Người lao động châu Á có mức lương tăng nhanh nhất thế giới

Tiền lương trung bình thực tế trên toàn cầu đã bắt đầu tăng trở lại khi lạm phát giảm dần, nhưng tình trạng bất bình đẳng vẫn cao.

Theo báo cáo "Tiền lương toàn cầu 2024 - 2025: Bất bình đẳng về tiền lương đang giảm trên toàn cầu?" mới đây của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), kể từ năm 2000 đến nay, mặc dù bất bình đẳng về tiền lương đã giảm ở khoảng hai phần ba các quốc gia và đã có xu hướng tích cực như vậy, nhưng chênh lệch tiền lương đáng kể vẫn tồn tại trên toàn thế giới.

Cụ thể, từ năm 2000, khi so sánh mức lương của những người có thu nhập cao với những người có thu nhập thấp, xét trung bình ở nhiều quốc gia, tình trạng bất bình đẳng về tiền lương đã giảm với tốc độ trung bình từ 0,5% đến 1,7% mỗi năm, tùy thuộc vào thang đo được sử dụng. Mức giảm đáng kể nhất ghi nhận được ở các nước có thu nhập thấp với mức giảm trung bình hàng năm dao động từ 3,2% đến 9,6% trong 2 thập kỷ qua.

Theo báo cáo của ILO, tình trạng bất bình đẳng về tiền lương giảm chậm hơn ở nước giàu với mức giảm hàng năm từ 0,3% đến 1,3% ở các quốc gia có thu nhập trung bình cao và từ 0,3% đến 0,7% ở các quốc gia có thu nhập cao. Hơn nữa, mặc dù bất bình đẳng tiền lương nhìn chung đã thu hẹp, mức giảm đáng kể hơn vẫn ghi nhận ở nhóm lao động làm công hưởng lương có mức lương cao trên thang lương.

Tiền lương toàn cầu đã tăng nhanh hơn so với lạm phát. Ảnh: KTRL

Báo cáo của ILO cũng cho thấy rằng trong thời gian gần đây, tiền lương toàn cầu đã tăng nhanh hơn lạm phát. Cụ thể, trong năm 2023, tiền lương thực tế toàn cầu tăng 1,8%, dự báo mức tăng này đạt 2,7% năm 2024. Đây là mức tăng cao nhất trong hơn 15 năm qua. Những kết quả tích cực như vậy đánh dấu sự phục hồi đáng kể khi so sánh với mức tăng trưởng tiền lương toàn cầu âm -0,9% vào năm 2022, giai đoạn mà tỷ lệ lạm phát cao hơn nhiều mức tăng trưởng tiền lương danh nghĩa.

Tuy nhiên, báo cáo cho biết tăng trưởng tiền lương diễn ra không đồng đều giữa các khu vực. Các nền kinh tế mới nổi có mức tăng cao hơn các nền kinh tế tiên tiến. Trong khi đó, các nền kinh tế G20 tiên tiến ghi nhận mức giảm tiền lương thực tế trong hai năm liên tiếp (-2,8% năm 2022 và -0,5% năm 2023). Tình hình tăng trưởng tiền lương thực tế vẫn tích cực trong cả hai năm ở các nền kinh tế G20 mới nổi (1,8% năm 2022 và 6,0% năm 2023).

Các mô hình tăng trưởng tiền lương theo khu vực có sự khác biệt đáng kể. Đặc biệt, theo báo cáo ghi nhận rằng, người lao động làm công hưởng lương tại châu Á và Thái Bình Dương, Trung Á, Tây Á và Đông Âu có mức lương thực tế tăng nhanh hơn so với các khu vực khác trên thế giới.

Ông Gilbert F. Houngbo, Tổng giám đốc ILO cho biết: "Mức tăng trưởng tiền lương thực tế tích cực trở lại là một bước tiến đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, chúng ta không được quên rằng vẫn còn hàng triệu người lao động và gia đình họ đang phải gánh chịu cuộc khủng hoảng tăng chi phí sinh hoạt, làm xói mòn mức sống của họ. Bên cạnh đó, sự chênh lệch tiền lương giữa các quốc gia và trong cùng một quốc gia vẫn còn tồn tại ở mức cao không thể chấp nhận được".

Quảng cáo

Theo báo cáo của ILO, dù có những tiến triển ghi nhận gần đây, tình trạng bất bình đẳng về tiền lương tồn tại ở mức cao vẫn là một vấn đề cấp bách.

Báo cáo cho thấy trên toàn cầu, mức lương của 10% người lao động được trả lương thấp nhất chỉ chiếm 0,5% tổng giá trị tiền lương toàn cầu, trong khi mức lương của 10% người lao động được trả lương cao nhất chiếm gần 38% tổng tiền lương này. Tình trạng bất bình đẳng về tiền lương ghi nhận cao nhất ở các quốc gia thu nhập thấp, với gần 22% người lao động làm công hưởng lương được xếp vào nhóm được trả lương thấp.

Báo cáo chỉ ra rằng, phụ nữ và người lao động làm công hưởng lương trong nền kinh tế phi chính thức nhiều khả năng nằm trong số những đối tượng được trả lương thấp nhất. Phát hiện này càng cho thấy sự cần thiết phải có hành động có mục tiêu để thu hẹp khoảng cách tiền lương và việc làm và đảm bảo mức lương công bằng cho tất cả lao động làm công hưởng lương.

Theo báo cáo của ILO, phụ nữ trong nền kinh tế phi chính thức nhiều khả năng nằm trong số những đối tượng được trả lương thấp nhất. Ảnh: KTLR

Tình trạng bất bình đẳng tiền lương tồn tại ở tất cả các quốc gia và khu vực. Nhưng hiện một phần ba số lao động trên toàn cầu không phải là lao động làm công hưởng lương.

Ở hầu hết các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, phần lớn người lao động là lao động tự làm, chỉ có thể tìm cơ hội kiếm sống trong nền kinh tế phi chính thức. Bởi vì lý do này mà báo cáo mở rộng phạm vi phân tích đến cả lao động tự làm ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Kết quả là, bất bình đẳng thu nhập được đo lường tăng đáng kể ở những khu vực này, so với mức chỉ đo lường dựa trên tiền lương của người lao động hưởng lương.

Bà Giulia De Lazzari, Chuyên gia kinh tế của ILO và là một trong những tác giả chính của báo cáo, cho biết: "Các chiến lược quốc gia nhằm giảm bất bình đẳng đòi hỏi phải tăng cường các chính sách và thể chế tiền lương. Nhưng quan trọng không kém là cần thiết kế các chính sách thúc đẩy năng suất, việc làm thỏa đáng và chính thức hóa nền kinh tế phi chính thức".

Làm sao để giảm bất bình đẳng về tiền lương?

Để giảm tình trạng bất bình đẳng về tiền lương, theo ILO, cần có chính sách chặt chẽ, và hỗ trợ một cách có hệ thống hướng tới tăng trưởng công bằng.

Bằng cách giải quyết được những thách thức này, các quốc gia có thể đạt được tiến bộ thực sự hướng tới thu hẹp khoảng cách tiền lương và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế công bằng, bền vững cho người lao động trên toàn thế giới.

Theo đó, những khuyến nghị chính mà ILO đưa ra, gồm: Thiết lập tiền lương thông qua đối thoại xã hội; áp dụng cách tiếp cận dựa trên thông tin và bằng chứng; thúc đẩy bình đẳng, cơ hội bình đẳng trong đối xử và hưởng thành quả; sử dụng dữ liệu tốt; giải quyết nguyên nhân gốc rễ của vấn đề lương thấp.

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Chính sách

Cục Thuế hướng dẫn sử dụng số định danh thay mã số thuế từ ngày 1/7

Từ ngày 1/7 tới đây, người Việt Nam đã được cấp số định danh cá nhân theo quy định của Luật Căn cước công dân sẽ sử dụng số này thay cho mã số thuế trong các giao dịch với cơ quan thuế. Không chỉ cá nhân mà cả hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doa

Bitexco, Hải Phát, TNR Holdings, Fecon… vào danh sách 42 doanh nghiệp bị kiểm tra chuyên ngành của Tổng cục Thuế Tổng cục Thuế yêu cầu tăng cường công tác quản lý hóa đơn điện tử

Bộ Tài chính yêu cầu địa phương xử lý tài sản công xong trước 1/7/2025

Bộ Tài chính yêu cầu các tỉnh, thành khẩn trương hoàn tất xử lý tài sản công dôi dư trước ngày 1/7/2025 khi nhiều địa phương đang chậm tiến độ và thiếu phương án cụ thể sau sắp xếp đơn vị hành chính.

Giữa mùa nắng nóng, một doanh nghiệp bia địa phương tri ân "ngụm bia" cổ tức tiền tỷ lệ cao, Sabeco "nhận quà" chục tỷ Bộ Tài chính yêu cầu các địa phương sớm tính đơn giá thuê đất

Xăng, nước ngọt, điều hòa công suất lớn vào diện chịu thuế

Sáng ngày 14/6, với 94,98% đại biểu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), bổ sung một số hàng hóa – dịch vụ vào diện chịu thuế.

Không nhượng bộ ông Trump, Trung Quốc nâng thuế lên 84% trả đũa Mỹ Rủi ro thuế quan tác động đến phát hành trái phiếu doanh nghiệp phi tài chính năm 2025

Tổng bí thư Tô Lâm: Xoá bỏ thế độc quyền Nhà nước về thương hiệu vàng miếng

Xóa bỏ thế độc quyền Nhà nước về thương hiệu vàng miếng một cách có kiểm soát trên nguyên tắc Nhà nước vẫn quản lý hoạt động sản xuất vàng miếng, nhưng có thể cấp phép cho nhiều doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia sản xuất vàng miếng.

Giá vàng nhẫn, vàng SJC sáng 27/5 tiếp đà giảm Giá vàng trong nước 28/5 tiếp đà giảm mạnh

Gói 500 nghìn tỷ đồng: Ưu đãi tối thiểu 2 năm

Thông tin về gói tín dụng 500 nghìn tỷ cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, thời gian ưu đãi tối thiểu 2 năm...

NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16% cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8% Quý I/2025: Tín dụng tăng gấp 2,5 lần cùng kỳ, lãi suất cho vay tiếp tục giảm

GDP quý I/2025 của Việt Nam tăng 6,93%, cao nhất trong vòng 6 năm

Theo báo cáo mới nhất của Cục Thống kê, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2025 ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng cao nhất so với quý I các năm trong giai đoạn 2020-2025.

NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16% cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8% UOB: Tăng trưởng GDP 8% hoặc cao hơn là khả thi

Room ngoại tại ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc không vượt quá 49%

Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại ngân hàng thương mại nhận chuyển giao bắt buộc (không bao gồm các ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ) được vượt 30% nhưng không vượt quá 49% vốn điều lệ của ngân hàng thư

Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam “hở room” khối ngoại hơn 3% Ngân hàng Nhà nước nới thêm room tín dụng cho các ngân hàng

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu hoàn thành phần nổi cải tạo cảnh quan hồ Hoàn Kiếm vào dịp 2/9

Văn phòng UBND Hà Nội vừa ban hành kết luận của Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh về triển khai thực hiện quy hoạch, dự án đầu tư cải tạo không gian khu vực phía Đông hồ Hoàn Kiếm và phương án thiết kế, cải tạo Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục, quậ

Hà Nội phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch cải tạo 3 khu tập thể cũ ở quận Đống Đa TP.HCM phê duyệt đề án cải tạo, xây dựng lại hơn 500 chung cư cũ, hư hỏng

Hà Nội chốt kế hoạch xây 3 cây cầu gần 48.000 tỷ đồng

Chủ tịch UBND Hà Nội yêu cầu các sở, ban, ngành thành phố triển khai các thủ tục, bảo đảm đủ điều kiện khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa vào dịp 19/5.

Bộ Xây dựng yêu cầu thanh tra các dự án nhà ở tăng giá bất thường TP. Hà Nội yêu cầu xử lý triệt để tranh chấp tại Goldmark City

Hà Nội yêu cầu đề xuất phương án sắp xếp lại cơ sở nhà đất sau sáp nhập

Ngày 17/3, UBND TP.Hà Nội đã có Công văn số 948/UBND-KT về việc giao nhiệm vụ thực hiện việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất trên địa bàn theo quy định tại Nghị định số 03/2025/NĐ-CP.

Điều kiện để sở hữu nhà ở xã hội Hà Nội là gì? Hà Nội sẽ phá dỡ 1 công trình nổi tiếng ở khu vực Hồ Hoàn Kiếm, là kiến trúc "trong ký ức" dù từng bị chê

Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng

Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết: "Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng" của GS.TS. Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng.

Kỷ lục mới của kinh tế Việt Nam: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 đạt 786,29 tỷ USD Vốn giá rẻ liên tục được ngân hàng “bơm” ra nền kinh tế

Hà Nội cho phép nghiên cứu xây lại khu tập thể Thành Công cao tới 40 tầng

Lãnh đạo Hà Nội yêu cầu nghiên cứu phát triển cao tầng hơn đối với không gian "lõi" bố trí chung cư, tái định cư (tối đa 40 tầng), tính toán hài hòa diện tích sàn căn hộ thương mại dôi dư, tạo ra quỹ đất "thương phẩm" thương mại dịch vụ lớn hơn khi xây lạ

Hà Nội sắp có hàng nghìn căn nhà ở xã hội mới mở bán, người mua nhà cần chuẩn bị gì? Điều kiện để sở hữu nhà ở xã hội Hà Nội là gì?

Giải pháp đột phá cho nhà ở xã hội

"Bây giờ không hạn chế sinh con để chống già hóa dân số, nhưng nhà ở chỉ có 10 m2, 15 m2, 20 m2 thì làm sao sinh 3 được? Đây là động lực phát triển dân số chứ không chỉ là vấn đề ăn ở". Từ nhu cầu cấp bách này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ đ

Cam kết xây hàng trăm nghìn căn nhà ở xã hội, các “ông lớn” bất động sản đang làm đến đâu? Mục tiêu xây 1 triệu nhà ở xã hội: Khó đủ đường