Tăng cường khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn của khu vực doanh nghiệp

Ngày 22/8/2023, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức Hội thảo với chủ đề: “Tăng cường khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn của khu vực doanh nghiệp: Khó khăn, thách thức và quyết tâm”. Hội thảo do Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh T

Ngày 22/8/2023, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức Hội thảo với chủ đề: “Tăng cường khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn của khu vực doanh nghiệp: Khó khăn, thách thức và quyết tâm”. Hội thảo do Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì.

Bài toán hấp thụ vốn tín dụng của doanh nghiệp là thách thức lớn của ngành Ngân hàng

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Thống đốc Đào Minh Tú nhấn mạnh, Việt Nam đang trải qua một giai đoạn hết sức khó khăn, bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước có nhiều trở ngại, thách thức, gây áp lực lớn đối với hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế.

Theo Báo cáo Đầu tư thế giới do Hội nghị Liên Hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) công bố mới đây, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu đã giảm 12% trong năm 2022, riêng các nước phát triển giảm 37%. Nhiều thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam bị thu hẹp, như Hoa Kỳ thu hẹp 20%, EU 11%, Trung Quốc 10%...

bmt-4134-6887.jpg

Phó Thống đốc Thường trực NHNN phát biểu tại Hội thảo

Trong nước, theo khảo sát năm 2022 của Vietnam Report, 96,1% doanh nghiệp đang chịu áp lực tăng giá của các yếu tố đầu vào sản xuất; 61,5% gặp khó khăn bởi gián đoạn do “di chứng” của đại dịch COVID-19 gây ra, 53,9% chịu tác động từ đứt gãy chuỗi cung ứng, 48,1% cho rằng sức mua của người tiêu dùng giảm sút, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp và 40,4% khó khăn về thiếu nhân lực sản xuất.

Sang đến năm 2023, tình hình càng trở nên khó khăn hơn, bằng chứng là tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm ở mức thấp trong vòng từ năm 2011 đến nay (ngoại trừ năm 2020), khu vực sản xuất liên tục bị thu hẹp trong nhiều tháng, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giảm cả về số lượng và quy mô vốn, trong khi số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể tiếp tục tăng.

Trước tình hình đó, Phó Thống đốc Đào Minh Tú nhấn mạnh, việc tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, duy trì và khôi phục sức khỏe của khu vực doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu, trong đó sự suy giảm khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn là vấn đề được đặc biệt quan tâm, cần nhanh chóng đưa ra các giải pháp, chính sách hiệu quả để tháo gỡ. Chính vì vậy, thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo sát sao, quyết liệt đối với các bộ, ngành trong việc triển khai đồng bộ nhiều chính sách hỗ trợ khá toàn diện, tác động lên cả về phía cung và cầu để hỗ trợ doanh nghiệp.

Trong dòng chảy chính sách đó, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, đảm bảo kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ, sự an toàn của hệ thống ngân hàng, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Những nỗ lực giảm mặt bằng lãi suất trong nền kinh tế, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí thanh toán… đã góp phần hỗ trợ khu vực doanh nghiệp vượt qua các khó khăn, thách thức, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh để từng bước phục hồi.

Tuy nhiên, tín dụng chỉ mới có tín hiệu tăng trở lại từ tháng 6, sang đến cuối tháng 7, tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 4,3%, giảm đáng kể so với cùng thời điểm năm 2022 (9,54%), điều này cho thấy khả năng hấp thụ vốn tín dụng của doanh nghiệp đang rất hạn chế - giải quyết vấn đề này sao cho có hiệu quả là một thách thức lớn của ngành Ngân hàng.

Theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, các ngân hàng thương mại cũng cắt giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu hạ điều kiện tín dụng ồ ạt thì chất lượng tín dụng xuống thấp, nợ xấu tăng cao. Trong khi “cục máu đông” nợ xấu từ năm 2011 đến nay mới tạm xử lý xong. Nếu các khoản nợ xấu tăng lên, vòng luẩn quẩn là xử lý nợ xấu sẽ lặp lại, tạo sự ách tắc nguồn vốn trong nền kinh tế và những khó khăn chung.

“Những nỗ lực để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khu vực doanh nghiệp, nhất là trong việc tiếp cận và hấp thụ vốn, đã đạt được những kết quả không thể phủ nhận. Tuy nhiên, tình hình kinh tế trong và ngoài nước được dự báo tiếp tục có nhiều bất định, chúng ta sẽ còn phải đối mặt với các khó khăn, thách thức từ nhiều phía, thực tế nhiều doanh nghiệp vẫn tiếp tục phản ánh không ít khó khăn”, Phó Thống đốc Đào Minh Tú trăn trở.

Ngành Ngân hàng nỗ lực giúp doanh nghiệp tăng khả năng tiếp cận vốn

Trong bối cảnh tình hình kinh tế quốc tế và trong nước từ cuối năm 2022 và nửa đầu năm 2023 diễn biến phức tạp, khó lường, xuất hiện nhiều yếu tố tác động tiêu cực chưa từng có, thực hiện chủ trương, chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, NHNN đã chủ động, kịp thời ban hành và quyết liệt chỉ đạo hệ thống các TCTD triển khai nhiều chính sách, giải pháp về tín dụng để xử lý hài hòa nhiều mục tiêu.

Chia sẻ tại hội thảo, bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, NHNN nêu rõ những giải pháp cụ thể mà NHNN đã thực hiện từ đầu năm đến nay như: Kịp thời triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn về tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản; chỉ đạo các TCTD tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư dự án bất động sản, nhà thầu xây dựng, người mua nhà và các đơn vị sản xuất cung cấp vật tư, vật liệu xây dựng tiếp cận tín dụng để tăng khả năng luân chuyển vốn và thanh khoản cho thị trường bất động sản; triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng từ nguồn vốn của các NHTM với lãi suất cho vay thấp hơn từ 1,5%-2% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng trên thị trường theo đúng chỉ đạo của Chính phủ đối với chủ đầu tư, người mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ.

z4625632472003-173706ba78867fe9820498c467ab7b87-1-5899.jpg

Bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, NHNN phát biểu tại Hội thảo

NHNN đã ban hành chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN để tạo điều kiện cho khách hàng được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, kéo dài thời gian trả nợ mà không bị chuyển nhóm nợ xấu, qua đó, khách hàng có điều kiện được tiếp cận các khoản vay mới phục vụ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.

Theo bà Hà Thu Giang, đến cuối tháng 7/2023, lũy kế tổng giá trị nợ (gốc và lãi) được cơ cấu thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đạt khoảng 96.000 tỷ đồng, với gần 97.000 lượt khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

NHNN cũng đã ban hành Thông tư số 11/2022/TT-NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng và Thông tư số 06/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN.

Về lãi suất, từ đầu năm 2023 tới nay NHNN đã 4 lần điều chỉnh giảm các mức lãi suất (lãi suất điều hành, trần lãi suất tiền gửi bằng VND kỳ hạn dưới 6 tháng và trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VNĐ đối với một số ngành, lĩnh vực), với mức giảm 0,5-2,0%/năm, nhằm tạo điều kiện cho TCTD tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp hơn, từ đó có điều kiện giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh tín dụng thương mại, các chương trình tín dụng chính sách thông qua Ngân hàng Chính sách Xã hội tiếp tục được tạo điều kiện, đẩy mạnh triển khai.

Trong những tháng còn lại của năm 2023, bà Hà Thu Giang khẳng định, NHNN sẽ tiếp tục điều hành tín dụng theo đúng mục tiêu, định hướng đã đề ra; đồng thời triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng cường khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn tín dụng của người dân, doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu phục hồi và phát triển kinh tế.

Quảng cáo

Thông tin tại Hội thảo, ông Ngô Tấn Long, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng ACB khẳng định: "Ở góc độ là một ngân hàng thương mại, ACB luôn mong muốn các doanh nghiệp hoạt động một cách khỏe mạnh. Ngân hàng bám sát các chỉ đạo của Chính phủ và NHNN để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi".

Song song đó, ACB cũng nỗ lực triển khai giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn. Trong đó có giảm lãi suất tối đa 3% so với biểu lãi suất vay thông thường, giảm tối đa 2%/năm lãi suất vay đối với những khoản vay cũ. Tổng mức hỗ trợ đối với các chương trình này tại ACB trong 6 tháng đầu năm khoảng 58.000 tỷ đồng dư nợ, chủ yếu là hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đẩy mạnh chính sách tài khoá, cải thiện môi trường kinh doanh song hành cùng chính sách tiền tệ

Những nỗ lực để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khu vực doanh nghiệp, nhất là trong việc tiếp cận và hấp thụ vốn, đã đạt được những kết quả không thể phủ nhận. Tuy nhiên, tình hình kinh tế trong và ngoài nước được dự báo tiếp tục có nhiều bất định với các khó khăn, thách thức từ nhiều phía. Để giải quyết bài toán khó này, cần có sự kết hợp hài hoà giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá, sự chung tay, đồng sức, đồng lòng và sự nỗ lực hơn nữa của các bộ, ngành và các chủ thể trong nền kinh tế để giúp cho khu vực doanh nghiệp phục hồi ổn định và tiếp tục phát triển.

z4625632444122-103011821b5ec9fe29a7d90da228c316-8065.jpg

Các chuyên gia tham gia thảo luận tại Hội thảo

Chia sẻ tại Hội thảo, ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký, Trưởng ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, trong khi Chính phủ và NHNN quyết liệt kéo mặt bằng lãi suất xuống, thì ở đâu đó, ở nhiều ngành khác có những chính sách làm chi phí kinh doanh tăng lên.

Lấy dẫn chứng về vấn đề hoàn thuế, ông Đậu Anh Tuấn cho biết, nếu một doanh nghiệp xuất khẩu mà đọng vốn hàng chục tỷ đồng, thậm chí hàng trăm tỷ đồng thì chắc chắn ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đây không phải là trường hợp hy hữu của một vài doanh nghiệp, mà rất nhiều ngành hàng, đặc biệt là ngành hàng xuất khẩu, như nông sản.

"Hiện tại, tốc độ của quyết định hành chính quá chậm so với quyết định kinh doanh. Rất nhiều dự án đầu tư kéo dài hàng năm trời, nhiều nhà máy chưa thể đưa vào hoạt động theo đúng kế hoạch vì trục trặc ở khâu này, khó ở khâu khác", ông Đậu Anh Tuấn nhấn mạnh,

"Nhiều doanh nghiệp "kêu" khó khăn nhất là phải chờ đợi các quyết định hành chính mà không biết chờ đến lúc nào. Do đó, ông Tuấn đề nghị, cần sự đồng bộ chính sách của nhiều ngành để đẩy nhanh tốc độ của quyết định hành chính.

Dẫn chứng thêm về khó khăn của doanh nghiệp, TS. Nguyễn Minh Thảo, Trưởng Ban Nghiên cứu Môi trường Kinh doanh và Năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) ví dụ thêm vấn đề chậm hoàn thuế GTGT, các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ bị chậm hoàn thuế với con số lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Bên cạnh đó, môi trường kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro, không những không cải thiện mà còn tạo thêm rào cản và gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp.

Trong bối cảnh đó, để tăng cường khả năng hấp thụ nguốn vốn tín dụng, TS. Nguyễn Minh Thảo, đề nghị các bộ, ban, ngành triển khai hiệu quả các gói hỗ trợ về giảm, hoãn, giãn thuế.

Cụ thể hơn, TS. Nguyễn Minh Thảo kiến nghị Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam giảm phí công đoàn; Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) chỉ đạo và giám sát công tác hoàn thuế, đảm bảo hoàn thuế đúng hạn cho doanh nghiệp; coi trọng cải cách thể chế môi trường kinh doanh, giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp. Tuyệt đối không ban hành các quy định tạo thêm gánh nặng chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp. Thiết lập cơ chế bảo vệ cán bộ thực thi...

Đồng thời, TS. Nguyễn Minh Thảo cũng đề xuất hạ thấp các điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận được vốn từ các Quỹ Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, Quỹ Bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ.

z4625629541651-5479f88706a1f63a996c013aabc467d81-4441.jpeg

Toàn cảnh Hội thảo

Trong khi đó, TS. Phạm Thế Anh, Trưởng khoa Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân chỉ ra rằng, hiện tại có nhiều yếu tố hỗ trợ kích thích tài khoá như nợ công giảm và ổn định ở mức vừa phải; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp so với ngân sách Nhà nước không quá căng thẳng; nợ công nước ngoài thấp (14,7% năm 2021 giảm còn 12% năm 2023); lãi suất vay nợ trái phiếu chính phủ thấp; kỳ hạn trái phiếu chính phủ lành mạnh. Vì vậy, dư địa để mở rộng chính sách tài khoá vẫn còn.

TS. Phạm Thế Anh đề nghị, cần tiếp tục đẩy nhanh đầu tư công, tập trung vào các dự án cơ sở hạ tầng, tránh dàn trải; phát triển nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu thực; bổ sung/xây dựng mới các trường học công đáp ứng đủ nhu cầu xã hội.

Cùng với đó là có các giải pháp kích thích tiêu dùng thông qua trợ cấp an sinh xã hội cho hộ nghèo và người bị mất việc; nâng mức thu nhập chịu thuế/giảm thuế suất thu nhập cá nhân; giảm thuế GTGT hàng thiết yếu nội địa.

Chia sẻ tại Hội thảo, ông Trần Đức Nghĩa, Chủ tịch Hiệp hội Logistics Hà Nội cho rằng, giải pháp trong tình thế hiện nay không thể chỉ đến từ ngành Ngân hàng, mà còn phải đến từ chính sách tài khoá.

Lấy ví dụ về một nghiên cứu công bố gần đây, ông Trần Đức Nghĩa cho biết, nếu giải ngân đầu tư công đạt 95% theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ thì tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng lên tới 13,2%. Đây là một nguồn vốn cực kỳ quan trọng của nền kinh tế.

Bên cạnh đó, ông Trần Đức Nghĩa đề nghị tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến vấn đề hoàn thuế cho doanh nghiệp.

“Trong bối cảnh khó khăn hiện tại, các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp logistics nói riêng mong muốn có được sự ổn định về điều kiện kinh tế vĩ mô, bên cạnh sự ổn định về mặt bằng lãi suất, tỷ giá. Sự ổn định sẽ giúp doanh nghiệp có được niềm tin để tiếp tục đầu tư sản xuất kinh doanh”, ông Trần Đức Nghĩa nói.

Kết luận Hội thảo, Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú khẳng định, với quyết tâm nỗ lực tối đa để hỗ trợ giải quyết các khó khăn cho khu vực doanh nghiệp, ngành Ngân hàng sẽ tiếp tục theo sát diễn biến thị trường để điều hành tín dụng hợp lý, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, sự nỗ lực của riêng ngành Ngân hàng là chưa đủ.

Vì vậy, NHNN rất mong tiếp tục nhận được sự đồng hành phối hợp của các bộ, ngành, địa phương, cũng như sự vào cuộc của các hiệp hội ngành nghề và sự nỗ lực của bản thân các doanh nghiệp để hỗ trợ khu vực doanh nghiệp vượt qua mọi khó khăn, thách thức, phấn đấu đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà Chính phủ và Quốc hội đã đề ra.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Lực mua mạnh kéo thị trường hàng hoá bật tăng

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), lực mua mạnh mẽ đã quay trở lại thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong phiên giao dịch đầu tuần (ngày 9/9). Hầu hết các mặt hàng đều lấy lại sắc xanh tích cực.

Cổ phiếu Novaland “thăng hoa”, thanh khoản tăng đột biến CPI tháng 8 ổn định, duy nhất một nhóm hàng hóa ghi nhận giảm so với tháng trước

Tuần này, 2 ngân hàng tăng mạnh lãi suất, một ngân hàng bất ngờ giảm sâu

OceanBank và Dong A Bank ghi nhận điều chỉnh lãi suất tiết kiệm theo chiều hướng tăng mạnh. Ở chiều ngược lại, ngân hàng ABBank giảm lãi suất và không còn nằm trong danh sách các nhà băng niêm yết lãi suất trên 6%/năm.

Thêm ngân hàng ngược chiều, giảm lãi suất tiết kiệm từ hôm nay 14/8 Lãi suất huy động tăng liên tục, có 100 triệu gửi ngân hàng lúc này, 1 năm sau lãi bao nhiêu?

CPI tháng 8 ổn định, duy nhất một nhóm hàng hóa ghi nhận giảm so với tháng trước

Theo tổng cục Thống kê, trong tháng 8, giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng giảm đan xen, trong đó giá lương thực, thực phẩm, giá nhà ở thuê tăng so với tháng 7/2024, giá xăng dầu trong nước giảm theo giá thế giới.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2024 tăng 0,17% Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2024 tăng 0,48%

Xuất hiện nhóm đầu tư âm thầm “gom hàng”, chờ bảng giá đất điều chỉnh

“Nếu có tiền mua gom lúc này, chờ thời gian nữa bảng giá đất điều chỉnh ban hành, thị trường hồi phục, giá đất sẽ bật tăng trở lại…”, một nhà đầu tư bất động sản lâu năm tại Tp.HCM phân tích.

Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM nói gì về bảng giá đất mới sắp áp dụng Bộ Tài chính: Bảng giá đất hiện tại được tiếp tục áp dụng đến hết 2025

Những sự kiện tài chính thế giới đáng chú ý trong tuần 2-6/9/2024

Số liệu việc làm của Mỹ nổi bật trong số những chương trình nghị sự khi các thị trường chuẩn bị cho một tháng 9 đầy biến động: Pháp đang tìm cách vượt qua giai đoạn hỗn loạn về chính trị, Đức chuẩn bị cho các cuộc thăm dò dư luận trước bầu cử, các nhà

Công bố 10 sự kiện chứng khoán nổi bật năm 2023 KAFI, FTS, MBS, VND có thể đối mặt với rủi ro tái cấp vốn khi các sự kiện tiêu cực xảy ra

Đề xuất mở rộng các tỷ lệ hạn chế đầu tư của quỹ đại chúng

Bộ Tài chính đề xuất mở rộng hạn chế đầu tư từ 10% lên 15% đối với đầu tư vào chứng khoán của một tổ chức phát hành; từ 30% lên 35% đối với đầu tư vào các công ty trong cùng một nhóm công ty có quan hệ sở hữu với nhau

Thị trường "nhiễu" do cơ cấu ETF, dòng tiền tiếp tục ưu ái Midcap và Penny Cổ phiếu FTS được lọt vào rổ danh mục ETF của VanEck, ước tính được mua thêm 3,2 triệu cổ phiếu

Trung Quốc được dự đoán sẽ 'gom' vàng trở lại, khiến giá vàng tiếp tục phá đỉnh

Kitco News dẫn lời các chuyên gia trong ngành cho biết, nhu cầu vàng của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng lên trong những tháng tới, trong bối cảnh mối lo ngại về diễn biến của nền kinh tế và đồng nội tệ rớt giá.

Ngoài nỗ lực phi đô la hoá của nhiều quốc gia, một nỗi lo ngại 'sâu sắc' đang đẩy giá vàng tăng cao kỷ lục Vàng nhẫn tăng giá, đạt mức cao nhất từ trước đến nay