Nợ xấu PGBank (PGB) “phình to”, tỷ lệ nợ xấu tăng lên 3,19%

Nợ xấu của PGBank (PGB) tăng 17% so với đầu năm, buộc nhà băng này phải dùng gần 1146,6 tỷ đồng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong quý 3/2024. Đồng thời, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của nhà băng này cũng tăng vọt lên 3,19%.

Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển - PGBank (UPCoM: PGB) vừa công bố báo cáo tài chính quý 3/2024, ghi nhận thu nhập lãi thuần – mảng kinh doanh cốt lõi đem về 416 tỷ đồng, tăng 49,34% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong đó, thu nhập từ việc cho vay khách hàng đem về cho PGBank 863 tỷ đồng, tăng 6,18% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, chi phí mà nhà băng này phải trả lãi tiền gửi khách hàng lại giảm 16,32%, xuống 447 tỷ đồng, giúp thu nhập lãi thuần tăng đáng kể.

Theo báo cáo, hoạt động kinh doanh ngoại hối và hoạt động khác tăng mạnh so với cùng kỳ, đem về cho GPBank hàng chục tỷ đồng. Ngược lại, hoạt động dịch vụ lại giảm gần 40% so với cùng kỳ.

Trong khi, hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh và hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư của nhà nhà băng này không ghi nhận doanh thu.

Lợi nhuận thuần tư hoạt động kinh doanh trước thuế của nhà băng đạt 223,5 tỷ đồng, tăng 96,4% so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý là trong quý 3 này, PGBank đã chi tới 146,6 tỷ đồng cho trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, con số này tăng gần gấp 3 lần cùng kỳ, vượt cả lũy kế 9 tháng đầu năm 2023.

Kết quả, lợi nhuận sau thuế trong quý 3/2024 của PGBank chỉ đạt 61,4 tỷ đồng, tăng 35,6% so với cùng kỳ 2023.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, PGBank ghi nhận thu nhập lãi thuật đạt 959,2 tỷ đồng, tăng 28,31% so với cùng kỳ.

Ngoại trừ hoạt động khác tăng 41,85% thì các hoạt động dịch vụ và hoạt động kinh doanh ngoại hối đều giảm mạnh lần lượt -85,56% và -114,12%, “bốc hơi” mấy chục tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2023.

Cùng với đó, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của PGBank tăng hơn gấp đôi cùng kỳ lên 292,2 tỷ đồng.

Kết quả, lũy kế 9 tháng đầu năm PGBank ghi nhận lãi 275,4 tỷ đồng, giảm 4,4% so với cùng kỳ năm 2023.

Quảng cáo

Tính đến thời điểm 30/9/2024, tổng tài sản của PGBank là 61.804 tỷ đồng, tăng 11,38% so với đầu năm. Tiền gửi của khách hàng là 38.098 tỷ đồng, tăng 6,63%. Trong khi, cho vay khách hàng đạt 36.894 tỷ đồng, tăng 10,68% so với đầu năm.

Nợ xấu nội bảng của PGBank tăng vọt so với đầu năm.

Đáng chú ý, nợ xấu nội bảng của nhà băng này “phình to” đáng kể so với thời điểm đầu năm. Cụ thể, tính đến cuối tháng 9, tổng nợ xấu nội bảng của PGBank là 1.175 tỷ đồng, tăng gần 17% so với đầu năm.

Trong đó, Nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) là 226,2 tỷ đồng, tăng 2,26%; Nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) là 352,5 tỷ đồng, tăng 20,07% và Nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) là 596,5 tỷ đồng, tăng 20,88%.

Như vậy, nợ có khả năng mất vốn đang chiếm hơn một nửa tổng nợ xấu của nhà băng này.

Tỷ lệ nợ xấu nội bảng của PGBank cũng tăng vọt lên 3,19% vào thời điểm cuối tháng 9/2024.

Liên quan đến hoạt động ngân hàng, vừa qua, PGBank đã công bố danh sách cổ đông nắm giữ trên 1% vốn điều lệ. Theo đó, có tổng động 16 cổ đông (gồm 3 cổ đông tổ chức và 13 cổ đông cá nhân) đang sở hữu gần 409 triệu cổ phiếu PGB, tương ứng gần 97,4% vốn tại nhà băng này.

Cơ cấu cổ đông của PGBank khá cô đặc với 16 cổ đông nắm giữ gần 97,4% vốn tại nhà băng này.

Trong đó, 3 cổ đông tổ chức đang sở hữu gần 40% vốn điều lệ của PGBank gồm Công ty CP Quốc tế Cường Phát (13,541%), Công ty CP Thương mại Vũ Anh Đức (13,36%), và Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Phát triển Thương mại Gia Linh (13,099%).

Đáng chú ý, cả 3 doanh nghiệp kể trên đều có liên hệ tới Tập đoàn Thành Công (TC Group).

Được biết, các doanh nghiệp này đã mua lại 120 triệu cổ phiếu PGB, tương đương 40% vốn điều lệ, từ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex; HoSE: PLX) trong phiên đấu giá vào tháng 4/2023.

Trên thị trường chứng khoán kết phiên 18/10, giá cổ phiếu PGB ở mức 16.700 đồng/cổ phiếu, giảm 1,76% so với phiên trước, khối lượng cổ phiếu giao dịch khớp lệnh đạt 5,9 nghìn đơn vị.

Thị giá cổ phiếu PGB rung lắc nhẹ theo chiều hướng sụt giảm trong vòng 1 năm qua. (Nguồn: Cafef)

Cổ phiếu PGB chào năm mới 2024 ở mức giá 18.710 đồng/cổ phiếu, như vậy so với thời điểm đầu năm, hiện thị giá cổ phiếu này “bốc hơi” 10,74%. Đây là một trong những cổ phiếu ngân hàng hiếm hoi thị giá sụt giảm so với thời điểm đầu năm.

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Lực bán quay lại thị trường hàng hoá

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), ngày giao dịch hôm qua (14/1), lực bán quay lại chiếm ưu thế và cắt đứt chuỗi tăng ba phiên liên tiếp trước của chỉ số MXV-Index. Đóng cửa, chỉ số giảm 0,39% xuống 2.288 điểm. Đáng chú ý, nhóm nguyên liệu công ng

Việt Nam xuất siêu 24,31 tỷ USD hàng hóa trong 11 tháng đầu năm Cổ phiếu Vietinbank (CTG), Sacombank (STB) được “gom” mạnh trong ngày thị trường “thăng hoa”, VN-Index đạt 1.274,04 điểm

Triển vọng tích cực của ngành Ngân hàng năm 2025

VinaCapital tin rằng, giá cổ phiếu ngành Ngân hàng năm 2025 sẽ tiếp tục tăng tốt nhờ tăng trưởng lợi nhuận mạnh hơn. Bên cạnh đó, mức định giá hấp dẫn (hệ số P/B dự phóng năm 2025 hiện ở mức 1,3 lần ứng với tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) dự phó

Ngành ngân hàng Mỹ tiếp tục chứng kiến nhiều diễn biến bất lợi Táo Quân 2024 thu về ít nhất 21 tỷ đồng tiền quảng cáo ngay trong đêm 30 Tết: Một ông lớn ngành ngân hàng lại chi đến 3 tỷ đồng cho vỏn vẹn hơn 2 phút lên sóng

Bảng giá đất mới tại Tp.HCM đẩy chi phí sử dụng đất tăng cao: Giá bất động sản "leo thang"?

Theo đại diện Savills, bảng giá đất mới Tp.HCM có hiệu lực từ 31/10/2024, người dân được đảm bảo quyền lợi từ mức đền bù sát giá thị trường hơn, trong khi doanh nghiệp phải đối mặt với áp lực từ chi phí sử dụng đất tăng cao, đẩy giá bất động sản leo thang.

Hà Nội rốt ráo chấn chỉnh đấu giá đất Bảng giá đất điều chỉnh của Hà Nội cao nhất lên gần 700 triệu đồng/m2

Giá bất động sản tăng ở hầu hết các phân khúc trong năm 2024

Sự tăng trưởng tốt tại Hà Nội và TP.HCM, một phần đến từ tâm lý muốn đầu tư tại các thành phố lớn, có tính thanh khoản cao thay vì đầu tư dàn trải như giai đoạn trước, một phần đến từ tâm lý sợ giá bán tăng cao nên tranh thủ mua vào ở vùng giá “chấp nhận

Giá bất động sản khó có thể điều chỉnh giảm Doanh nghiệp bất động sản thành lập mới sụt giảm dù thị trường ấm dần

Lãnh đạo NHNN nói về 2 dòng ngoại tệ lớn chảy ra trong năm 2024

Lãnh đạo NHNN đánh giá, trong năm 2024, đồng VND mất giá khoảng 5,03% so với USD, nhưng là mức mất giá thấp so với các nước trong khu vực ASEAN, các nước có xuất khẩu lớn vào Mỹ. Mức mất giá của VND là hợp lý, đảm bảo các chỉ tiêu lớn về vĩ mô.

Ngân hàng Nhà nước bơm hơn 86.000 tỷ vào hệ thống ngân hàng trong tuần qua Doanh nghiệp Nhà nước thu gần 500 tỷ mỗi ngày từ bán khoáng sản, một công ty con “làm mưa, làm gió” trên sàn chứng khoán

Sẽ có kịch bản điều hành giá năm 2025 nhằm kiểm soát lạm phát

Theo Cục Quản lý giá, vẫn còn nhiều yếu tố cả bên ngoài và bên trong tác động đến mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2025. Thời gian tới Ban Chỉ đạo điều hành giá sẽ họp để đưa ra kịch bản điều hành giá cho năm 2025.

Lạm phát tăng vọt, Nga nâng lãi suất lần thứ 6 trong hơn 1 năm, dự kiến tiếp tục tăng thêm Thận trọng kiểm soát lạm phát những tháng cuối năm 2024

Những yếu tố nào tác động đến lạm phát năm 2025?

Theo lãnh đạo Tổng cục Thống kê, những yếu tố về xung đột quân sự, các sắc thuế mới của các nước lớn và các chi phí đầu vào trong nước tăng cao có thể tác động đến lạm phát của Việt Nam năm 2025.

Lạm phát tháng 6 tại Mỹ tăng khớp dự báo, hướng về mốc mục tiêu: Thời điểm Fed cắt giảm lãi suất đang đến gần? Lạm phát tăng vọt, Nga nâng lãi suất lần thứ 6 trong hơn 1 năm, dự kiến tiếp tục tăng thêm

NHNN triển khai thêm biện pháp can thiệp, tỷ giá USD hạ nhiệt

Động thái mới cho thấy kỳ vọng của NHNN về sự ổn định tỷ giá hối đoái quanh mức 25.450 VND, đồng thời xóa bỏ đồn đoán của thị trường về việc NHNN sẽ tăng giá bán can thiệp.

Dự báo xu hướng tỷ giá, lãi suất huy động, lãi suất cho vay trong năm 2025 Tỷ giá USD lại vượt ngưỡng chặn, NHNN tiếp tục bán ngoại tệ can thiệp, giảm hỗ trợ thanh khoản VND