĩnh vực BĐS.

Xuất khẩu hồ tiêu năm 2023 sẽ đạt 250.000 tấn, tồn kho chuyển sang 2024 đạt mức thấp nhất trong nhiều năm Giảm giá mạnh, doanh số bán Hyundai Tucson và Santa Fe tăng gấp đôi trong tháng 10
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc - Ảnh: Quốc hội.

Áp thuế tối thiểu toàn cầu, Việt Nam có thể tăng nguồn thu ngân sách và hạn chế hiện tượng trốn thuế

Theo Chính phủ, việc áp thuế này sẽ mang lại cho Việt Nam cơ hội mới, như tăng nguồn thu ngân sách từ phần thu thuế bổ sung, và hạn chế hiện tượng trốn thuế, tránh thuế, chuyển giá.

NHNN ngừng phát hành tín phiếu, bơm trả hệ thống ngân hàng lượng lớn thanh khoản Tốc độ tăng GDP 2023 không đạt, Thủ tướng lý giải nguyên nhân và giải pháp