Nguy cơ 'đóng cửa' Dự án tuyến tránh Tp. Hòa Bình vì 'nút thắt' mặt bằng

"Nếu tháng 8/2024, Chủ đầu tư chưa được bàn giao mặt bằng sạch thì nguy cơ "vỡ tiến độ" tuyến tránh Tp. Hòa Bình. Chúng tôi bắt buộc phải 'đóng cửa' và trả lại dự án cho địa phương', ông Vũ Trọng Huấn, Giám đốc Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn tránh TP Hòa Bình chia sẻ.

Nguy cơ 'đóng cửa' Dự án tuyến tránh Tp. Hòa Bình vì 'nút thắt' mặt bằng

Năm lần bảy lượt vỡ tiến độ

Liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, ngày 4/4/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Quách Tất Liêm đã có văn bản số 2862/TB-VPUBND yêu cầu đẩy nhanh đền bù giá đất, xây dựng khu tái định cư, giải phóng bằng (GPMB) cho dự án tuyến tránh Tp. Hòa Bình.

Công văn nêu rõ, phải có phương án phê duyệt giá đất trước ngày 6/4/2024, từ đó làm cơ sở để hỗ trợ đền bù và tái định cư. Đối với các công trình như cột điện, phần đất Công ty may Việt - Hàn... phải có phương án trình tỉnh trước ngày 10/4/2024. Đối với vị trí vướng mắc giải phóng mặt bằng của 30 hộ dân sẽ cương quyết cưỡng chế nếu có trường hợp chây ì, không hợp tác... đảm bảo bàn giao mặt bằng sạch cho Chủ đầu tư (là Ban Quản lý dự án 6, Bộ Giao thông vận tải) trước ngày 11/5/2024.

Tuy nhiên, mốc thời gian trên đã bị "thủng", nên ngày 24/5/2024, UBND tỉnh Hòa Bình tiếp tục có văn bản 4418/TB-VPUBND nêu Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Quách Tất Liêm về dự án tuyến tránh Tp. Hòa Bình và một số dự án khác trong tỉnh.

Tại văn bản này, Phó Chủ tịch tỉnh đôn đốc UBND Tp. Hòa Bình khẩn trương bàn giao mặt bằng sạch cho dự án tuyến tránh Tp. Hòa Bình trước ngày 30/6/2024. Riêng đoạn giữa dự án là đường trung tâm phường Thống Nhất và phạm vi GPMB đường Suối Khang phải bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư trước ngày 31/5/2024.

Dự án thi công dở dang vì thiếu mặt bằng

Dù đã có sự vào cuộc quyết liệt từ UBND tỉnh Hòa Bình, nhưng do công tác GPMB qua Tp. Hòa Bình còn nhiều phức tạp nên một lần nữa các mốc tiến độ trên lại bị "vỡ", vì thế, ngày 5/7/2024, ông Thái Anh Tuấn, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án 6 - đại diện Chủ đầu tư buộc phải có văn bản 1158/BQLDA6-BDDHQL6 "cầu cứu" UBND tỉnh Hòa Bình, đề nghị đẩy nhanh công tác GPMB tuyến tránh Hòa Bình.

Văn bản nêu: "Đến tháng 7/2024, dự án còn 700m xôi đỗ mặt bằng nên chưa thể thi công, công tác di dời còn 28 cột điện (trong đó 12 cột điện của tỉnh, 16 cột điện của người dân); chưa hoàn thành đền bù đất nông nghiệp tại nút giao Km74+850".

"Về công tác đền bù đất và tái định cư, hiện còn 21/282 hộ dân chưa kiểm đếm đất và tài sản trên đất, vì thế, công tác hỗ trợ, đền bù đến nay chưa hoàn thành; Đối với công tác tái định cư báo cáo địa phương phải hoàn thành trong quý II/2024 nhưng đến tháng 7/2024 vẫn chưa hoàn thành. Vì thế, chậm nhất đến ngày 31/7 mới có thể bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư và nguy cơ không thể hoàn thành dự án trước 31/8/2024 là hiện hữu", ông Tuấn nêu.

Bộ GTVT nói gì?

Trước những khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng tại Dự án tuyến tránh Tp. Hòa Bình, ngày 25/7, Thứ trưởng Nguyễn Duy Lâm đã có văn bản 7888/BGTVT-CQLXD yêu cầu giải quyết dứt điểm các tồn tại vướng mắc, bàn giao mặt bằng dự án này.

Văn bản nêu, Dự án tuyến tránh Tp. Hòa Bình được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) phê duyệt dự án đầu tư tại Quyết định số 915/QĐ-BGTVT ngày 13/7/2022 và giao cho Ban quản lý dự án 6 (QLDA 6) làm chủ đầu tư, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) được tách thành tiểu dự án do Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hòa Bình tổ chức thực hiện từ tháng 10/2022; Dự án chính thức được thi công xây dựng từ tháng 3/2023, kế hoạch hoàn thành tháng 8/2024.

Quảng cáo

Theo báo cáo của Ban QLDA 6, hiện tại thời gian thi công của dự án chỉ còn hơn 1 tháng nhưng đến nay công tác GPMB của dự án mới đạt khoảng 85%, dự án vẫn còn khoảng 700 m chiều dài tuyến chưa được bàn giao mặt bằng; vướng mắc chủ yếu trong phạm vi địa bàn
phường Dân Chủ và Thống Nhất, thành phố Hòa Bình do chưa hoàn thành phương án bồi thường đất ở, đất nông nghiệp, phương án hỗ trợ tài sản trên đất; phê duyệt chi phí bồi thường; chưa tập trung tổ chức di dời công trình hạ tầng kỹ thuật (còn lại 04 cột điện 35kV, 24 cột điện 0,4kV); việc di dời 19 hộ dân thuộc diện tái định cư chưa có chuyển biến do chưa hoàn thiện các thủ tục, xác định khu tái định cư để bố trí các hộ dân làm ảnh hưởng lớn đến tiến độ hoàn thành của dự án theo yêu cầu.

Để đảm bảo tiến độ hoàn thành dự án, đáp ứng yêu cầu giải ngân theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Hòa Bình tiếp tục quan tâm, quyết liệt chỉ đạo các cơ quan đơn vị liên quan tập trung giải quyết các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án, nhất là khẩn trương quyết định phương án tái định cư cho các hộ dân, di dời công trình hạ tầng kỹ thuật để bàn giao toàn bộ mặt bằng còn lại cho Chủ đầu tư trong tháng 7/2024.

Địa phương cam kết chậm nhất tháng 8/2024 sẽ có mặt bằng sạch cho dự án

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc trung tâm quỹ đất Tp. Hòa Bình cho biết: Hiện trên địa bàn thành phố đang có hàng chục dự án cần triển khai GPMB, tuy nhiên chúng tôi xác định cần tập trung ưu tiên hàng đầu cho dự án tuyến tránh Tp. Hòa Bình - vì đây là dự án trọng điểm.

"Thời gian qua tôi đã cử 13 đồng chí trực tiếp xuống hiện trường giám sát, đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng. Ngay trong tuần này chúng tôi sẽ ký các quyết định GPMB tại phường Dân Chủ, tổ chức đền bù cho người dân, nếu có đối tượng chây ì sẽ cưỡng chế để quyết tâm chậm nhất trong tháng 8/2024 phải bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư dự án", ông Tuấn nói.

Chủ đầu tư, nhà thầu lo "vỡ" tiến độ dự án

Trao đổi với MarketTimes, ông Đào Việt Hưng, Phó Giám đốc Công ty Trường Thành cho biết: Đối với nhà thầu Công ty Trường Thành, hiện đang thi công rất khó khăn do có đoạn điều chỉnh lớn trên tuyến, đó là mở rộng tuyến tại khu vực phường Dân Chủ và xử lý nền đất yếu.

Thế nhưng, đến thời điểm này, nhà thầu vẫn chưa nhận được mặt bằng sạch để thi công, nên nguy cơ chậm tiến độ rất cao. Suốt 2 năm qua, nhà thầu đã huy động hơn 20 đầu máy, nhưng sản lượng thi công mới chỉ được 30 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, do Hòa Bình là khu vực miền núi, điểm thi công tuyến tránh có độ dốc lớn, nên 2 tháng qua, cứ làm pây đường xong là bị nước cuốn trôi, do mưa lớn. Đặc biệt dốc khu vực Kun, phần pây đường bị mưa xuống là xóa hết, giờ phải làm lại từ đầu, gây tốn kém chi phí. Hiện chưa có mặt bằng sạch nên nhà thầu làm kiểu "nhảy cóc" cũng khiến công tác thi công rất khó khăn.

Máy móc đắp chiếu, nhà thầu thi công cầm chừng, nếu không có mặt bằng sạch trong tháng 8, nguy cơ sẽ phải "đóng cửa" dự án

Ông Lâm Quốc Tuấn, Trưởng Tư vấn giám sát (TVGS) dự án, thuộc Ban QLDA 4, Cục đường bộ Việt Nam cho biết: Đối với dự án này, cả 3 gói thầu đều ghi nhận nỗ lực của các nhà thầu. Tuy nhiên, điểm nghẽn lớn nhất là mặt bằng. Nếu có mặt bằng sạch, nhà thầu thực sự thi công chỉ 12-15 tháng là xong toàn bộ dự án.

Nói về thời tiết trong quá trình thực hiện dự án, ông Tuấn cho biết, đợt mưa tháng 6, tháng 7/2024 lớn bất thường, vì thế, do địa hình miền núi nên dự án bị trôi 3 đoạn, tới đây, nhà thầu buộc phải khắc phục để triển khai phủ thảm lại, nhà thầu tốn kém thêm chi phí là tất yếu.

Chia sẻ về nỗi lo vỡ tiến độ dự án, ông Vũ Trọng Huấn cho biết: Dự án tuyến tránh Tp. Hòa Bình hiện lo nhất là mặt bằng và các khu tái định cư. Hiện nay, vấn đề tái định cư đã được UBND Tp. Hòa Bình bố trí, nhưng còn 28 cột điện và gần 30 hộ dân chưa thể di dời.

"Dự án đã không thể bàn giao mặt bằng sạch trong Quý II/2024 nên tiến độ hoàn thành thi công toàn bộ dự án ngày 31/8 cũng bị vỡ trận. Vì thế, Bộ GTVT đã có văn bản kiến nghị chậm nhất ngày 31/8 phải bàn giao toàn bộ mặt bằng, lúc đó, dự án sẽ hoàn thành vào ngày 31/10/2024. Còn nếu, đến 31/10 không thể hoàn thành, Bộ GTVT sẽ xin "đóng cửa" dự án, trả lại những đoạn chưa có mặt bằng cho địa phương và kết thúc dự án tại đây", ông Huấn nói.

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

GDP 2024 đạt 475 tỷ USD, Việt Nam cần bao lâu để vượt mốc 1.000 tỷ USD?

Dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy, quy mô GDP Việt Nam theo giá hiện hành vào năm 1986 ghi nhận ở mức 43 tỷ USD. Đến năm 2008, con số này đã tăng lên mức 125 tỷ USD, cao gấp 3 lần so với thời điểm 1986.

GDP Việt Nam ảnh hưởng ra sao sau quyết định áp thuế đối ứng của Mỹ? GDP quý I/2025 của Việt Nam tăng 6,93%, cao nhất trong vòng 6 năm

Đẩy nhanh tiến độ dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 54/CĐ-TTg ngày 30/4/2025 về việc đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Tp.HCM chưa đầu tư mở rộng vành đai 3 giai đoạn 2, dành vốn làm thêm cao tốc khác Bộ GTVT ưu tiên hơn 55.000 tỉ đồng mở rộng ngay 5 tuyến cao tốc này

Thuế đối ứng sẽ làm lãi suất ngân hàng thay đổi như thế nào?

Các chuyên gia cho rằng Ngân hàng Nhà nước vẫn còn dư địa điều hành chính sách tiền tệ. Cụ thể, nhà điều hành sẽ giảm lãi suất, kiểm soát cung tiền để ổn định tỷ giá, lạm phát.

Nâng mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2025 lên 16% NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16% cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Mỹ ra sao trong tháng 1/2025

Cập nhật mới nhất từ Cục Thống kê (Bộ Tài chính) cho thấy, trong tháng 1/2025, Việt Nam xuất sang Mỹ lượng hàng hóa trị giá khoảng 10,49 tỷ USD trong khi nhập khoảng 1,15 tỷ USD.

Kỷ lục mới của kinh tế Việt Nam: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 đạt 786,29 tỷ USD Tổng thống Donald Trump áp thuế 25% đối với tất cả các loại thép, nhôm nhập khẩu

Sắc đỏ bao trùm thị trường hàng hoá sau "cú sốc" thuế quan

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới vừa trải qua một tuần biến động rất mạnh và nhiều bất ngờ. Toàn bộ thị trường năng lượng và kim loại chìm trong sắc đỏ. Chỉ số MXV-Index lao dốc tới hơn 6,5% xuống mức

Mỹ nâng thuế nhập khẩu nhôm, thép từ Canada lên 50%, thị trường hàng hoá tăng mạnh Cổ phiếu GEX tiếp đà “thăng hoa”, VN-Index thoát hiểm phút cuối

Quý I/2025: Tín dụng tăng gấp 2,5 lần cùng kỳ, lãi suất cho vay tiếp tục giảm

Tính đến hết quý I/2025, tăng trưởng tín dụng đạt 3,93% gấp 2,5 lần so với mức 1,42% cùng kỳ năm trước. Lãi suất cho vay tiếp tục giảm 0,4% so với cuối năm 2024 cho thấy nỗ lực của hệ thống ngân hàng trong việc hỗ trợ nền kinh tế

TP. Hồ Chí Minh: Tín dụng năm 2024 tăng 11,34% Nâng mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2025 lên 16%