Sau hơn 20 năm, giá cà phê xuất khẩu đã tăng 10 lần, sản lượng cà phê niên vụ mới tiếp tục giảm

Giá bán cà phê của người nông dân đã tăng 20 lần so với năm 2001, trong khi giá cà phê xuất khẩu đã tăng hơn 10 lần. Hiện, cây cà phê đang bị cạnh tranh bởi ba loại cây là tiêu, bơ và sầu riêng, nhưng đối tượng cạnh tranh chính là sầu riêng.

Sau hơn 20 năm, giá cà phê xuất khẩu đã tăng 10 lần, sản lượng cà phê niên vụ mới tiếp tục giảm

Lợi nhuận thấp rất khó kêu gọi nông dân giữ vườn cà phê

Ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê-Ca cao Việt Nam (Vicofa) cho biết năm 2001, giá cà phê đã xuống đến mức 3.000 đồng/kg, giá cà phê xuất khẩu là 300 USD/tấn. Trước tình hình giá cà phê bấp bênh người nông dân đã phải chặt bỏ cây cà phê đi.

Đây là mức giá thấp nhất trong lịch sử ngành hàng cà phê, nhưng ngày nay giá cà phê đã tăng rất cao, tuần vừa qua bà con đã bán được giá 70.000 đồng/kg, so với năm 2001 giá cà phê đã tăng hơn 20 lần. Giá cà phê tại sàn London là 2.800 USD/tấn, và giá bán thực khoảng 3.000 USD/tấn, như vậy so với năm 2001 giá cà phê xuất khẩu đã tăng 10 lần.

“Sản lượng cà phê xuất khẩu trong 10 tháng qua giảm đến 10,7% nhưng giá bán lại tăng 3,4%, còn thực giá thì tăng 8%, trong khi đó tổng giá bán chênh lệch lúc tăng từ đầu vụ đến đỉnh cao nhất là tăng 70%, cho thấy giá tăng đó thực chất nhưng lợi ích cho người nông dân thì không có bao nhiêu”, Phó Chủ tịch Vicofa nói.

Ông Nam cho biết thêm, khi giá bắt đầu tăng cao, bà con ồ ạt bán ra đến khi giá cà phê tăng lên 60.000 đồng/kg thì mọi người đã bán hết sạch, nên từ tháng 5 đến tháng 9/2023 nguồn cung cà phê trên thị trường bị thiếu hụt, không ít doanh nghiệp mua không đủ hàng giao cho các hợp đồng đã ký, giữ chữ tín họ buộc phải mua giá cao hơn giá bán giao để cho khách hàng. Đây là tình trạng chưa từng xảy ra trong ngành hàng cà phê, và cũng là bài học để mọi người có cách ứng xử trong tương lai, đặc biệt là trong niên vụ 2023-2024.

Theo nhận định của nhiều người, diện tích cà phê đã giảm nhiều nên con số 720.000 ha cà phê mà Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn Việt Nam công bố trước đây có thể đã không còn phù hợp, và để có con số cụ thể Vicofa đang kiến nghị Bộ xem xét lại diện tích cà phê.

Quảng cáo

Vì hiện nay, cây cà phê đang bị cạnh tranh bởi ba loại cây là tiêu, bơ và sầu riêng, nhưng đối tượng cạnh tranh chính là cây sầu riêng, do lợi nhuận bà con thu về từ cây sầu riêng khoảng 500 triệu đến 1 tỷ đồng/ha, trong khi lợi nhuận từ cây cà phê chỉ khoảng 200 triệu đồng/ha, nên rất khó kêu gọi nông dân giữ vườn cà phê.

Tình trạng thiếu cà phê nhân xuất khẩu có lặp lại trong năm 2024?

Cà phê Việt Nam mới vào vụ thu hoạch và theo Vicofa, niên vụ cà phê 2023-2024 được mùa nhưng do diện tích giảm nên sản lượng sẽ không tăng.

Trong khi đó, người nông dân cần phải bán ra để trang trải chi phí mùa vụ và nhất là Tết Nguyên đán sắp đến, nhưng người mua lại ít nên có vẻ như cung đang vượt cầu, với tâm trạng mong muốn bán được giá cao, sợ để lâu rớt giá khiến bà con càng muốn bán nhanh và bán hết lượng cà phê có trong tay. Như vậy, có đưa đến tình trạng thiếu cà phê nhân xuất khẩu như trong năm 2023?

Trả lời cho câu hỏi này, ông Nam cho rằng vấn đề này tùy thuộc vào quyết định của người nông dân, và có 2 trường hợp xảy ra: Nếu người dân nhận định giá cà phê còn tăng thì chỉ những người thật sự cần tiền mới bán, những người còn lại sẽ giữ cà phê lại và doanh nghiệp sẽ không lo bị thiếu cà phê xuất khẩu như niên vụ 2022-2023.

Trong trường hợp bà con nghĩ rằng giá cà phê sẽ xuống nên quyết định bán hết thì tình trạng thiếu cà phê xuất khẩu như năm nay sẽ lại xuất hiện trong năm 2024.

“Hiện tượng là vậy nhưng thực chất do nông dân đang cần tiền nên đẩy mạnh bán ra và có vẻ như giới đầu cơ đang muốn hạn chế mua để ép giá cà phê Việt Nam xuống, không phải thị trường đang dư cung. Sau Tết Nguyên đán khi nhu cầu cần tiền không còn cao bà con sẽ hạn chế bán ra, những hộ giàu trữ hàng nên có khả năng sau Tết giá cà phê sẽ tăng lại”, Phó Chủ tịch Vicofa phân tích.

Cũng theo ông Nam, ngoài thị trường chủ lực châu Âu, mỗi năm Trung Quốc nhập khẩu khoảng 300.000 tấn cà phê nhân của Việt Nam, những người Trung Quốc sinh vào thập niên 90 của thế kỷ trước rất thích uống cà phê nên tăng trưởng tiêu thụ cà phê của nước này khoảng 35% năm. Trung Quốc đã có 4 nhà máy chế biến cà phê hòa tan nhưng tình trạng thiếu hàng vẫn rất nghiêm trọng và nên họ rất cần mua cà phê Việt Nam.

“Mặc dù đã đầu tư xây dựng nhiều các nhà máy chế biến cà phê hòa tan, nhưng vẫn không đủ cung cấp, nên Trung Quốc phải nhập khẩu để bổ sung cho thị trường. Nhu cầu cà phê nhân và cà phê hòa tan của Trung Quốc đang tăng cao và nước này là thị trường gần, sẽ mở ra cơ hội lớn để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu cà phê nhân và cà phê hòa tan sang thị trường hơn tỷ dân này”, ông Nam nói.

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Những đầu tàu kinh tế tư nhân Vingroup, Thaco, Hòa Phát, FPT… đang đóng góp bao nhiêu vào ngân sách Nhà nước?

Trong năm 2024, Vingroup đã nộp ngân sách Nhà nước hơn 56.000 tỷ đồng, trong khi, Thế Giới Di Động, Hòa Phát, FPT cũng lần lượt đóng góp 19.700 tỷ đồng, 13.400 tỷ đồng và 9.200 tỷ đồng.

Bội thu ngân sách 9 tháng đạt gần 192 nghìn tỷ đồng 11 tháng, thu ngân sách nhà nước vượt 6,3% dự toán năm 2024

GDP 2024 đạt 475 tỷ USD, Việt Nam cần bao lâu để vượt mốc 1.000 tỷ USD?

Dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy, quy mô GDP Việt Nam theo giá hiện hành vào năm 1986 ghi nhận ở mức 43 tỷ USD. Đến năm 2008, con số này đã tăng lên mức 125 tỷ USD, cao gấp 3 lần so với thời điểm 1986.

GDP Việt Nam ảnh hưởng ra sao sau quyết định áp thuế đối ứng của Mỹ? GDP quý I/2025 của Việt Nam tăng 6,93%, cao nhất trong vòng 6 năm

Đẩy nhanh tiến độ dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 54/CĐ-TTg ngày 30/4/2025 về việc đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Tp.HCM chưa đầu tư mở rộng vành đai 3 giai đoạn 2, dành vốn làm thêm cao tốc khác Bộ GTVT ưu tiên hơn 55.000 tỉ đồng mở rộng ngay 5 tuyến cao tốc này

Thuế đối ứng sẽ làm lãi suất ngân hàng thay đổi như thế nào?

Các chuyên gia cho rằng Ngân hàng Nhà nước vẫn còn dư địa điều hành chính sách tiền tệ. Cụ thể, nhà điều hành sẽ giảm lãi suất, kiểm soát cung tiền để ổn định tỷ giá, lạm phát.

Nâng mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2025 lên 16% NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16% cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Mỹ ra sao trong tháng 1/2025

Cập nhật mới nhất từ Cục Thống kê (Bộ Tài chính) cho thấy, trong tháng 1/2025, Việt Nam xuất sang Mỹ lượng hàng hóa trị giá khoảng 10,49 tỷ USD trong khi nhập khoảng 1,15 tỷ USD.

Kỷ lục mới của kinh tế Việt Nam: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 đạt 786,29 tỷ USD Tổng thống Donald Trump áp thuế 25% đối với tất cả các loại thép, nhôm nhập khẩu

Sắc đỏ bao trùm thị trường hàng hoá sau "cú sốc" thuế quan

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới vừa trải qua một tuần biến động rất mạnh và nhiều bất ngờ. Toàn bộ thị trường năng lượng và kim loại chìm trong sắc đỏ. Chỉ số MXV-Index lao dốc tới hơn 6,5% xuống mức

Mỹ nâng thuế nhập khẩu nhôm, thép từ Canada lên 50%, thị trường hàng hoá tăng mạnh Cổ phiếu GEX tiếp đà “thăng hoa”, VN-Index thoát hiểm phút cuối

Quý I/2025: Tín dụng tăng gấp 2,5 lần cùng kỳ, lãi suất cho vay tiếp tục giảm

Tính đến hết quý I/2025, tăng trưởng tín dụng đạt 3,93% gấp 2,5 lần so với mức 1,42% cùng kỳ năm trước. Lãi suất cho vay tiếp tục giảm 0,4% so với cuối năm 2024 cho thấy nỗ lực của hệ thống ngân hàng trong việc hỗ trợ nền kinh tế

TP. Hồ Chí Minh: Tín dụng năm 2024 tăng 11,34% Nâng mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2025 lên 16%