Tăng cường kỹ năng kỹ thuật số cho chủ doanh nghiệp nữ siêu nhỏ, nhỏ và vừa

“Nếu được phổ cập kỹ thuật số, đối tượng nữ giới chiếm phần đông chủ các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) sẽ có tiềm năng thúc đẩy kinh tế đất nước”, đây là nhận định của các nghiên cứu viên Đại học RMIT Việt Nam.

Nhóm nghiên cứu đã tổ chức một chuỗi các buổi tập huấn cho nhóm chủ doanh nghiệp nữ có thu nhập thấp ở TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội
Nhóm nghiên cứu đã tổ chức một chuỗi các buổi tập huấn cho nhóm chủ doanh nghiệp nữ có thu nhập thấp ở TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội

Nhận định trên được xây dựng bởi nhóm nghiên cứu viên gồm giảng viên cấp cao Tiến sĩ Abdul Rohman và giảng viên Võ Thị Diễm Trang từ Khoa Truyền thông và Thiết kế, RMIT Việt Nam, thực hiện từ nghiên cứu và phỏng vấn chủ doanh nghiệp nữ có thu nhập thấp ở 28 tỉnh thành trên khắp Việt Nam.

Kỹ năng kỹ thuật số cơ bản thấp, khiến các chủ doanh nghiệp nữ có thu nhập thấp khó theo kịp nhu cầu số

Việt Nam đặt mục tiêu thúc đẩy kinh tế số lên 52 triệu USD vào năm 2025 bằng cách chuyển đổi các ngành công nghiệp hộ gia đình và doanh nghiệp MSME.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê Việt Nam, nữ giới chiếm hơn 44% lực lượng lao động thành thị, và 47% lực lượng lao động nông thôn trong các ngành này. Mặc dù các công nghệ kỹ thuật số được cho là có thể thu hẹp khoảng cách kinh tế, song vẫn chưa hoàn toàn mang lại lợi ích cho phụ nữ có thu nhập thấp khi họ tham gia vào nền kinh tế số.

Tiến sĩ Abdul Rohman, Giảng viên Cao cấp Khoa Truyền thông và Thiết kế, Đại học RMIT Việt Nam cho biết, công nghệ số phải mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, kể cả những người không đủ điều kiện tiếp cận và phát huy tối đa tiềm năng của công nghệ. Trong khi các nền tảng số hứa hẹn nâng cao mặt bằng kỹ thuật-xã hội và kinh tế, chủ doanh nghiệp nữ vẫn phải đối mặt với thách thức cố hữu.

Thương mại điện tử đang phát triển thần tốc ở Việt Nam và một nửa dân số đã và đang dùng các kênh dịch vụ thương mại điện tử cho các mặt hàng khác nhau. Việc sử dụng kỹ thuật số trong kinh doanh đem đến cơ hội vượt qua những thách thức kinh tế, nhưng chủ doanh nghiệp nữ có thu nhập thấp vẫn khó bắt kịp nhu cầu số do kỹ năng kỹ thuật số cơ bản vẫn còn thấp. Nguyên nhân là nguồn lực tài chính hạn chế cản trở khả năng học hỏi và tiếp cận các công nghệ số của nhóm này. Họ thường ít có thời gian để học do bận rộn kiếm sống.

Báo cáo của Tổng cục Thống kê năm 2022 cho biết 30,7% phụ nữ Việt Nam thuộc khu vực phi chính phủ, kể cả chủ các doanh nghiệp MSME, làm việc 48 giờ mỗi tuần (cao hơn 5,9% so với lao động chính thức). Kỹ năng kỹ thuật số cơ bản thấp khiến các chủ doanh nghiệp nữ có thu nhập thấp khó theo kịp nhu cầu số, vì họ không biết sử dụng các nền tảng thương mại điện tử, tiếp thị truyền thông mạng xã hội, thanh toán kỹ thuật số hoặc dịch vụ khách hàng kỹ thuật số một cách an toàn và hiệu quả.

hinh-2-lua-chon-3-6981-5227.jpg
Buổi tập huấn cung cấp kỹ năng kỹ thuật số cơ bản thấp cho các chủ doanh nghiệp nữ có thu nhập thấp
Quảng cáo

Bà Linh Phương, chủ một cửa hàng trực tuyến cho rằng, đẩy mạnh việc dùng các nền tảng truyền thông mạng xã hội khác nhau để thu hút khách hàng, cho phép họ đặt sản phẩm, sắp xếp thời gian giao hàng và nhận thông tin cập nhật về tình trạng sản phẩm. Tuy nhiên, theo bà Phương để làm được việc này bà phải nhờ con cái thiết lập hồ sơ mạng xã hội và xử lý vấn đề phức tạp của các giao dịch kỹ thuật số.

Giảng viên Võ Thị Diễm Trang, Khoa Truyền thông và Thiết kế, Đại học RMIT Việt Nam cho biết, một trong số những phụ nữ trả lời phỏng vấn chia sẻ rằng họ có khởi đầu khá khó khăn khi học cách sử dụng điện thoại thông minh để bán nhiều hàng hơn. Và hầu hết các chủ doanh nghiệp nữ xung quanh đều e dè với công nghệ mới, chẳng hạn như các ứng dụng đặt đồ ăn vì chúng khó sử dụng với phụ nữ trung niên và lớn tuổi. Họ phải phụ thuộc vào người thân trong gia đình để được hướng dẫn từng bước sử dụng. Do đó, trong thời gian đầu doanh thu hoặc lợi nhuận của họ cải thiện rất ít hoặc bằng không”.

Dễ bị lừa trên nền tảng trực tuyến

Sự trỗi dậy của nền kinh tế số còn khiến chủ doanh nghiệp nữ có thu nhập thấp vấp phải những mối nguy mới. Thông tin từ một hội thảo gần đây cho biết gần 90% nạn nhân của lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam là nữ. Trong khi cố gắng theo kịp các xu hướng số để phát triển doanh nghiệp, phụ nữ dễ trở thành đối tượng của thông tin sai lệch, lừa đảo trực tuyến, đánh cắp danh tính và lừa đảo tài chính.

Bên cạnh năng lực hạn chế trong việc tự bảo vệ bản thân khỏi các mối nguy trực tuyến, nhu cầu cấp bách trong việc chạy theo các xu hướng số khiến nhóm này bỏ qua việc phải tiếp cận không gian số an toàn.

Khảo sát của RMIT cho thấy 62% chủ doanh nghiệp nữ có thu nhập thấp gặp khó khăn trong việc xác nhận thông tin trực tuyến. Phần lớn trong số họ cũng chưa quen với các thiết bị, công cụ và các bước bảo vệ dữ liệu cá nhân trên không gian số, chẳng hạn như trình duyệt ẩn danh, xóa lịch sử duyệt web, VPN, chặn các trang web khác thu thập dữ liệu, hoặc phần mềm phát hiện virus.

Việc thiếu cơ hội tiếp cận với giáo dục cũng đặt ra những rào cản đáng kể khác trong việc tiếp thu thông tin liên quan đến quyền riêng tư và an toàn dữ liệu, khiến nhóm này dễ bị tổn thương hơn trước tội phạm trực tuyến so với các nhóm dân số khác.

Do hoạt động kinh doanh, chủ doanh nghiệp nữ thường đưa số điện thoại cá nhân lên các trang truyền thông mạng xã hội, mở lối cho các đối tượng lừa đảo khai thác thông tin cá nhân của họ, và một người trả lời phỏng vấn khác chia sẻ rằng “điều này khiến tôi vô cùng lo lắng”.

“Bằng cách trao quyền và hướng dẫn kỹ năng số, kiến thức và mạng lưới hỗ trợ cho chủ doanh nghiệp nữ có thu nhập thấp, chúng ta có thể khai mở tiềm năng kinh doanh của họ, nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo cơ hội tự chủ kinh tế hơn”, giảng viên Võ Thị Diễm Trang nói.

Nhóm nghiên cứu cho biết để khai thác triệt để tiềm năng của các công nghệ số và giảm bớt nguy cơ từ chúng, cần có nỗ lực phối hợp từ chính phủ, các nhà hoạch định chính sách, hội phụ nữ và các bên liên quan.

“Trong khi việc nâng cao hiểu biết số là điều hết sức quan trọng, giảm thiểu rủi ro do các công nghệ số mang tới là thách thức mới đòi hỏi phải có động thái đối phó tức thời”, Tiến sĩ Rohman nhấn mạnh.

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Hải Dương được duyệt xây khu công nghiệp 3.400 tỷ đồng

Dự án được thực hiện tại xã Đại Đức và xã Tam Kỳ, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, với quy mô diện tích 234,63 ha (bao gồm phần diện tích sông 18,68 ha được giữ nguyên hiện trạng).

Những doanh nghiệp có "cửa sáng" hưởng lợi theo dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam TP. Hồ Chí Minh gọi đầu tư vào 7 dự án nhà ở xã hội

Hà Nội yêu cầu tập trung xử lý việc thao túng giá bất động sản

Ngày 20/1, UBND TP.Hà Nội đã ban hành Công văn số 224/UBND-ĐT về việc triển khai thực hiện Công điện số 03/CĐ-TTg ngày 15/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về tập trung chấn chỉnh, xử lý việc thao túng giá, đầu tư bất động sản và thanh tra, kiểm tra các dự

Bảng giá đất mới tại Tp.HCM đẩy chi phí sử dụng đất tăng cao: Giá bất động sản "leo thang"? Chủ tịch HĐQT một công ty bất động sản bất ngờ từ nhiệm sau khi bán gần hết cổ phiếu

Lực bán quay lại thị trường hàng hoá

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), ngày giao dịch hôm qua (14/1), lực bán quay lại chiếm ưu thế và cắt đứt chuỗi tăng ba phiên liên tiếp trước của chỉ số MXV-Index. Đóng cửa, chỉ số giảm 0,39% xuống 2.288 điểm. Đáng chú ý, nhóm nguyên liệu công ng

Việt Nam xuất siêu 24,31 tỷ USD hàng hóa trong 11 tháng đầu năm Cổ phiếu Vietinbank (CTG), Sacombank (STB) được “gom” mạnh trong ngày thị trường “thăng hoa”, VN-Index đạt 1.274,04 điểm

Triển vọng tích cực của ngành Ngân hàng năm 2025

VinaCapital tin rằng, giá cổ phiếu ngành Ngân hàng năm 2025 sẽ tiếp tục tăng tốt nhờ tăng trưởng lợi nhuận mạnh hơn. Bên cạnh đó, mức định giá hấp dẫn (hệ số P/B dự phóng năm 2025 hiện ở mức 1,3 lần ứng với tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) dự phó

Ngành ngân hàng Mỹ tiếp tục chứng kiến nhiều diễn biến bất lợi Táo Quân 2024 thu về ít nhất 21 tỷ đồng tiền quảng cáo ngay trong đêm 30 Tết: Một ông lớn ngành ngân hàng lại chi đến 3 tỷ đồng cho vỏn vẹn hơn 2 phút lên sóng

Bảng giá đất mới tại Tp.HCM đẩy chi phí sử dụng đất tăng cao: Giá bất động sản "leo thang"?

Theo đại diện Savills, bảng giá đất mới Tp.HCM có hiệu lực từ 31/10/2024, người dân được đảm bảo quyền lợi từ mức đền bù sát giá thị trường hơn, trong khi doanh nghiệp phải đối mặt với áp lực từ chi phí sử dụng đất tăng cao, đẩy giá bất động sản leo thang.

Hà Nội rốt ráo chấn chỉnh đấu giá đất Bảng giá đất điều chỉnh của Hà Nội cao nhất lên gần 700 triệu đồng/m2

Giá bất động sản tăng ở hầu hết các phân khúc trong năm 2024

Sự tăng trưởng tốt tại Hà Nội và TP.HCM, một phần đến từ tâm lý muốn đầu tư tại các thành phố lớn, có tính thanh khoản cao thay vì đầu tư dàn trải như giai đoạn trước, một phần đến từ tâm lý sợ giá bán tăng cao nên tranh thủ mua vào ở vùng giá “chấp nhận

Giá bất động sản khó có thể điều chỉnh giảm Doanh nghiệp bất động sản thành lập mới sụt giảm dù thị trường ấm dần

Lãnh đạo NHNN nói về 2 dòng ngoại tệ lớn chảy ra trong năm 2024

Lãnh đạo NHNN đánh giá, trong năm 2024, đồng VND mất giá khoảng 5,03% so với USD, nhưng là mức mất giá thấp so với các nước trong khu vực ASEAN, các nước có xuất khẩu lớn vào Mỹ. Mức mất giá của VND là hợp lý, đảm bảo các chỉ tiêu lớn về vĩ mô.

Ngân hàng Nhà nước bơm hơn 86.000 tỷ vào hệ thống ngân hàng trong tuần qua Doanh nghiệp Nhà nước thu gần 500 tỷ mỗi ngày từ bán khoáng sản, một công ty con “làm mưa, làm gió” trên sàn chứng khoán

Sẽ có kịch bản điều hành giá năm 2025 nhằm kiểm soát lạm phát

Theo Cục Quản lý giá, vẫn còn nhiều yếu tố cả bên ngoài và bên trong tác động đến mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2025. Thời gian tới Ban Chỉ đạo điều hành giá sẽ họp để đưa ra kịch bản điều hành giá cho năm 2025.

Lạm phát tăng vọt, Nga nâng lãi suất lần thứ 6 trong hơn 1 năm, dự kiến tiếp tục tăng thêm Thận trọng kiểm soát lạm phát những tháng cuối năm 2024