Philippines làm nhiều cách để hạ giá gạo trong nước, dự kiến mua gạo lại từ tháng 10

Những động thái gần đây của Chính phủ Philippines như áp giá trần gạo, đẩy mạnh kiểm tra các kho gạo, nếu tồn kho vượt giá trị 1 triệu peso/kho sẽ bị phạt nặng hoặc xử phạt tù chung thân… là một trong những yếu tố khiến thương nhân Philippines ngưng nhập

Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan Việt Nam, 8 tháng đầu năm Việt Nam đã xuất khẩu 5,8 triệu tấn gạo, trị giá 3,16 tỷ USD, tăng 21,4% về lượng và tăng 35,7% so với cùng kỳ năm 2022.

Trong đó, riêng thị trường Philippines đạt 2,34 triệu tấn gạo, trị giá 1,22 tỷ USD, so với cùng kỳ tăng 2,4% về lượng và tăng đến 15,5% về kim ngạch nhờ giá bán tăng. Philippines chiếm 40,34% tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước và là thị trường xuất khẩu số 1 của gạo Việt Nam.

Chính phủ Philippines kiểm tra các kho dự trữ gạo trong nước

Nhằm hạ giá gạo trong nước, ngày 1/9, Văn phòng Tổng thống Philippines thông báo, Tổng thống Ferdinand Marcos Jr đã ấn định mức trần giá gạo trong nỗ lực nhằm kiểm soát giá cả của mặt hàng chủ lực quốc gia, đồng thời để ứng phó với “sự gia tăng đáng báo động” của giá bán lẻ gạo tại nước này.

Những động thái như áp trần giá gạo và mới đây là đẩy mạnh kiểm tra các kho gạo, nếu tồn kho vượt giá trị 1 triệu peso/kho bị phạt nặng hoặc xử phạt tù chung thân của chính phủ khiến thương nhân Philippines chưa thể nhận thêm các lô gạo đã mua từ Việt Nam, và các lô gạo này phải nằm lại chờ.

Một doanh nghiệp lúa gạo Việt Nam có đối tác là thương nhân Philippines cho biết, việc Chính phủ Philippines đang đẩy mạnh kiểm tra các kho gạo, nếu tồn kho vượt giá trị 1 triệu peso/kho sẽ bị phạt nặng hoặc xử phạt tù chung thân buộc nhà nhập khẩu chỉ có thể im lặng quan sát và chờ đợi nên chưa mua mới gạo từ Việt Nam.

tau-gao-1-6757.jpg
Xuất khẩu gạo - Ảnh minh hoạ

Thông tin mới nhất từ doanh nghiệp Việt Nam cho biết, ngày 25/9, khách Philippines nhận hàng trở lại nhưng tiến độ nhận diễn ra từ từ.

Giá gạo xuất khẩu có thể chỉ xoay quanh mức 600 USD/tấn

Quảng cáo

Ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng - một doanh nghiệp chuyên chế biến gạo xuất khẩu của Việt Nam - cho biết, đối với thị trường Philippines, trước những biến động giá gạo ảnh hưởng đến người dân, buộc Chính phủ nước này phải có nhiều động thái giảm đà tăng giá gạo. Và việc một số thương nhân Philippines khai báo nhập khẩu gạo giá thấp để được giảm thuế, có nguy cơ ảnh hưởng đến doanh nghiệp Việt Nam bán gạo cho họ.

Thông thường thương nhân Philippines mua gạo của Việt Nam không mở L/C mà mua bằng hình thức DP (xong bộ chứng từ hàng qua tới cảng Philippines, khách lấy bộ chứng từ mới thanh toán). Đối với khách quen thân, uy tín thì mua hình thức TT (nhận hàng xong mới trả tiền hoặc nhận hàng sau một tuần mới trả tiền), vì vậy trường hợp khách mua Philippines ngưng nhận hàng sẽ đưa đến nhiều rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam.

Theo ông Đôn, sắp tới đây Philippines sẽ phải điều chỉnh một số chính sách để nhập khẩu gạo, nhưng chưa biết họ sẽ điều chỉnh cách gì và chắc chắn họ sẽ phải mua gạo tiếp vì nếu không mua sẽ bị thiếu hàng.

"Nước này có thể mua gạo từ Thái Lan nhưng mua với Việt Nam thì thuận lợi hơn do điều kiện, năng lực giao hàng của Việt Nam rất tốt và thời gian sau này doanh nghiệp Việt Nam bán gạo giá CIF, không bán giá FOB nên giao hàng tới tận kho Philippines", ông Đôn nói.

Cũng theo ông Đôn, dự kiến, tới tháng 10, Philippines và một số nước nhập khẩu gạo sẽ bắt đầu mua gạo lại để đảm bảo vấn đề an ninh lương thực quốc gia vì thông thường tồn kho của Philippines khoảng hơn một tháng, nhiều lắm khoảng 55-56 ngày. Bây giờ vào mùa mưa bão Philippines càng phải tính đến vấn đề an ninh lương thực quốc gia.

Tuy vậy, giá gạo xuất khẩu sẽ qua thời kỳ đỉnh cao 640-650 USD/tấn như trước đây, dự báo giá bán đi thị trường Philippines sẽ chỉ xoay quanh mức 600 USD/tấn.

Thư ký NEDA Arsenio M. Balisacan và Bộ trưởng Tài chính Philippines Benjamin E. Diokno vừa có đề xuất giảm thuế nhập khẩu gạo như một giải pháp tiềm năng. Theo đó, thuế nhập khẩu gạo đang ở mức 35% có thể được giảm xuống khoảng từ 0% đến 10% cho các nước trong khối ASEAN và những nước được đối xử tối huệ quốc.

Cơ quan này nhấn mạnh sự cần thiết phải xem xét giảm thuế trong bối cảnh giá gạo thế giới đang tăng mạnh, nhằm ngăn chặn tác động bất lợi đến giá bán lẻ, bán buôn và giá tại nông trại.

NEDA đang theo dõi chặt chẽ giá gạo toàn cầu và khối lượng xuất khẩu của các nước xuất khẩu gạo lớn. Việc Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo gần đây và áp lực từ các nước như Việt Nam, Thái Lan góp phần đẩy giá gạo toàn cầu tăng cao. Hiện tượng El Niño cũng có thể đóng một vai trò trong việc tăng giá gạo toàn cầu.

Người đứng đầu NEDA nói thêm rằng: “Có nhiều lựa chọn, chẳng hạn như giảm thuế trong khi giá gạo trên thế giới đang tăng. Các nước xuất khẩu như Thái Lan và Việt Nam cũng muốn bảo vệ người dân địa phương khỏi áp lực bên ngoài và họ cũng có thể giảm xuất khẩu. Đây là những nguyên nhân khiến giá gạo trên thị trường toàn cầu tăng cao”.

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Giá chung cư Hà Nội tăng "sốc" nhưng "mới chỉ là khởi đầu cho một chu kỳ tăng trưởng mới"

Dù giá căn hộ sơ cấp trung bình trong quý 3/2024 đạt ngưỡng 72 triệu đồng/m² (chưa bao gồm VAT & KPBT), nhưng đây chỉ là khởi đầu của một chu kỳ tăng trưởng mới, 2025 thị trường căn hộ sẽ có thêm các dự án “hạng siêu sang” - giống như tại thị trường phía

70% căn hộ chung cư bán được ở Hà Nội có giá trên 4 tỷ đồng Vì sao giá chung cư mới ở Hà Nội liên tục tăng?

Ngân hàng Nhà nước ra chỉ đạo mới cho các ngân hàng về việc hỗ trợ doanh nghiệp

NHNN yêu cầu các TCTD tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp, nhiệm vụ theo chỉ đạo của NHNN trong năm 2024 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh,…

9 tháng đầu năm, 19 DN Nhà nước mang về 50.360 tỷ đồng lãi, hàng loạt "ông lớn" vượt kế hoạch cả năm Tỷ giá USD vượt giá bán can thiệp của Ngân hàng Nhà nước, đô la tự do tăng chóng mặt

Tiền gửi vẫn chảy mạnh vào ngân hàng

Theo số liệu mới nhất được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố, tính đến hết tháng 8/2024, lượng tiền gửi của dân cư đạt hơn 6,92 triệu tỷ đồng, tăng 6% so với cuối năm 2023.

Số dư tiền gửi sẵn sàng mua cổ phiếu có quý thứ 2 liên tiếp sụt giảm Loạt quy định mới về lãi suất tiền gửi, rút tiền gửi trước hạn sẽ có hiệu lực trong tháng 11

Người Việt có thể chi gần 50 tỷ USD "chốt đơn" trên các sàn TMĐT vào năm 2028

Theo khảo sát, những người tiêu dùng Việt Nam có thu nhập từ 30 triệu đồng/tháng trở lên gần như không phụ thuộc vào chương trình khuyến mãi, mà có thể mua sắm bất cứ lúc nào có nhu cầu.

Thị trường bất động sản thương mại châu Á - Thái Bình Dương vẫn yếu trong quý 1/ 2024 Bộ trưởng Tài chính: 5 tháng đầu năm thu 50.000 tỷ đồng tiền thuế từ sàn thương mại điện tử

Đồng đô la lên cao nhất 1 năm, tỷ giá USD ngân hàng xác lập kỷ lục mới

Tính từ đầu năm đến nay, giá USD tại các ngân hàng tăng khoảng 1.100 đồng, tương đương mức tăng 4,4%. Riêng trong tháng 10 và tháng 11, VND đã mất hơn 3% giá trị so với USD.

Tỷ giá USD/VND tăng lên mức cao nhất lịch sử, các ngân hàng liên tục niêm yết kịch trần Diễn biến mới của tỷ giá USD/VND sau khi Fed giảm lãi suất

TP. Hồ Chí Minh yêu cầu tăng cường quản lý nhà chung cư

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có ý kiến chỉ đạo về tăng cường thực hiện công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn Thành phố, theo Cổng thông tin điện tử UBND TP. Hồ Chí Minh.

Doanh số bán hàng của Vinhomes, Khang Điền, Nam Long dẫn đầu ngành bất động sản nhờ các dự án mới ra mắt ở Hà Nội và TP.HCM Ít ỏi nguồn cung, một loại hình BĐS tại Tp.HCM liên tục “cháy hàng”