PAN, DBC, VHC, HPG, HAG: Những “sếu đầu đàn” nông nghiệp đang làm ăn ra sao?

Việt Nam đã đặt mục tiêu đến 2030 trở thành một trong những nước có nền nông nghiệp hàng đầu thế giới.

pan.jpg

Năm 2024, tốc độ tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp đạt 3,3%, cao hơn mức Chính phủ giao 3-3,2%. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 62,5 tỷ USD, thặng dư thương mại 17,9 tỷ USD, đạt kỷ lục mới về tổng kim ngạch xuất khẩu và thặng dư thương mại, chiếm 72% thặng dư thương mại toàn nền kinh tế.

Năm 2025, Thủ tướng yêu cầu phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp đạt 3,5-4%, tổng kim ngạch xuất khẩu 70 tỷ USD, góp phần vào mục tiêu tăng trưởng GDP ít nhất trên 8% và phấn đấu đạt tăng trưởng 2 con số trong năm 2025.

Để đóng góp vào tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp, không thể không kể đến những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực này, đang được niêm yết trên sàn chứng khoán, như Tập đoàn Dabaco (mã DBC), Công ty CP Vĩnh Hoàn (mã VHC), Nông nghiệp Hoà Phát, thuộc Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG), PAN Group (mã PAN), Hoàng Anh Gia Lai (mã HAG)…

PAN: M&A táo bạo và kỷ lục vừa ghi nhận

PAN Group được thành lập vào năm 1993 với số vốn vài chục triệu đồng và là doanh nghiệp gắn bó với ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch PAN Group, Chứng khoán SSI từ những ngày đầu khởi nghiệp. Tiền thân của PAN Group là PAN Pacific ban đầu hoạt động chính trong lĩnh vực tư vấn cho các nhà đầu tư nước ngoài và ghi dấu ấn với hai thương vụ nổi tiếng là khách sạn Metropole và liên doanh nhà máy ô tô Hòa Bình.

Bước ngoặt lớn của PAN Group là giai đoạn khủng hoảng tài chính châu Á, từng chuyển hướng thành công ty chuyên cung cấp dịch vụ lau chùi và quét dọn chuyên nghiệp. Đến năm 2013, doanh nghiệp này thêm một lần nữa có thay đổi bước ngoặt sang lĩnh vực nông nghiệp.

Ngay sau khi chuyển hướng chiến lược, PAN đã thực hiện hàng loạt thương vụ M&A các doanh nghiệp nông nghiệp trong hai năm 2013-2015. Trong đó, nổi bật là đầu tư vào Công ty CP Giống cây trồng Trung ương (NSC), Công ty Giống cây trồng Miền Nam (SSC), Công ty bánh kẹo Bibica (BBC), Công ty Điều Long An (LAF), Công ty Aquatex Bến Tre (ABT).

Với chiến lược M&A táo bạo, hệ thống của PAN được nâng lên 9 công ty con sở hữu trực tiếp và 22 công ty con sở hữu gián tiếp.

Từ khoản doanh thu chỉ hơn 600 tỷ đồng năm 2013, đã vượt 1.100 tỷ vào năm 2014 và gần như tăng trưởng liên tục trong suốt 10 năm liền. PAN Group thiết lập kỷ lục mới trong năm 2024 với doanh thu thuần đạt 16.184 tỷ đồng và lãi sau thuế 1.148 tỷ đồng, tăng lần lượt 23% và 40% so với năm 2023. Lãi ròng cũng đạt mức cao kỷ lục 594 tỷ đồng, tăng 46% và vượt 33% mục tiêu lợi nhuận năm.

Kết quả tích cực được đóng góp bởi sự tăng trưởng ở cả 3 mảng kinh doanh chính. Trong đó, mảng thủy sản tăng trưởng cao nhất, đạt gần 7.500 tỷ đồng doanh thu (chiếm 46% tổng doanh thu) và lãi trước thuế 513 tỷ đồng, lần lượt tăng 33% và 37% so với năm trước.

screenshot-2025-03-28-at-07.59.20.png

Bước sang năm 2025, PAN Group đối mặt với không ít thách thức. Giá nguyên liệu đầu vào như thức ăn thủy sản và phân bón có thể tiếp tục biến động do lạm phát toàn cầu, trong khi các rào cản thương mại từ Mỹ – thị trường xuất khẩu lớn nhất của tập đoàn đang gia tăng dưới chính sách bảo hộ của chính quyền Tổng thống Trump.

VHC: “Nữ hoàng cá tra” đối mặt sóng gió xuất khẩu

Công ty CP Vĩnh Hoàn (VHC) được mệnh danh là “nữ hoàng cá tra” là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn nhất Việt Nam. Quý cuối cùng của năm 2024, Vĩnh Hoàn lãi đậm, đạt 425 tỷ đồng, gấp 6 lần cùng kỳ và liên tục tăng trong 5 quý gần nhất. Thành công này chủ yếu đến từ sự tăng trưởng về sản lượng và giá bán nhóm sản phẩm cá tra, giúp kết quả kinh doanh quý cuối năm 2024 khởi sắc.

Khép lại năm 2024, Vĩnh Hoàn ghi nhận doanh thu hơn 12.500 tỷ đồng, tăng 25% so với năm trước, tiến sát mức kỷ lục hơn 13.200 tỷ đồng từng đạt được vào năm 2022 - giai đoạn hoàng kim của ngành thủy sản. Lãi ròng đạt 1.233 tỷ đồng, tăng 34%.

screenshot-2025-03-28-at-08.01.37.png
Sản lượng bán hàng cá tra của VHC

Ngay đầu năm 2025, VHC nhận tin vui là doanh nghiệp duy nhất đủ điều kiện được đưa ra khỏi phạm vi áp dụng thuế chống bán phá giá khi xuất khẩu cá tra, cá basa vào Mỹ. Dù vậy, nhiều khó khăn vẫn còn ở phía trước, nhất là các loại thuế quan hàng hóa vào thị trường Mỹ - nơi VHC dẫn đầu với hơn 40% thị phần.

Chứng khoán SSI nhận định ngành thủy sản Việt Nam có thể chịu ảnh hưởng từ chính sách thương mại của Mỹ nếu có các biện pháp thuế quan mới. Nếu chính sách thuế quan được thực thi, các doanh nghiệp có thể đối mặt áp lực cạnh tranh cao hơn.

Quảng cáo

SSI Reseach dự báo doanh thu năm 2025 của VHC tăng 14,2% so với cùng kỳ, với giá bán bình quân cải thiện từ 3,15 USD/kg lên 3,30 USD/kg nhờ tăng sản lượng tiêu thụ và giá cạnh tranh hơn cá rô phi Trung Quốc, giúp lợi nhuận ròng dự kiến tăng 28%.

DBC: “Ông trùm chăn nuôi” với tham vọng tỷ USD

Tập đoàn Dabaco từ lâu đã khẳng định vị thế “ông trùm” trong ngành chăn nuôi Việt Nam với mô hình 3F (Feed - Farm - Food) khép kín. Năm 2024, Dabaco ghi nhận doanh thu thuần 13.574 tỷ, tăng 22% so với năm 2023. Lợi nhuận sau thuế đạt năm 2024 Công ty thu về 769 tỷ.

Sang năm 2025, doanh nghiệp này đặt mục tiêu đầy tham vọng với doanh thu 28.759 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế 1.108 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế 1.007 tỷ đồng - tăng khoảng 30% so với năm 2024.

Động lực chính đến từ giá heo hơi phục hồi mạnh mẽ, cùng với thành công trong việc thử nghiệm vaccine dịch tả heo châu Phi (Dacovac-ASF2) đạt hiệu lực bảo hộ lên đến 98-99%. Dabaco đang gấp rút hoàn thiện nhà máy sản xuất vaccine để thương mại hóa, hứa hẹn tạo bước ngoặt lớn cho ngành chăn nuôi nội địa. Ngày 29/3 tới đây, Dabaco dự kiến khánh thành nhà máy vaccine Dacovac và công bố thương mại vaccine dịch tả lợn châu Phi.

screenshot-2025-03-28-at-08.03.37.png
Dự phóng tổng đàn nái và doanh thu chăn nuôi của Dabaco

Ngoài ra, doanh nghiệp này cũng lên kế hoạch phát hành hơn 140 triệu cổ phiếu trong năm 2025, nhằm huy động hơn 1.300 tỷ đồng để đầu tư vào Công ty TNHH Dầu thực vật Dabaco để thực hiện "dự án Đầu tư xây dựng nhà máy ép và tinh luyện dầu đậu nành Dabaco". Dự án nhà máy ép dầu 2 mở rộng sẽ tiến hành lắp đặt và tinh chỉnh từ nay đến hết quý III/2025 và bắt đầu chạy thử trong quý IV/2025. Ban lãnh đạo Dabaco cho biết sẽ phát triển các sản phẩm dầu mới có giá trị gia tăng cao và tập trung xuất khẩu.

HPG: Nông nghiệp từ “ngoài lề” đến trụ cột

Năm 2025, tròn một thập kỷ Hòa Phát làm nông nghiệp. Với chiến lược đầu tư được đánh giá là bài bản, Hòa Phát đã xây dựng chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi heo, bò và gia cầm. Đây là bước đi giúp Hòa Phát tạo dựng vị thế hàng đầu trong ngành nông nghiệp Việt Nam, bên cạnh lĩnh vực cốt lõi là sản xuất kinh doanh thép.

Năm 2024, Nông nghiệp Hòa Phát có nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch, trong đó ấn tượng nhất là sản lượng trứng gà đạt 330 triệu quả. Mạng lưới phân phối trứng gà Hòa Phát hiện có mặt tại hơn 100 siêu thị khu vực phía Bắc và rộng khắp ba miền. Trong lĩnh vực chăn nuôi heo, sản lượng heo thành phẩm vượt kế hoạch đề ra. Lĩnh vực chăn nuôi bò Úc có chuyển biến tích cực so với năm 2023 khi sản lượng chăn nuôi cao hơn năm trước.

Từ mảng vốn xem là “mảng ngoài lề”, nông nghiệp đã đóng góp gần 7.100 tỷ đồng doanh thu, tăng 12% và 1.038 tỷ đồng lợi nhuận, tăng gấp 5 lần năm 2023.

screenshot-2025-03-28-at-07.49.07.png
Doanh thu, lợi nhuận Nông nghiệp Hòa Phát qua các năm

Trở lại năm 2015, lần đầu bước chân vào mảng nông nghiệp, ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát tự tin mảng kinh doanh mới này sẽ thành công mang lại giá trị bền vững cho cổ đông, góp phần thúc đẩy tái cơ cấu nền nông nghiệp Việt Nam theo hướng sản xuất hàng hoá quy mô lớn, đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài trong thời kỳ hội nhập ngày càng sâu rộng.

HAG: Hào quang đang tìm lại

Hoàng Anh Gia Lai (mã HAG) làm nông nghiệp từ năm 2007. Tuy nhiên, đến năm 2012, doanh nghiệp này mới đầu tư mạnh vào nông nghiệp, coi đây là mảng kinh doanh cốt lõi và thu hẹp các mảng kinh doanh khác. Theo ông Đoàn Nguyên Đức, công ty đã bỏ ra hàng tỷ USD để đầu tư nông nghiệp.

Thời điểm này, trồng cao su là mảng kinh doanh siêu lợi nhuận, nhưng khi Hoàng Anh Gia Lai khai thác cao su thì giá giảm mạnh, chỉ còn 1.100 USD/tấn, thay vì 5.200 USD/tấn. Năm 2016, tập đoàn mất thanh khoản, gặp khó khăn khi không có tiền trả lãi, không có tiền trả lương và HAG là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam tuyên bố mất thanh khoản với khoản nợ hàng chục nghìn tỷ.

Một thập kỷ giải bài toán trồng cây gì, nuôi con gì, sau cùng, chuối, sầu riêng, bò và lợn đã “cứu” doanh nghiệp nông nghiệp top đầu trước bờ vực phá sản. HAG hiện đã trồng 2.000 ha sầu riêng, trong đó tại Lào là 1.700 ha, ở Việt Nam có 300 ha, sở hữu 7.000 ha chuối. Chuối của HAGL xuất khẩu 40% qua Nhật Bản và Hàn Quốc, còn lại xuất khẩu sang Trung Quốc và bán một phần vào hệ thống siêu thị tại thị trường nội địa.

Năm 2024, Hoàng Anh Gia Lai đạt 5.693 tỷ đồng doanh thu thuần và 1.056 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Với chiến lược phát triển trong thời gian tới tập trung vào số hóa nông nghiệp, tối ưu hoạt động và chi phí, Hoàng Anh Gia Lai tin tưởng hoạt động kinh doanh sắp tới sẽ đạt được kết quả tích cực, từng bước giảm và xóa lỗ lũy kế, khắc phục được nguyên nhân dẫn tới tình trạng chứng khoán bị đưa vào diện cảnh báo.

sau-rieng.jpg
Ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch HĐQT Hoàng Anh Gia Lai giám sát hoạt động canh tác vườn sầu riêng.

Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đưa ra mục tiêu đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng GDP nông lâm thuỷ sản đạt bình quân từ 2,5-3%/năm, mở rộng phát triển thị trường nhất là thị trường xuất khẩu với tốc độ tăng giá trị đạt bình quân từ 5-6%. Phấn đấu Việt Nam trở thành một trong những nước có nền nông nghiệp hàng đầu thế giới với ngành công nghiệp chế biến nông sản hiện đại, hiệu quả, thân thiện với môi trường.

Như vậy, để đạt được những mục tiêu này đòi hỏi sự phát triển hơn nữa từ các doanh nghiệp nông nghiệp trong sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu. Những doanh nghiệp quy mô lớn với doanh thu hàng chục nghìn tỷ cần phát huy hơn nữa vai trò “sếu đầu đàn” để nông nghiệp Việt Nam có thể cất cánh.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Dư nợ trái phiếu doanh nghiệp dự báo tăng 15-20% trong năm 2025

Theo FiinRatings dư nợ trái phiếu doanh nghiệp năm 2025 dự báo tăng trong bối cảnh các ngân hàng thương mại sẽ tiếp tục phải đẩy mạnh phát hành tăng vốn cấp 2; nhu cầu và áp lực tái tài trợ, tái cấu trúc vốn tăng cao của nhóm bất động sản, năng lượng...

Nam Long hoàn tất mua lại trước hạn 1.000 tỷ đồng trái phiếu Novaland chuyển đổi trái phiếu 300 triệu USD thành cổ phần với giá cao ngất ngưởng

Ngân hàng "chạy đua" tăng vốn điều lệ

Mùa đại hội cổ đông thường niên năm nay sẽ chứng kiến nhiều kế hoạch tăng vốn mạnh của các ngân hàng nhằm củng cố bộ đệm tài chính, tạo nền tảng vững chắc cho hoạt động kinh doanh và phát triển bền vững.

NHNN cho phép BIDV tăng vốn điều lệ thêm 1.238 tỷ đồng VietinBank muốn phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên 77.670 tỷ đồng

Dự án khu đô thị gần 1 tỷ USD ở Hải Phòng đủ điều kiện huy động vốn

Sở Xây dựng Hải Phòng vừa ký Công văn số 1193/SXD-QLN gửi tới Công ty cổ phần Vinhomes thông báo đủ điều kiện huy động vốn theo quy định tại Điều 43 Nghị định số 95/2024/NĐ-CP ngày 24/7/2024 của Chính phủ để phát triển nhà ở tại dự án xây dựng Khu đô thị

Một huyện ở Hà Nội được duyệt thu hồi 1.140 ha đất xây 104 dự án trong năm 2025 Hà Nội thu hồi hơn 4.000m2 đất thuộc khu biệt thự Phonix Garden ngay gần dự án Vinhomes Đan Phượng để đấu giá

Tiềm năng lớn khi đầu tư vào cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp

Thị trường bất động sản khu công nghiệp Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mới với tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ. Dòng vốn FDI ổn định, nhu cầu thuê đất công nghiệp cao, giá cho thuê tăng đều và làn sóng dịch chuyển sản xuất toàn cầu là những độn

Dõi theo bầu cử Mỹ, nhóm BĐS khu công nghiệp bất ngờ “thăng hoa”: KBC, SIP, Viglacera… tăng mạnh 5-7%, thanh khoản đạt hàng chục triệu cổ phiếu Bắc Giang sắp có thêm khu công nghiệp rộng gần 103 ha với vốn đầu tư hơn 1.400 tỷ đồng

Thu hẹp khoảng cách với gạo Thái Lan và Ấn Độ, giá gạo Việt Nam trên đà phục hồi?

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã nhích tăng những ngày gần đây, song khả năng phải đến giữa hoặc cuối quý II/2025 mới xác định xu hướng ổn định, khi nhu cầu nhập khẩu của các thị trường lớn tăng.

Giá gạo tại thị trường nội địa Trung Quốc đang rẻ hơn giá gạo xuất khẩu của Việt Nam Giá gạo Việt Nam đang cao nhất trong lịch sử xuất khẩu gạo

2 tháng đầu năm, ngân sách nhà nước thặng dư 206 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, 2 tháng đầu năm, cân đối ngân sách nhà nước (NSNN) được đảm bảo khi lũy kế thu ước đạt 499,8 nghìn tỷ đồng, lũy kế chi đạt 293,8 nghìn tỷ đồng. Cân đối ngân sách thặng dư 206 nghìn tỷ đồng. Cả thu và chi trong 2 tháng đầu năm đều tăng

Bội thu ngân sách 9 tháng đạt gần 192 nghìn tỷ đồng 11 tháng, thu ngân sách nhà nước vượt 6,3% dự toán năm 2024

Vốn giá rẻ liên tục được ngân hàng “bơm” ra nền kinh tế

Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các ngân hàng đang đẩy mạnh triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi lãi suất, với sản phẩm/dịch vụ “may đo” phù hợp với nh

Ngân hàng Nhà nước bơm hơn 86.000 tỷ vào hệ thống ngân hàng trong tuần qua Giá USD bất ngờ giảm mạnh, NHNN bơm ròng cao kỷ lục

Thuế thu nhập cá nhân: Thu nhập tăng 1, thuế tăng 2, sửa thế nào?

Từ năm 2020 đến 2024, tổng thu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) tăng 72%, trong khi thu nhập bình quân đầu người chỉ tăng 30,2%. Tốc độ tăng thuế không chỉ đi trước một bước mà còn không phản ánh đúng sự thay đổi của thu nhập thực.

Chưa điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh tính thuế thu nhập cá nhân Thu nhập 11 triệu ở Việt Nam phải đóng thuế thu nhập cá nhân, so với các nước khác là cao hay thấp?

UOB: Tăng trưởng GDP 8% hoặc cao hơn là khả thi

Mức tăng trưởng GDP 8% hoặc cao hơn là khả thi nhưng chỉ với xuất khẩu và sản xuất sẽ không đủ để thúc đẩy nền kinh tế đạt mức tăng trưởng vượt trội, do đó, Việt Nam sẽ cần tăng cường đầu tư vốn, đặc biệt từ khu vực đầu tư công.

GDP Việt Nam tăng 7,09% trong năm 2024 Chính phủ yêu cầu tập trung cho mục tiêu GDP 2025 tăng tối thiểu 8%

Mỹ nâng thuế nhập khẩu nhôm, thép từ Canada lên 50%, thị trường hàng hoá tăng mạnh

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới biến động mạnh trong phiên giao dịch ngày hôm qua (11/3). Ngoại trừ giá các mặt hàng trong nhóm nông sản đồng loạt đi xuống, sắc xanh áp đảo trên toàn thị trường. Kết p

Lập kỷ lục hơn 400 tỷ USD hàng hoá được xuất khẩu khắp thế giới, quốc gia nào bỏ nhiều tiền nhất để mua hàng hoá từ Việt Nam trong năm vừa qua? Cổ phiếu Bảo Việt (BVH) tiếp đà "thăng hoa", VN-Index tiến sát mốc 1.280 điểm

12 ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất huy động, một cái tên đã giảm tới 2 đợt

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, khoảng 12 ngân hàng đã hạ lãi suất huy động với mức giảm bình quân 0,7%. Riêng Nam A Bank, ngân hàng này đã hai lần giảm lãi suất tiết kiệm trong năm 2025.

Áp lực tỷ giá, lãi suất huy động sẽ ra sao trong năm nay? Ngân hàng Trung ương Nhật Bản nghiêng về khả năng tăng lãi suất trong tháng 1/2025