Thuế đối ứng có khiến doanh nghiệp xuất khẩu “việt vị” với kế hoạch kinh doanh năm 2025?

Một số doanh nghiệp xuất khẩu dệt may, thực phẩm vẫn kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng trong năm 2025 dù có thể chịu tác động tiêu cực từ chính sách thuế quan mới của Mỹ.

Ngày 2/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố Sắc lệnh áp thuế 10% với toàn bộ hàng hoá từ tất cả các quốc gia, có hiệu lực từ ngày 5/4/2025. Bên cạnh đó, Mỹ sẽ áp thuế đối ứng, hiệu lực từ ngày 9/4, đối với hàng hóa từ các quốc gia/vùng lãnh thổ mà Mỹ có thâm hụt thương mại lớn, trong đó thuế đối ứng mà quốc gia này áp cho Việt Nam là 46%.

Dù mức thuế này có khả năng sẽ thay đổi sau cuộc đàm phán vào ngày 9/4 nhưng theo giới phân tích tác động của chính sách thuế mới sẽ khá lớn, nhất là với các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu sang Mỹ.

Doanh nghiệp xuất khẩu dệt may, thực phẩm chịu tác động lớn

Trong báo cáo nhanh mới đây, Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng chính sách thuế quan mới của Mỹ có thể tác động khác nhau lên một số doanh nghiệp trên sàn.

Theo đó, một số ngành như vật liệu xây dựng sẽ chịu tác động trái chiều, trong khi các ngành như dệt may, chứng khoán, và một số doanh nghiệp thủy sản chịu ảnh hưởng tiêu cực. Các ngành còn lại như vận tải, bất động sản, xây dựng, công nghệ, bán lẻ,… phần lớn không bị ảnh hưởng hoặc chỉ chịu tác động nhẹ.

Với nhóm doanh nghiệp xuất khẩu, trong đó có ngành vật liệu xây dựng (VLXD), VCBS đánh giá một số doanh nghiệp thép như Hòa Phát (HPG), Hoa Sen (HSG), Thép Nam Kim (NKG) với tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ không cao (2-10%) và không nằm trong danh mục chịu thuế đối ứng, chỉ chịu thuế theo Mục 232, mức thuế 25% đối với sản phẩm thép nhập khẩu vào Mỹ hay nên Nhựa Bình Minh (BMP) gần như không xuất khẩu sang Mỹ nên gần như không chịu tác động từ chính sách thuế mới.

Trong khi đó, Phú Tài (PTB) với 60% sản phẩm đá ốp lát thạch anh xuất khẩu chủ yếu sang Mỹ và châu Âu, mà sản phẩm đá ốp lát nằm trong danh sách bị áp thuế 25% từ 9/4 nên tác động rất tiêu cực.

Tương tự, với Vicostone (VCS), dù sản lượng đá ốp lát nhập khẩu vào Mỹ có xu hướng giảm kể từ 2023 đến nay, thuế nhập khẩu hiện là 0% và không chịu mức thuế chống bán phá giá hay trợ cấp nào nhưng sau ngày 9/4, thuế mặt hàng đá thạch anh lên tới 46%, nên cũng chịu tác động rất lớn.

Viglacera (VGC) dù tác động đến ngành VLXD của Viglacera là không quá đáng kể do doanh số xuất khẩu chỉ chiếm khoảng 9% tổng doanh thu cả năm 2024. Song việc áp thuế có thể tác động tiêu cực tới nhu cầu thuê khu công nghiệp (KCN) trong thời gian tới do mảng này hiện đang chiếm 23% doanh thu năm 2024.

Với ngành dệt may, VCBS cho rằng các công ty như Thành Công (TCM), TNG, May Sông Hồng (MSH), Vinatex (VGT), Sợi Thế Kỷ (STK) đều chịu tác động rất tiêu cực do thuế nhập khẩu từ Mỹ tăng, trong khi tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ lớn, May Sông Hồng lên tới 80%. Lý do là Mỹ đánh thuế lên hàng dệt may từ Việt Nam, trong khi đánh thuế thấp hơn với Ấn Độ và Bangladesh là hai đối thủ cạnh tranh chính trong ngành dệt may xuất khẩu.

Với ngành thực phẩm, chính sách thuế mới sẽ tác động tiêu cực đến Vĩnh Hoàn (VHC), làm giảm lợi thế cạnh tranh do 32% doanh thu sản phẩm chính là cá tra là từ xuất khẩu sang Mỹ. Tương tự, Thực phẩm Sao Ta (FMC) hay Minh Phú (MPC) có sản phẩm tôm xuất khẩu sang Mỹ chiếm tỷ trọng cao (FMC khoảng 34%, MPC khoảng 27%) cũng chịu tác động đáng kể.

Trong nhóm ngành hóa chất, Đức Giang (DGC) có sản phẩm chính là photpho bị ảnh hưởng không đáng kể, trong khi Cao su Đà Nẵng (DRC) có sản phẩm chính là săm lốp xuất khẩu sang Mỹ chiếm 28% doanh thu năm 2024 nên chịu tác động rất tiêu cực.

Các doanh nghiệp cao su khác như Đồng Phú (DPR), Phước Hòa (PHR), Cao su Việt Nam (GVR) chủ yếu xuất cao su sang Trung Quốc, tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ dưới 10% không bị ảnh hưởng nhiều đến mảng xuất khẩu nhưng doanh thu cho thuê KCN và nhận đền bù đất cho các dự án KCN có thể chậm lại

Các doanh nghiệp KCN như Becamex IDC Corp (BCM), Đầu tư Sài Gòn (SIP), Sonadezi Châu Đức (SZC), IDICO (IDC), Kinh Bắc (KBC) cũng sẽ chịu tác động rất tiêu cực do ảnh hưởng đến nhu cầu thuê của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, FDI.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp vận tải, cảng biển như Gemadept (GMD), Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH), Vận tải Biển Việt Nam (VOS), Container Việt Nam (VSC) có thể chịu tác động tiêu cực gián tiếp từ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa sang Mỹ.

Quảng cáo

“Việt vị” với kế hoạch kinh doanh năm 2025?

Quyết định áp thuế đối ứng của Mỹ được xem là khá bất ngờ với các doanh nghiệp Việt Nam. Thậm chí, trước thời điểm Tổng thống Trump công bố chính sách thuế mới, nhiều doanh nghiệp đã vạch ra mục tiêu kinh doanh doanh năm 2025 với kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng mà chưa tính đến tác động của chính sách thuế quan mới.

Điển hình như Vĩnh Hoàn (VHC) vào ngày 31/3 đã công bố tài liệu đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) với mục tiêu doanh thu thuần hợp nhất dự kiến đạt 13.800 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 1.500 tỷ đồng, lần lượt tăng 10,3% và hơn 22,3% so với mức thực hiện của năm 2024.

Kế hoạch đạt doanh thu kỷ lục của Vĩnh Hoàn được đặt ra sau khi Vĩnh Hoàn chính thức được Mỹ miễn áp thuế chống bán phá giá không lâu. Cụ thể, ngày 17/1/2025, Bộ Công Thương công bố Việt Nam và Mỹ đã đạt thỏa thuận song phương về việc chấm dứt tranh chấp thuế chống bán phá giá đối với cá tra và basa xuất khẩu từ Việt Nam. Theo nội dung thỏa thuận, Vĩnh Hoàn được loại khỏi phạm vi áp thuế chống bán phá giá khi xuất khẩu sang Mỹ. Điều này tạo tiền đề thúc đẩy xuất khẩu của Vĩnh Hoàn sang Mỹ.

Tuy nhiên, nếu chịu tác động từ việc tăng thuế đối ứng thì việc xuất khẩu thủy sản của Vĩnh Hoàn sang Mỹ có thể bị không được như kỳ vọng. Mức thuế này làm giảm lợi thuế cạnh tranh của cá tra Việt Nam so với các đối thủ khác như Trung Quốc (34%) và Mỹ có thể mở cửa giao thương lại với Nga trong tương lai với mức thuế đối ứng có thể thấp hơn mức 46% của Việt Nam.

Thực tế, theo dữ liệu sơ bộ, tổng doanh thu 2 tháng đầu năm 2025 của Vĩnh Hoàn cũng chưa có nhiều khởi sắc khi doanh thu giảm nhẹ 3% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 774 tỷ đồng và mới hoàn thành 5,6% mục tiêu dự kiến của cả năm.

Tương tự, với doanh thu quý I/2025 ước tăng 42% so với cùng kỳ năm 2024, đạt 70,52 triệu USD, tại ĐHĐCĐ tới đây, Sao Ta (FMC) cũng dự kiến trình cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2025 với doanh thu đạt 255 triệu USD, tăng 2% so với năm ngoái và lợi nhuận trước thuế khoảng 420 tỷ đồng, đi ngang so với cùng kỳ.

Theo Sao Ta, trong năm nay công ty sẽ có nhiều thuận lợi khi xung đột thương mại gia tăng chuỗi cung ứng toàn cầu có thể bị xáo trộn, tạo cơ hội để công ty thâm nhập thị trường. Về rủi ro, công ty dự kiến khó khăn sẽ đến từ việc tôm Việt xuất khẩu sang thị trường Mỹ đối mặt với 2 vụ kiện chống bán phá giá và vụ kiện chống trợ cấp; biến đổi khí hậu khó lường, đầy tiềm ẩn rủi ro nuôi tôm. Như vậy, doanh nghiệp cũng chưa lường trước khó khăn từ chính sách thuế quan mới.

Trao đổi với truyền thông sau thời điểm Mỹ công bố chính sách thuế đối ứng, ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Thực phẩm Sao Ta cho rằng thuế suất 46% khiến doanh nghiệp không thể gánh vác, trong khi người tiêu dùng dù muốn chia sẻ cũng không kham nổi. Ông cho biết trước đó doanh nghiệp chỉ dự đoán mức thuế có thể khoảng 10%, nhưng con số thực tế lại cao gấp nhiều lần, vượt xa mọi tính toán. Nếu không có giải pháp từ Chính phủ hoặc đàm phán để điều chỉnh mức thuế, việc rút khỏi thị trường Mỹ không còn là viễn cảnh xa vời.

Với nhóm doanh nghiệp dệt may, mặc dù theo giới phân tích cho rằng tác động của chính sách thuế mới sẽ theo hướng tiêu cực bởi tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ lớn, trong đó May Sông Hồng lên tới 80% song đến thời điểm này một số doanh nghiệp vẫn chưa có ý định điều chỉnh kế hoạch năm 2025.

Theo tài liệu ĐHĐCĐ công bố ngày 5/4, May Sồng Hồng đặt kế hoạch đạt tổng doanh thu 5.500 tỷ đồng trong năm 2025, tăng 4,2% so với kết quả năm ngoái và lợi nhuận trước thuế thậm chí còn kỳ vọng đạt kỷ lục 600 tỷ đồng, tăng 10,3% so với năm 2024.

TNG với khoảng 40% tỷ trọng doanh thu xuất khẩu sang Mỹ cũng đặt kỳ vọng tăng trưởng trong năm 2025 với doanh thu mục tiêu 8.100 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 340 tỷ đồng, tăng lần lượt 6% và 8% so với thực hiện năm 2024. Nếu hoàn thành, đây sẽ là năm thứ 2 liên tiếp công ty thiết lập kỷ lục mới cả về doanh thu và lợi nhuận.

Theo lãnh đạo TNG, doanh nghiệp này đã ký hợp đồng đơn hàng đến hết tháng 7/2025. Tình hình kinh doanh vẫn đang ổn định nên không điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, vẫn duy trì mục tiêu tăng trưởng mỗi năm. Mọi thay đổi ở thị trường Mỹ đối với TNG có thể diễn ra vào cuối năm bởi đơn hàng cung cấp cho khách hàng Mỹ đã ký đến tháng 7/2025 và đang chuẩn bị sản xuất.

Trong bối cảnh thị trường Mỹ bị ảnh hưởng, TNG phân bổ lại các thị trường xuất khẩu, trong đó doanh nghiệp dự kiến sẽ nâng tỷ trọng ở thị trường Nga và EU (thị phần tại thị trường Nga đang chiếm 9-10%).

Tìm kiếm các thị trường thay thế, nhất là một số nước có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam cũng là kế hoạch mà nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đang đẩy mạnh và cũng là giải pháp được các cơ quan quản lý nhà nước gợi mở.

Tại cuộc họp tối ngày 7/4 với các bộ, ngành bàn về các giải pháp sau khi phía Mỹ công bố áp thuế đối ứng với hàng hóa đến từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, Thủ tướng nêu rõ giải pháp là đề nghị phía Mỹ hoãn áp thuế với Việt Nam ít nhất là 45 ngày để đàm phán, chuẩn bị và chuyển tiếp trạng thái; đồng thời tiếp cận và đàm phán với phía Mỹ để có thỏa thuận song phương, tiến tới cân bằng thương mại bền vững, có lợi cho cả hai bên, lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ, có lợi cho người tiêu dùng hai bên, không ảnh hưởng tới các cam kết quốc tế của Việt Nam.

Cùng ngày tại hội nghị với các bộ, ngành, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, các hiệp hội, doanh nghiệp để chủ động thích ứng với tình hình mới về thương mại quốc tế, Thủ tướng cũng nhấn mạnh, xuất khẩu là động lực tăng trưởng quan trọng phải thúc đẩy nhưng không phải động lực duy nhất mà còn nhiều động lực quan trọng khác như đầu tư, tiêu dùng và các động lực tăng trưởng mới như khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế sáng tạo, các ngành mới nổi; Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất nhưng không phải là thị trường duy nhất, chúng ta còn nhiều thị trường rất tiềm năng khác cần tận dụng hiệu quả hơn, nhất là khai thác 17 hiệp định thương mại tự do đã ký kết với hơn 60 nền kinh tế trên thế giới.

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Thuế đối ứng sẽ làm lãi suất ngân hàng thay đổi như thế nào?

Các chuyên gia cho rằng Ngân hàng Nhà nước vẫn còn dư địa điều hành chính sách tiền tệ. Cụ thể, nhà điều hành sẽ giảm lãi suất, kiểm soát cung tiền để ổn định tỷ giá, lạm phát.

Nâng mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2025 lên 16% NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16% cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Mỹ ra sao trong tháng 1/2025

Cập nhật mới nhất từ Cục Thống kê (Bộ Tài chính) cho thấy, trong tháng 1/2025, Việt Nam xuất sang Mỹ lượng hàng hóa trị giá khoảng 10,49 tỷ USD trong khi nhập khoảng 1,15 tỷ USD.

Kỷ lục mới của kinh tế Việt Nam: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 đạt 786,29 tỷ USD Tổng thống Donald Trump áp thuế 25% đối với tất cả các loại thép, nhôm nhập khẩu

Sắc đỏ bao trùm thị trường hàng hoá sau "cú sốc" thuế quan

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới vừa trải qua một tuần biến động rất mạnh và nhiều bất ngờ. Toàn bộ thị trường năng lượng và kim loại chìm trong sắc đỏ. Chỉ số MXV-Index lao dốc tới hơn 6,5% xuống mức

Mỹ nâng thuế nhập khẩu nhôm, thép từ Canada lên 50%, thị trường hàng hoá tăng mạnh Cổ phiếu GEX tiếp đà “thăng hoa”, VN-Index thoát hiểm phút cuối

Quý I/2025: Tín dụng tăng gấp 2,5 lần cùng kỳ, lãi suất cho vay tiếp tục giảm

Tính đến hết quý I/2025, tăng trưởng tín dụng đạt 3,93% gấp 2,5 lần so với mức 1,42% cùng kỳ năm trước. Lãi suất cho vay tiếp tục giảm 0,4% so với cuối năm 2024 cho thấy nỗ lực của hệ thống ngân hàng trong việc hỗ trợ nền kinh tế

TP. Hồ Chí Minh: Tín dụng năm 2024 tăng 11,34% Nâng mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2025 lên 16%

GDP Việt Nam ảnh hưởng ra sao sau quyết định áp thuế đối ứng của Mỹ?

Mức thuế 46% đối với Việt Nam hay 34% với Trung Quốc giống như một mức trần để các quốc gia bắt đầu đàm phán với chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump về các chính sách mà sau đó các mức thuế trần này có thể giảm xuống, chuyên gia SSI cho biết.

Chính phủ yêu cầu tập trung cho mục tiêu GDP 2025 tăng tối thiểu 8% NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16% cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Dư nợ trái phiếu doanh nghiệp dự báo tăng 15-20% trong năm 2025

Theo FiinRatings dư nợ trái phiếu doanh nghiệp năm 2025 dự báo tăng trong bối cảnh các ngân hàng thương mại sẽ tiếp tục phải đẩy mạnh phát hành tăng vốn cấp 2; nhu cầu và áp lực tái tài trợ, tái cấu trúc vốn tăng cao của nhóm bất động sản, năng lượng...

Nam Long hoàn tất mua lại trước hạn 1.000 tỷ đồng trái phiếu Novaland chuyển đổi trái phiếu 300 triệu USD thành cổ phần với giá cao ngất ngưởng

Ngân hàng "chạy đua" tăng vốn điều lệ

Mùa đại hội cổ đông thường niên năm nay sẽ chứng kiến nhiều kế hoạch tăng vốn mạnh của các ngân hàng nhằm củng cố bộ đệm tài chính, tạo nền tảng vững chắc cho hoạt động kinh doanh và phát triển bền vững.

NHNN cho phép BIDV tăng vốn điều lệ thêm 1.238 tỷ đồng VietinBank muốn phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên 77.670 tỷ đồng