Nông sản chủ yếu vẫn xuất hàng thô, hàm lượng chế biến thấp

Ngành nông nghiệp Việt Nam dù đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng thực tế 70-80% vẫn xuất hàng thô, hàm lượng chế biến thấp, nên giá trị không cao.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Năm 2023, dù kinh tế thế giới có nhiều khó khăn, thách thức khiến tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng âm song kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản vẫn đạt trên 53 tỷ USD, trong đó nhiều mặt hàng nông sản tăng cả về giá trị và lượng.

Với những ưu thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng thuận lợi cùng ưu đãi từ 16 FTA song phương và khu vực đã ký kết và đang thực thi với nhiều đối tác trên thế giới mà đặc biệt là CPTPP, EVFTA trong những năm gần đây, là yếu tố giúp kim ngạch xuất khẩu nông sản và thực phẩm duy trì tốc độ tăng trưởng trên hai con số.

Đồng thời, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài chất lượng cao vào khu vực nông nghiệp, tham gia sâu, bền vững vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ngành nông nghiệp Việt Nam dù đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng trên thực tế chủ yếu vẫn xuất hàng thô, hàm lượng chế biến thấp, chiếm khoảng 70-80% tổng kim ngạch xuất khẩu, nên giá trị và mức độ cạnh tranh không cao.

"Đây rõ ràng không phải là hướng đi bền vững và hiệu quả”, bà Phan Thị Thắng, Thứ trưởng Bộ Công Thương đã nhấn mạnh điều này tại hội thảo “Xu hướng thị trường và cơ hội xuất khẩu nông sản, thực phẩm chế biến Việt Nam vào các hệ thống phân phối quốc tế”, vừa tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh cuối tuần qua.

Theo Thứ trưởng Phan Thị Thắng, hàng nông sản, thực phẩm xuất khẩu vẫn đang phải đối diện với nhiều khó khăn thách thức từ tiêu chuẩn chất lượng, hay các yêu cầu về xuất xứ hàng hóa của các thị trường nhập khẩu ngày càng cao, rào cản thương mại có xu hướng gia tăng tại nhiều thị trường.

Trong khi đó, xu hướng phát triển bền vững, giảm phát thải carbon và bảo vệ môi trường tại các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sẽ đòi hỏi doanh nghiệp phải nhanh chóng thích ứng và tuân thủ.

Những thách thức tại thị trường EU

Ông Trần Ngọc Quân, Tham tán Thương mại tại Bỉ và EU cho biết, EU nhập khẩu hơn 160 tỷ USD các mặt hàng nông sản mỗi năm, trong đó khoảng 4% từ Việt Nam.

EU cũng là một thị trường có đòi hỏi cao về chất lượng, an toàn thực phẩm, kiểm soát dư lượng và cập nhật thường xuyên các quy định mới.

Quảng cáo

EU đang chuẩn bị ra chính sách nông nghiệp chung, chính sách rác thực phẩm và quy định cụ thể về nhãn mác với các loại nước trái cây, sữa (sữa hạt, sữa dừa, nước trái cây), cân bằng carbon, nhãn sinh thái cần được phê duyệt...

Hiện nay, vị thế của hàng nông sản Việt tại EU như hải sản, cà phê, đồ gỗ đang có uy tín. Rau quả đang tiếp cận thị trường, một số các mặt hàng thực phẩm khác được tiêu thụ ở chợ châu Á.

Mặc dù có lợi thế nhưng hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang EU cũng gặp không ít thách thức. Đó là liên kết chưa chặt chẽ kể cả trong xúc tiến thương mại.

Ngoài các đơn hàng từ chuỗi, các đơn hàng nhập khẩu thường nhỏ, chi phí nhập khẩu sẽ cao hơn khiến giá bán ra tương đối cao.

Theo ông Trần Ngọc Quân, doanh nghiệp cần tìm đối tác thích hợp, vì hàng nông sản xuất khẩu đơn hàng nhỏ và cần nhập khẩu liên tục để bảo đảm tươi mới.

"Đây cũng là cơ hội cho nông sản Việt. Thách thức ở chỗ để tìm được doanh nghiệp nhập khẩu thích hợp là tương đối khó", ông Quân nhấn mạnh.

"Doanh nghiệp Việt phải có khả năng đáp ứng kịp thời các quy định của EU. EU thay đổi quy định về nông nghiệp nhiều, nhất là các quy định dư lượng và giám sát cửa khẩu. Doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt để có kế hoạch thực hiện và nên có bộ phận theo dõi chính sách.

Còn dư lượng hóa chất là vấn đề chung trong nông nghiệp. Hàng nông nghiệp sản xuất tại châu Âu cũng liên tục bị cảnh báo dư lượng. Do vậy, việc quản lý chất lượng không chỉ nằm ở khâu của công ty xuất khẩu mà trong cả chuỗi ngành hàng", ông Quân khuyến nghị.

TP. Hồ Chí Minh hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm

Để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển theo xu hướng bền vững, ông Trần Phú Lữ, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) cho biết, Thành phố đã xây dựng chiến lược phát triển ngành chế biến lương thực, thực phẩm đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, thành phố sẽ hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uống xây dựng thương hiệu; tiếp cận và đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm; hỗ trợ kết nối giao thương, mở rộng thị trường tiêu thụ mà trước hết là khai thác tốt thị trường nội địa với hơn 100 triệu dân.

Sau đó, sẽ tập trung tăng kim ngạch xuất khẩu tại các thị trường truyền thống còn dư địa khai thác, nghiên cứu mở rộng xuất khẩu vào các thị trường mới tiềm năng theo các FTA mà Việt Nam ký kết.

“Thành phố đang đẩy nhanh tiến độ đề án phát triển hệ thống kho lạnh, kho dự trữ bảo quản cho ngành chế biến lương thực thực phẩm. Mặt khác, tiếp tục nâng cao hiệu quả liên kết vùng giữa TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh/thành, để hình thành vùng nguyên liệu ổn định, bền vững cho chuỗi sản xuất của ngành chế biến lương thực thực phẩm của thành phố”, ông Lữ nói.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Bất động sản TP.HCM tăng trưởng dương trở lại, hấp dẫn nhà đầu tư

Vượt qua “vùng đáy”, thị trường bất động sản TPHCM đang dần lấy lại đà phát triển, tốc độ phục hồi tuy chậm nhưng chắc và dự kiến sẽ tăng tốc từ thời điểm cuối năm.

Gần 3.900 doanh nghiệp bất động sản được thành lập mới trong 10 tháng năm 2024 Đua nhau tăng bốc đầu, chuyện gì đang xảy ra với nhóm cổ phiếu bất động sản?

Giá chung cư Hà Nội tăng "sốc" nhưng "mới chỉ là khởi đầu cho một chu kỳ tăng trưởng mới"

Dù giá căn hộ sơ cấp trung bình trong quý 3/2024 đạt ngưỡng 72 triệu đồng/m² (chưa bao gồm VAT & KPBT), nhưng đây chỉ là khởi đầu của một chu kỳ tăng trưởng mới, 2025 thị trường căn hộ sẽ có thêm các dự án “hạng siêu sang” - giống như tại thị trường phía

70% căn hộ chung cư bán được ở Hà Nội có giá trên 4 tỷ đồng Vì sao giá chung cư mới ở Hà Nội liên tục tăng?

Ngân hàng Nhà nước ra chỉ đạo mới cho các ngân hàng về việc hỗ trợ doanh nghiệp

NHNN yêu cầu các TCTD tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp, nhiệm vụ theo chỉ đạo của NHNN trong năm 2024 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh,…

9 tháng đầu năm, 19 DN Nhà nước mang về 50.360 tỷ đồng lãi, hàng loạt "ông lớn" vượt kế hoạch cả năm Tỷ giá USD vượt giá bán can thiệp của Ngân hàng Nhà nước, đô la tự do tăng chóng mặt

Tiền gửi vẫn chảy mạnh vào ngân hàng

Theo số liệu mới nhất được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố, tính đến hết tháng 8/2024, lượng tiền gửi của dân cư đạt hơn 6,92 triệu tỷ đồng, tăng 6% so với cuối năm 2023.

Số dư tiền gửi sẵn sàng mua cổ phiếu có quý thứ 2 liên tiếp sụt giảm Loạt quy định mới về lãi suất tiền gửi, rút tiền gửi trước hạn sẽ có hiệu lực trong tháng 11

Người Việt có thể chi gần 50 tỷ USD "chốt đơn" trên các sàn TMĐT vào năm 2028

Theo khảo sát, những người tiêu dùng Việt Nam có thu nhập từ 30 triệu đồng/tháng trở lên gần như không phụ thuộc vào chương trình khuyến mãi, mà có thể mua sắm bất cứ lúc nào có nhu cầu.

Thị trường bất động sản thương mại châu Á - Thái Bình Dương vẫn yếu trong quý 1/ 2024 Bộ trưởng Tài chính: 5 tháng đầu năm thu 50.000 tỷ đồng tiền thuế từ sàn thương mại điện tử

Đồng đô la lên cao nhất 1 năm, tỷ giá USD ngân hàng xác lập kỷ lục mới

Tính từ đầu năm đến nay, giá USD tại các ngân hàng tăng khoảng 1.100 đồng, tương đương mức tăng 4,4%. Riêng trong tháng 10 và tháng 11, VND đã mất hơn 3% giá trị so với USD.

Tỷ giá USD/VND tăng lên mức cao nhất lịch sử, các ngân hàng liên tục niêm yết kịch trần Diễn biến mới của tỷ giá USD/VND sau khi Fed giảm lãi suất

TP. Hồ Chí Minh yêu cầu tăng cường quản lý nhà chung cư

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có ý kiến chỉ đạo về tăng cường thực hiện công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn Thành phố, theo Cổng thông tin điện tử UBND TP. Hồ Chí Minh.

Doanh số bán hàng của Vinhomes, Khang Điền, Nam Long dẫn đầu ngành bất động sản nhờ các dự án mới ra mắt ở Hà Nội và TP.HCM Ít ỏi nguồn cung, một loại hình BĐS tại Tp.HCM liên tục “cháy hàng”