Phát triển điện khí là xu thế không thể đảo ngược

Nhu cầu điện tại Việt Nam không ngừng tăng qua các năm do nhu cầu phát triển sản xuất, công nghiệp, tuy nhiên các nguồn truyền thống không đáp ứng đủ và cũng gây ra ô nhiễm môi trường, trong bối cảnh đó, phát triển điện khí có thể coi là lựa chọn phù hợp

1412dienkhi-8336-1771.jpg

Phát triển điện khí phù hợp với chủ trương và nhu cầu thực tế của Việt Nam

Thông tin tại hội thảo cho biết, trong tương lai, với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và dân số, ngành điện Việt Nam cũng đang đối mặt với nhiều thách thức như: Nhu cầu điện đang và còn tiếp tục tăng trưởng cao; nguồn năng lượng sơ cấp đang dần cạn kiệt và khả năng cung cấp nguồn năng lượng sơ cấp hạn chế, dẫn đến sớm phải nhập khẩu nhiên liệu; xây dựng nhiều nguồn điện không theo sát quy hoạch, phân bố trên vùng miền mất cân đối dẫn đến tăng thêm lượng điện truyền tải lãng phí, tổn thất truyền tải còn cao; sự phát triển mạnh mẽ của các nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo như gió, mặt trời dẫn tới những khó khăn nhất định trong vận hành hệ thống điện, các yêu cầu ngày càng khắt khe hơn về bảo vệ môi trường trong hoạt động điện lực…

Trong bối cảnh đó, các chuyên gia đánh giá phát triển điện khí là phù hợp với chủ trương của Việt Nam trong Quy hoạch điện VIII để bảo đảm cung cấp điện cho hệ thống và giảm phát thải khí nhà kính ra môi trường, bù đắp thiếu hụt năng lượng cho hệ thống và bảo đảm đa dạng nguồn cung cấp nhiên liệu; đồng thời cung cấp nguồn dự phòng khi tỷ trọng của các nguồn điện năng lượng tái tạo tăng cao trong cơ cấu nguồn, bảo đảm ổn định cung cấp điện cho hệ thống.

Phát biểu tại hội thảo, ông Phạm Mạnh Hùng, Phó Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam - đại diện cho nhà tổ chức, cho rằng, để vượt qua các khó khăn, thách thức, bảo đảm cung cấp điện ổn định, tin cậy, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng của đất nước, tận dụng được hết tiềm năng vốn có thì cần những chính sách thúc đẩy công tác đầu tư các dự án khai thác mỏ, cơ sở hạ tầng khí, nhập khẩu khí, điện khí, tái hóa khí hóa lỏng LNG; cung cấp các cơ hội thích hợp, khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo ở tất cả các lĩnh vực quan trọng, xây dựng các chính sách thu hút các nhà đầu tư, thúc đẩy chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp trong nước, giúp các doanh nghiệp này có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Phát triển điện khí nằm trong xu thế chung của toàn cầu

Tại diễn đàn, ông Tạ Đình Thi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho rằng, là một trong 6 nước trên thế giới chịu ảnh hưởng lớn nhất do biến đổi khí hậu, Việt Nam đã và đang tiên phong trong việc thực hiện các cam kết “xanh”, được cộng đồng quốc tế đánh giá như là hình mẫu về một nước đang phát triển còn nhiều khó khăn nhưng đã có những đóng góp đi đầu cho “ngôi nhà chung” an toàn của nhân loại.

Quảng cáo

Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Việt Nam cam kết sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của chính mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế để phấn đấu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Ngày 13/12/2023, lần đầu tiên trong lịch sử các hội nghị khí hậu của Liên hợp quốc, COP28 đã đạt được thỏa thuận kêu gọi các nước từ bỏ dần dần các loại nhiên liệu hóa thạch để tránh những hậu quả khủng khiếp nhất do biến đổi khí hậu.

Trên cơ sở các cam kết tại COP26, Chính phủ Việt Nam và Nhóm các Đối tác quốc tế đã chính thức thông qua Tuyên bố chính trị thiết lập Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng với các đối tác quốc tế (JETP). Để đạt mục tiêu này, Việt Nam cần đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo, nâng cao hiệu suất năng lượng và chú trọng chuyển đổi năng lượng với một lộ trình phù hợp, vừa bảo đảm mục tiêu bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, nhưng giảm tối đa gánh nặng chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế và giải quyết tốt các vấn đề xã hội.

Ông Tạ Đình Thi dẫn quan điểm của các chuyên gia nhấn mạnh, điện khí LNG có nhiều ưu điểm trong việc giảm phát thải khí CO2 và NOx ra môi trường (giảm khoảng 40% khí CO2 và khoảng 90% khí NOx so với các nhà máy nhiệt điện than và dầu). Việc này góp phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường, phát triển xanh hơn của ngành điện, cũng như góp phần thực hiện cam kết về giảm phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 của Việt Nam.

Tuy nhiên, việc chuyển dịch sang năng lượng xanh sạch, trong đó có phát triển điện khí LNG không dễ dàng, có thể thực hiện một sớm một chiều. Các dự án LNG thường đòi hỏi nguồn vốn lớn lên tới hàng tỷ USD, hiện chúng ta phải nhập khẩu hoàn toàn loại nhiên liệu khí hóa lỏng, chiếm từ 70-80% giá thành điện năng sản xuất nhưng lại nhiều biến động; cũng chưa có bộ tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến thiết kế, xây dựng và vận hành các cơ sở hạ tầng phục vụ nhập khẩu...

"Chúng ta cần có cơ sở hạ tầng để nhập khẩu và lưu trữ một lượng khí LNG đủ cho các nhà máy điện vận hành ổn định và có thể ký hợp đồng mua khí LNG dài hạn. Hạ tầng điện khí gồm các khâu thượng, trung và hạ nguồn, nhất là điện LNG là “chuỗi nhiên liệu” phức tạp, bao gồm cảng - kho - hệ thống tái hóa khí - đường ống - nhà máy điện. Cuối cùng việc tính toán, xác định cơ chế giá điện khí để bảo đảm hiệu quả đầu tư của dự án điện, đặc biệt là các chuỗi dự án khí - điện sử dụng khí trong nước”, ông Tạ Đình Thi khẳng định.

Vì vậy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội xác định, phát triển điện khí LNG - giải pháp xanh trong chuyển dịch năng lượng bền vững tại nước ta, rất cần sự trao đổi, chia sẻ, lắng nghe giữa cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, địa phương, các chuyên gia, nhà nghiên cứu để tiếp tục cụ thể hóa các hành động về chính sách và tổ chức thực hiện nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh khí, bảo đảm cân bằng thị trường, phát triển hạ tầng, hướng tới đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Trong vấn đề phát triển điện khí, ông Tạ Đình Thi cho rằng, cần đặc biệt quan tâm đến các vấn đề như công tác quy hoạch, huy động nguồn lực, cơ chế giá, giải phóng mặt bằng,... trong đó bao gồm LNG nhập khẩu và sử dụng khí trong nước; Các giải pháp bảo đảm phát triển hạ tầng điện khí tại Việt Nam; Đảm bảo chuỗi cung ứng cho sản xuất điện khí (trong nước và nhập khẩu); Vốn đầu tư, sử dụng đất, không gian biển, hiệu quả kinh tế - xã hội. Đặc biệt cũng cần quan tâm đến những khó khăn, vướng mắc, giải pháp đối với các dự án điện khí đang gặp khó khăn, vướng mắc.

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Hà Nội giao 24.000m2 đất Đông Anh cho Liên danh Handinco và Viglacera để xây dựng nhà ở xã hội

UBND Thành phố Hà Nội vừa có quyết định giao đất cho Liên danh Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội và Tổng Công ty Viglacera - CTCP để thực hiện Dự án xây dựng Khu nhà ở xã hội tại huyện Đông Anh.

Tin vui về lãi suất với người vay mua nhà ở xã hội năm 2025 Theo Luật mới, có 6 trường hợp nhà ở không được chứng nhận quyền sở hữu khi cấp sổ đỏ, người dân cần nắm rõ

Hà Nội thu hồi hơn 4.000m2 đất thuộc khu biệt thự Phonix Garden ngay gần dự án Vinhomes Đan Phượng để đấu giá

Hơn 4.000 m2 đất tại ô đất ký hiệu CCĐT thuộc dự án Khu đô thị sinh thái cao cấp Đan Phượng (xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng) vừa được TP Hà Nội thu hồi để lập phương án đấu giá đất.

Nhiều tín hiệu về một thị trường bất động sản hừng “nắng” Chuyên gia dự báo kịch bản thị trường bất động sản 2025

Hà Nội thu hồi hơn 3.500 m2 “đất vàng” số 275 Nguyễn Trãi

Lý do thu hồi: Thực hiện theo Kết luận thanh tra số 359/KL-TTCP ngày 27/9/2024 của Thanh tra Chính phủ về việc chuyển mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất, kinh doanh sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011-2019 của doanh nghiệp Nhà nước, doanh

Đất Xanh ước tính lãi ròng giảm 54% còn 31 tỷ đồng trong quý 3, đang đàm phán thu hồi 300 căn Gem Riverside của khách hàng cũ để tái mở bán Một huyện ở Hà Nội được duyệt thu hồi 1.140 ha đất xây 104 dự án trong năm 2025

Giá tăng “chóng mặt”, người Hà Nội ngày càng khó mua nhà

Giá nhà vốn đã cao nhưng những năm gần đây lại tăng “chóng mặt”, trong khi thu nhập cải thiện không tương ứng khiến khả năng chi trả nhà ở tại Hà Nội liên tục sụt giảm.

Giá nhà ở tiếp tục neo cao và chưa có dấu hiệu dừng lại Mặt bằng giá nhà đất Hà Nội thiết lập ở mức cao khiến người mua nhà phải chuyển sang phân khúc 10-15 tỷ

Mức thu nhập bao nhiêu để có thể mua nhà tại Hà Nội?

Giá nhà vốn đã cao, lại tăng “chóng mặt” trong khi thu nhập cải thiện không tương ứng khiến khả năng chi trả nhà ở tại Hà Nội liên tục sụt giảm trong vài năm qua. Người thu nhập ở mức trung bình, có mong muốn sở hữu nhà có thể phải gác lại ước mơ của mình

Căn hộ trung cấp và bình dân dẫn dắt thị trường bất động sản TP. Hồ Chí Minh quý 3 Căn hộ chung cư dưới 25 triệu đồng/m2 ở Hà Nội gần như “mất tích” trên thị trường

UOB: Tỷ giá USD có thể đạt mức 26.000 đồng trong năm 2025

Với lập trường thận trọng hơn của Fed về việc cắt giảm lãi suất trong năm 2025, cùng với những bất ổn từ thuế quan và Trung Quốc, Ngân hàng UOB (Singapore) dự báo tỷ giá USD/VND sẽ duy trì xu hướng tăng.

Tỷ giá USD lại vượt ngưỡng chặn, NHNN tiếp tục bán ngoại tệ can thiệp, giảm hỗ trợ thanh khoản VND Áp lực tỷ giá, lãi suất huy động sẽ ra sao trong năm nay?

Hà Nội giao hơn 11.300 m2 đất cho huyện Đông Anh xây dựng hạ tầng khu đấu giá đất

Ngày 4/2, UBND TP. Hà Nội ban hành Quyết định số 594/QĐ-UBND về việc giao 11.342,1m2 đất tại xã Xuân Canh, huyện Đông Anh cho UBND huyện Đông Anh để thực hiện dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá quyền sử dụng đất thôn Vạn Lộc 2.

Vàng trong nước tăng theo giá vàng thế giới, vàng miếng SJC đạt 88 triệu đồng/lượng Tăng giá 3 phiên liên tiếp, vàng miếng SJC đạt 88,4 triệu đồng/lượng

Chuyên gia dự báo kịch bản thị trường bất động sản 2025

Theo một số chuyên gia trong ngành, thị trường bất động sản năm 2025 tiếp tục chứng kiến sự khởi sắc. Tâm lý và hành vi của nhà đầu tư cũng đang bắt đầu có sự thay đổi để thích ứng.

Hà Nội yêu cầu tập trung xử lý việc thao túng giá bất động sản Chuyên gia dự báo diễn biến thị trường bất động sản năm Ất Tỵ 2025

NHNN bán ra lượng lớn ngoại tệ ảnh hưởng thế nào tới hệ thống ngân hàng?

Theo SHS, việc NHNN bán ra lượng lớn ngoại tệ để hỗ trợ tỷ giá trong năm 2024 khiến cung tiền M2 bị co hẹp. Điều này thúc đẩy các ngân hàng tăng cường việc phát hành trái phiếu nhằm thu hẹp chênh lệch giữa tín dụng và huy động.

Không phải Vietcombank, đây mới là ngân hàng lãi cao nhất quý 4/2024 Ngôi vương đổi chủ trong Top20 lợi nhuận 2024, mình tỷ phú Phạm Nhật Vượng 'địch lại' nhóm ngân hàng